K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2021

trời ơi cứ lm khó đễ người ta hà

22 tháng 12 2016

Trong hoạt động dạy của giáo viên cũng như hoạt động học của học sinh, không chỉ cần các yếu tố chủ thể như người giáo viên, học sinh mà còn cần đến sự hỗ trợ của rất nhiều các yếu tố khác như: không gian học, các phương tiện hỗ trợ như: bảng, phấn, bàn học, ghế …và một vật dụng không thể thiếu, đảm bảo quá trình dạy và học có thể diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả, đó là sách vở. Sách là phương tiện hữu ích và không thể thiếu đối với mỗi học sinh, bởi không chỉ tiếp thu những tri thức thông qua lời giảng gải của giáo viên mà học sinh còn cần có sách vở để mở rộng tri thức cũng như củng cố những tri thức đã học. Như bao cuốn sách khác, sách giáo khoa Ngữ văn lớp tám tập một cũng là một quyển sách vô cùng hữu ích đối với hoạt động học của học sinh.

Sách giáo khoa là cuốn sách do bộ giáo dục và đào tạo biên soạn theo nội dung, chương trình dạy và học của giáo viên và học sinh của các cấp. Theo đó, nội dung trong các cuốn sách giáo khoa phải đẩm bảo các tiêu chí sau. Thứu nhất, đó là về tính chính xác, khoa học, nghĩa là những kiến thức, nội dung được đưa vào trong chương trình dạy phải đảm bảo tính chuẩn xác về kiến thức, là những kiến thức đã được các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới kiểm chứng về tính chuẩn mực của nó. Thứ hai, đó chính là tính phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh từng lứa tuổi, bởi lẽ không đảm bảo tính vừa trình độ, kiến thức đưa vào dễ qua hoặc khó quá thì sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục cao, học sinh sẽ lơ là hoặc cảm thấy áp lực trong hoạt động học.

Yếu tố thứ ba nữa đó chính là nội dung đưa vào phải chứa đựng kiến thức, cùng với đó là những nội dung mang tính giáo dục cao để học sinh không chỉ biết tiếp thu mà còn biết thực hành, không chỉ học những lí thuyết suông mà còn biết vận dụng vào trong đời sống thực tiến. Trên cơ sở tiền đề vừa nêu, tôi nhận thấy quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một đảm bảo được đầy đủ những yêu cầu đó, không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt hình thức đều được đảm bảo.

Sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một do nhà xuất bản giáo dục xuất bản, tùy nhu cầu sử dụng của học sinh và giáo viên mà nhà xuất bản sẽ tiến hành những lần xuất bản khác nhau, và thờ gian xuất bản, lần xuất bản cũng được ghi chú rõ trong trang cuối của mỗi quyển sách giáo khoa này, chẳng hạn như cuốn sách giáo khoa của tôi được xuất bản lần thứ sáu, vào tháng bảy năm hai ngàn không trăm mười lăm. Về cơ bản, nội dung cuốn sách giáo khoa ngữ văn đều được giữ nguyên, cả về hình thức cũng vậy. Do đó mà các lần xuất bản khác nhau chỉ khác nhau ở ghi chú thời gian, còn nội dung và hình thức được đảm bảo tuyệt đối. Nếu hi hữu lắm có sự thay đổi thì có lẽ đó là ở chất lượng giấy.

 

Quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một của tôi có màu sắc sáng hơn so với đứa bạn cùng bàn. Tuy nhiên, về cơ bản thì nội dung vẫn được giữ nguyên. Cuốn sách giáo khoa ngữ văn lớp tám có chiều dài là hai mươi cen ti mét và chiều rộng khoảng mười cen ti mét, độ dày của cuốn sách cũng rất phù hợp, không dày quá mà cũng không mỏng quá. Về cấu tạo hình thức bên ngoài đều rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của học sinh cũng như giáo viên. Ở cuối mỗi cuốn sách giáo khoa lớp tám tập một đều có dán tem của bộ giáo dục và đào tạo, đó chính là sự xác nhận cho học sinh cũng như phụ huynh biết được đó chính là do bộ giáo dục biên soạn, tránh được những trường hợp, các cơ sở in ấn bên ngoài sản xuất lậu, tạo ra những quyển sách không có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

