K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) M và F đối xứng nhau qua AC

⇒MF⊥AC

hay MI⊥AC(do I∈MF)

mà MF\(\cap\)AC={I}

nên I là trung điểm của MF

Ta có: MI⊥AC(cmt)

AE⊥AC(do AB⊥AC,E∈AB)

Do đó: MI//AE(định lí 1 từ vuông góc tới song song)

Xét ΔABC có

M là trung điểm của BC(gt)

E là trung điểm của AB(gt)

Do đó: ME là đường trung bình của ΔABC(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒ME//AC và \(ME=\frac{AC}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

⇒MI//AE(do I∈AC,E∈AB)

Xét tứ giác AEMI có ME//AI(cmt) và MI//AE(cmt)

nên AEMI là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành AEMI có \(\widehat{A}=90^0\)(ΔABC vuông tại A)

nên AEMI là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật_

b) Xét ΔABC có

M là trung điểm của BC(gt)

MI//AB(cmt)

Do đó: I là trung điểm của AC(định lí 1 về đường trung bình của tam giác)

Xét tứ giác AMCF có

I là trung điểm của đường chéo FM(cmt)

I là trung điểm của đường chéo AC(cmt)

Do đó: AMCF là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành AMCF có AC⊥FM(cmt)

nên AMCF là hình thoi(dấu hiệu nhận biết hình thoi)

c) Xét ΔABC có

M là trung điểm của BC(gt)

I là trung điểm của AC(cmt)

Do đó: MI là đường trung bình của ΔABC(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

\(MI=\frac{AB}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

\(MI=\frac{FM}{2}\)(do I là trung điểm của FM)

nên AB=FM

Xét tứ giác ABMF có AB//FM(AB//IM,F∈IM) và AB=FM(cmt)

nên ABMF là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

d) Để hình chữ nhật AEMI là hình vuông thì AI=AE

\(AI=IC=\frac{AC}{2}\)(do I là trung điểm của AC)

\(AE=EB=\frac{AB}{2}\)(do E là trung điểm của AB)

nên AC=AB

Vậy: Khi ΔABC vuông tại A có thêm điều kiện AC=AB thì hình chữ nhật AEMI là hình vuông

18 tháng 11 2022

Bạn tham khảo ở đây nha: https://hoc24.vn/cau-hoi/cho-abc-vuong-tai-a-co-am-la-duong-trung-tuyen-e-la-diem-doi-xung-cua-m-qua-ab-f-la-diem-doi-xung-cua-m-qua-ac-goi-np-lan-luot-la-giao-diem-cua-me-vs-ab-mf-vs-ac-a-cmr-e.197309796137

a: M đối xứng E qua AB

nên ME vuông góc với AB tại N và N là trung điểm của ME

=>AB là phân giác của góc MAE(1)

M đối xứng F qua AC

nên MF vuông góc với AC tại P và P là trung điểm của MF

=>AC là phân giác của góc MAF(2)

Từ (1) và (2) suy ra góc FAE=2*90=180 độ

=>F,A,E thẳng hàng

b: Xét tứgiác ANMP có

góc ANM=góc APM=góc PAN=90 độ

nên ANMP là hình chữ nhật

c: Xét tứ giác AENP có

NE//AP

NE=AP

Do đó: AENP là hình bình hành

 

