K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tk

Giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: ADN là khuôn mẫu quy định tổng hợp ARN, ARN lại là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin quy định cấu trúc của prôtêin. Từ đó, prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

 

nhớ tick cho mình !!

23 tháng 6

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái tạo thành hợp tử.

- Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa yếu tố đực và cái do đó cơ thể con sẽ nhận được chất di truyền từ cả cơ thể bố và mẹ nên có cả đặc điểm của cơ thể bố và cơ thể mẹ; còn sinh sản vô tính không có sự kết hợp đó, cơ thể con chỉ nhận chất di truyền từ mẹ nên giống nhau và giống mẹ.

23 tháng 6

Nguyễn Tú cảm ơn nha

Tk:

  1. Quan hệ hỗ trợ:

    • Quan hệ hỗ trợ là khi các sinh vật cùng loài hoặc khác loài hợp tác với nhau để đạt được lợi ích chung.
    • Ví dụ:
      • Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo. Tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ. Nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
      • Cây nắp ấm bắt côn trùng, giúp kiểm soát số lượng côn trùng trong quần xã.
  2. Quan hệ đối kháng:

    • Quan hệ đối kháng là khi các sinh vật cùng loài hoặc khác loài cạnh tranh hoặc tác động tiêu cực lẫn nhau.
    • Ví dụ:
      • Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
      • Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu và nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
      • Rận và bét sống bám trên da trâu bò, hút máu của chúng.
      • Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

 

 
CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
22 tháng 6

Nhìn chung quan hệ cạnh tranh là khốc liệt nhất vì trong mối quan hệ này ít nhất có sự tham gia của hai hay nhiều loài thì tất cả đều bị hại và có thể dẫn đến loại trừ lẫn nhau.

Trong quan hệ kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác thì ít nhất một bên đã được lợi và như kí sinh thường không giết chết ngay vật chủ.

Ức chế - cảm nhiễm thường chỉ có một bên bị hại và cũng chưa chắc đã gây chết. Tuy nhiên một số trường hợp mối quan hệ này có thể gây chết hàng loạt và ảnh hưởng diện rộng với nhiều loài. Ví dụ: tảo giáp nở hoa tiết chất độc khiến nhiều loài cá, tôm chết hàng loạt.

Như vậy: Có thể thấy không có khẳng định nào là chính xác nhất để trả lời cho câu hỏi trên vì nó tùy vào từng trường hợp cụ thể. 

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
22 tháng 6

a. P thuần chủng: AAbb (tròn, vàng) x aaBB (bầu dục, đỏ)

→ Giao tử P: Ab x aB

→ F1: 100% AaBb

→ Giao tử F1; 1AB : 1Ab : 1 aB : 1 ab.

b. F1 dị hợp 2 cặp gene tự thụ: AaBb x AaBb. Do các tính trạng di truyền độc lập nên phép lai trên sẽ tương đương với: (Aa x Aa)(Bb x Bb), trong đó kết quả kiểu gen, kiểu hình của 2 tính trạng này sẽ giống hệt nhau

Mà Aa x Aa cho tỉ lể đời con có 3 KG, tỉ lệ (1:2:1); 2 KH tỉ lệ (3:1)

→ (Aa x Aa)(Bb x Bb) cho đời con F2 có số KG = 3 x 3 = 9KG

Số KH đời F2 = 2 x 2 = 4KH.

Tỉ lệ KG = (1:2:1)x(1:2:1) = 1:2:1:2:4:2:1:2:1

Tỉ lệ KH = (3:1)x(3:1) = 9:3:3:1.

 

 

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
17 tháng 6

Theo nguyên tắc bổ sung, trên một gen: %A = %T và %G =%X; %A + %G = 50% (1)

Mà theo bài ra, loại nucleotide không bổ sung với nucleotide loại ademin có thể là G hoặc X ➜ %A - %G = 20% (2)

Từ (1) và (2) tính ra được %A = %T = (50 + 20) : 2 = 35%; %G = %X = 50 - 35 = 15%.