Giá của cuốn sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một cũng được in rõ ở ngay cuối của bìa sách, ở dìa ngoài cùng của bên tay phải. Và giá của cuốn sách này là mười hai nghìn năm trăm đồng. Quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám này cũng như bao quyển sách giáo khao khác vì được bộ giáo dục hỗ trợ giá nên giá trị của nó rất vừa phải, ai cũng có thể mua để sử dụng. Đấy là về mặt hình thức, còn về mặt nội dung của quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám cũng rất phù hợp đối với trình độ của học sinh, quyển sách này bao gồm các đơn vị kiến thức mới, ví dụ như phần tập làm văn sẽ có các bài văn về nghị luận xã hội, thuyết minh về một vật hay về một sự kiện, địa danh nào đó. Về phần văn thì có các văn bản chức năng thuộc các thể loại nhưu chiếu, cáo, biểu. Ví dụ như các văn bản: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…

Quyển sách giáo khoa ngữ văn lớp tám tập một không chỉ được đảm bảo về hình thức bên ngoài mà ngay những nội dung được đưa vào cũng đảm bảo tính mới mẻ, kiến thức, nội dung đảm bảo tính vừa sức, chuẩn mực. cũng vì vậy mà học sinh lớp tám sẽ được học những đơn vị kiến thức của môn ngữ văn lớp tám đầy bổ ích.

Bạn tham khảo nhé! ^_^

2 tháng 1 2017

Huỳnh Minh Phát

mk nghĩ chép đó

18 tháng 11 2017

bài đây nha bạn

Cùng với cây thước, quyển sách, cuốn vở, cục tẩy,...bút bi là một trong những dụng cụ học tập cần thiết và rất quan trọng đổi với không chỉ học sinh mà là tất cả chúng ta.

Bút bi có lịch sử hình thành rất lâu đời. Khi con người chưa phát minh ra cây bút bi thì họ đã biết khắc những hình ảnh, kí hiệu, ngôn ngữ của dân tộc lên thẻ tre, hòn đá, vỏ sò,... Người Trung Ọuốc đã phát minh ra cây viết lông được viết bằng mực Tàu vài thế kỉ sau. Mãi cho đến thế kỉ gần đây, người Mỹ phát minh ra bút máy, sau đó họ mới sáng chế ra loại mực cô đặc. Bút bi được ra đời là do bàn tay tài hoa của La Lô Bi-rô người Ác-gen-ti-na sáng chế. Sau đó, các thương gia người Hoa nhập vào Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai, cấu tạo của bút bi chỉ khoảng một gang tay, gồm hai phần vỏ và ruột bút, vỏ được làm từ nhựa cứng nhiều màu sắc, mẫu mã phong phú, có in logo, tên nhà sản xuất lên thân bút. Sự phối hợp giữa mẫu mã và màu sắc đã làm cho chiếc bút trở nên sang trọng hơn bao giờ hết. Phần ruột bao gồm một ống nhỏ chứa mực, đầu ống bàng kim loại có gắn một viên bi nhỏ. Khi ta viết, mực sẽ theo viên bi ra ngoài tạo nên chữ. Bút bi có nhiều loại và đa dạng như: bút bấm phần ruột có chứa lò xo, ngòi bút sẽ thụt ra thụt vào khi ta thao tác bấm nút ở phần đầu bút. Còn có bút đậy nắp thì rất đơn giản khi sử dụng, nhưng ta cần cẩn thận khi sử dụng vì nếu sơ ý để bút bị rơi xuống đất, đầu bị cắm thẳng xuống thì đầu bi sẽ bị vỡ và không thể sử dụng được nữa vì mực lúc đó sẽ không thể ra đều được. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rất nhiều loại bút khác nữa: bút lông kim, bút dạ quang, bút kim tuyến,... Bút được chế tạo ra qua rất nhiều công đoạn: Đầu tiên, chọn nhựa và qua quá trình điều chế phản ứng hóa học chúng ta sẽ có được loại nhựa cứng và an toàn với sức khỏe người sử dụng. Rồi tiếp theo là qua giai đoạn nhuộm màu, chọn khuôn, đổ nhựa, kiểm tra độ bền học và tính thẩm mĩ của màu sắc. Tất cả phải có sự phối hợp với nhau để tạo nên một cây bút bi hoàn hão về chất lượng lẫn mẫu mã