19 tháng 11 2022

a: Ta có; D đối xứng M qua AB

nên DM vuông góc với AB tại E và E là trung điểm của DM

Ta có: D đối xứng N qua AC

nên DN vuông góc với AC và F la trung điểm của DN

Xét ΔCAB có

D là trung điểm của BC

DE//AC

Do đó: E là trung điểm của AB

Xét ΔABC có

D là trung điểm của BC

DF//AB

Do đó; F là trung điểm của AC

Xét tứ giác AEDF có góc AED=góc AFD=góc FAE=90 độ

nên AEDF là hình chữ nhật

b: Xét tứ giác ADBM có

 Elà trung điểm chung của AB và MD

DA=DB

Do đó: ADBM là hình thoi

Xét tứ giác ADCN có

F là trung điểm của AC va DN

DA=DC

Do đó: ADCN là hình thoi

c: Xét ΔDMN có DE/DM=DF/DN

nên EF//MN

d: Từ (1) và (2) suy ra góc MAN=2*90=180 độ

=>M,A,N thẳng hàng

mà AM=AN

nên A là trung điểm của NM

e: Xét ΔABC và ΔDNM có

AB=DN

BC=NM

AC=DM

Do đó; ΔABC=ΔDNM

a: Ta có: D và M đối xứng nhau qua AB

nên AB là đường trung trực của MD

=>AM=AD

=>ΔADM cân tại A

mà AB là đường cao

nên AB là tia phân giác của góc DAM(1)

Ta có: D và N đối xứng nhau qua AC

nên AC là đường trung trực của DN

=>AD=AN

=>ΔADN cân tại A

mà AClà đường cao

nên AC là phân giác của góc DAN(2)

Xét tứ giác AEDF có \(\widehat{AED}=\widehat{AFD}=\widehat{FAE}=90^0\)

nên AEDF là hình chữ nhật

b: Xét ΔABC có

D là trung điểm của BC

DE//AC

Do đó: E là trung điểm của AB

Xét ΔABC có 
D là trung điểm của BC

DF//AB

Do đó: F là trung điểm của AC

Xét tứ giác ADBM có

E là trung điểm của AB

E là trung điểm của DM

Do đó: ADBM là hình bình hành

mà DA=DB

nên ADBM là hình thoi

Xét tứ giác ADCN có

F la trung điểm của AC

F la trung điểm của DN

Do đó: ADCN là hình bình hành

mà DA=DC
nên ADCN là hình thoi

c: Từ(1) và (2) suy ra \(\widehat{MAN}=2\cdot90^0=180^0\)

=>M,A,N thẳng hàng

mà AM=AN

nên A là trung điểm của MN

31 tháng 12 2017

N A M B E F D C C C C

Bài 1:

a) Xét ΔABC có

M là trung điểm của AB(gt)

N là trung điểm của AC(gt)

Do đó: MN là đường trung bình của ΔABC(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒MN//BC và \(MN=\frac{BC}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

Ta có: \(MN=\frac{BC}{2}\)(cmt)

\(BD=DC=\frac{BC}{2}\)(do D là trung điểm của BC)

nên MN=BD=DC

Xét tứ giác MNDB có MN//BD(MN//BC,D∈BC) và MN=BD(cmt)

nên MNDB là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

b) Ta có: AD là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC của ΔABC cân tại A(do D là trung điểm của BC)

⇒AD cũng là đường cao ứng với cạnh đáy BC của ΔABC cân tại A(định lí tam giác cân)

\(\Rightarrow\widehat{ADC}=90độ\)

Xét tứ giác ADCE có

N là trung điểm của đường chéo AC(gt)

N là trung điểm của đường chéo DE(do D và E đối xứng với nhau qua N)

Do đó: ADCE là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành ADCE có \(\widehat{ADC}=90độ\)(cmt)

nên ADCE là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

c) Để hình chữ nhật ADCE là hình vuông thì AD=DC

\(BD=DC=\frac{BC}{2}\)

nên \(AD=\frac{BC}{2}\)

Xét ΔABC có

AD là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(do D là trung điểm của DC)

\(AD=\frac{BC}{2}\)(cmt)

Do đó: ΔABC vuông tại A(định lí 2 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

mà ΔABC cân tại A(gt)

nên ΔABC vuông cân tại A

\(\widehat{BAC}=90độ\)

Vậy: Khi ΔABC cân tại A có thêm điều kiện \(\widehat{BAC}=90độ\) thì tứ giác ADCE là hình vuông

Bài 2:

a) Ta có: BC=AD(BC và AD là hai cạnh đối trong hình bình hành ABCD)

\(BN=NC=\frac{BC}{2}\)(do N là trung điểm của BC)

\(AM=MD=\frac{AD}{2}\)(do M là trung điểm của AD)

nên BN=NC=AM=MD

Xét tứ giác AMNB có BN//AM(do BC//AD,N∈BC,M∈AD) và BN=AM(cmt)

nên AMNB là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Ta có: \(AB=\frac{BC}{2}\)(gt)

\(BN=NC=\frac{BC}{2}\)(do N là trung điểm của BC)

nên AB=BN=NC

Hình bình hành AMNB có AB=BN(cmt)

nên AMNB là hình thoi(dấu hiệu nhận biết hình thoi)

Xét tứ giác NCDM có NC//MD(do BC//AD,N∈BC,M∈AD) và NC=MD(cmt)

nên NCDM là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Ta có: AB=CD(do AB và CD là hai cạnh đối trong hình bình hành ABCD)

mà AB=NC(cmt)

nên CD=NC

Hình bình hành NCDM có CD=NC(cmt)

nên NCDM là hình thoi(dấu hiệu nhận biết hình thoi)

b) Xét tứ giác ANCD có NC//AD(do BC//AD,N∈BC)

nên ANCD là hình thang(định nghĩa hình thang)

c)

Xét tứ giác ANCM có NC//AM(do BC//AD,N∈BC,M∈AD) và NC=AM(cmt)

nên ANCM là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

⇒AN=MC và AN//MC(AN và MC là hai cạnh đối trong hình bình hành ANCM)

Ta có: E là giao điểm của hai đường chéo BM và AN trong hình thoi ABNM(do \(AN\cap BM=\left\{E\right\}\))

nên E là trung điểm của AN(định lí hình thoi)

\(\Rightarrow EN=AE=\frac{AN}{2}\)

Ta có: F là giao điểm của hai đường chéo ND và CM trong hình thoi NCDM(do \(DN\cap CM=\left\{F\right\}\))

nên F là trung điểm của CM(định lí hình thoi)

\(\Rightarrow MF=FC=\frac{MC}{2}\)

Ta có: AN=MC(cmt)

\(EN=\frac{AN}{2}\)(cmt)

\(MF=\frac{MC}{2}\)(cmt)

nên EN=MF

Xét tứ giác ENFM có EN//MF(do AN//MC, E∈AN,F∈CM) và EN=MF(cmt)

nên ENFM là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Ta có: BM⊥AN(do BM và AN là hai đường chéo trong hình thoi ABNM)

\(\widehat{NEM}=90độ\)

Hình bình hành ENFM có \(\widehat{NEM}=90độ\)(cmt)

nên ENFM là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

d) Để hình chữ nhật ENFM là hình vuông thì EN=EM(1)

Ta có: E là giao điểm của hai đường chéo BM và AN trong hình thoi ABNM(do \(AN\cap BM=\left\{E\right\}\))

nên E là trung điểm của BM(định lí hình thoi)

\(\Rightarrow BE=EM=\frac{BM}{2}\)(2)

Ta có: \(EN=AE=\frac{AN}{2}\)(cmt)(3)

Từ (1) , (2) và (3) suy ra \(\frac{BM}{2}=\frac{AN}{2}\)

hay BM=AN

Hình thoi BNMA có hai đường chéo BM và AN bằng nhau(cmt)

nên BNMA là hình vuông(dấu hiệu nhận biết hình vuông)

\(\Rightarrow\widehat{ABN}=90độ\)

hay \(\widehat{ABC}=90độ\)(do C∈BN)

Vậy: Khi hình bình hành ABCD có thêm điều kiện là \(\widehat{ABC}=90độ\) thì tứ giác ENFM là hình vuông

22 tháng 11 2017

Hỏi đáp ToánHỏi đáp ToánHỏi đáp ToánHỏi đáp ToánHỏi đáp ToánHỏi đáp ToánHỏi đáp Toán