Đôi với bút bi thì hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất, tiêu biểu như: Bến Nghé, Thiên Long, Hanson,... là những hãng quen thuộc với người Việt Nam với giá thành rất thấp, chỉ dao động từ 2000 đồng đến 10000 đồng. Thế nhưng, trên thế giới cũng có những hãng sản xuất bút bi rất uy tín, đi cùng với đó là giá cả cũng đắt, tiêu biểu có những nhãn hiệu như: Pelikan, Waterman, Monblanc,... dao

động giá cả từ 2 triệu đến khoảng hàng tỉ. Những cây bút hàng hiệu như thế thì đa phần các doanh nhân thành đạt thường hay sử dụng để khẳng định đẳng cấp và uy tín của mình. Chúng ta thấy rằng, bút bi là một vật dụng rất tiện lợi, nhỏ gọn, viết nhanh. Nếu so với bút máy thì tiện lợi hơn nhiều vì có thể giữ vở sạch đẹp vì mực ta khô nhanh, không bị lem như bút máy, không cần phải bơm mực thường xuyên và đặc biệt là giá thành rất phải chăng.

Có thể nói, bút bi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của loài người, đặc biệt là thành phần học sinh, sinh viên là thường sử dụng nhiều nhất. Có được một cây bút bi dường như có thêm một người bạn thân thiết cho mình và chúng ta cần phải trân trọng vì điều đó.


18 tháng 11 2017

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn.

Em có thể lên mạng, wikipedia tra cứu những thông tin về lịch sử hình thành, cấu trúc núi, hình dạng núi nhìn từ xa, những lễ hội tại đó, ...và tự viết thành 1 bài văn. Sau đó em đăng lên đây anh sửa cho nhé!

11 tháng 3 2021

Tham khảo

Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.

Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.

Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động… cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen.

Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hiện nay, hàng năm thu hút hơn nữa triệu lượt người khắp nơi trong nước đến chiêm bái và du ngoạn.

Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa với hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh. Một bia đài tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng. Con đường từ chân núi đến chùa Bà, chùa Hang được nâng cấp mở rộng, cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt, hệ thống cáp treo đưa khách từ chân núi lên chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 1998. Với nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi tới các di tích, hang động trong toàn bộ quần thể di tích.

Khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụng với hồ Chầm, sân quần ngựa và đền thờ Quan lớn Trà Vong, cùng với đường ô tô được mở rộng lên lưng chừng núi Phụng, xưa có những ngôi chùa cổ, tạo cho vùng Suối Vàng Ma thiên lãnh thành trung tâm văn hóa độc đáo.

Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể.

Khi nói đến núi Bà Đen người ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang.

Điện Bà – thờ Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương… được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết).

Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.

Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ.

Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật.

Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.

Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kì. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng.

Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban Tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen.

Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.

Tháng 6/1946 lực lượng kháng chiến rút lên núi, thực dân Pháp đưa quân lên bao vây, cuộc chiến đấu tại dốc thượng làm tiêu hao nhiều binh lực Pháp. Chùa Trung đã từng làm nơi hội nghị của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến các xã để trường kỳ kháng chiến. Suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975) nhiều đơn vị của cách mạng bám giữ núi Bà Đen. Đã có 7 lần tấn công căn cứ truyền tin của quân Mỹ trên đỉnh núi. Các căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh. Dương Minh Châu, Liên đội 7 và nhiều đơn vị chủ lực đã bám núi đánh giặc – đến ngày 6/1/1975 toàn bộ núi Bà Đen được hoàn toàn giải phóng.

Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.

4 tháng 12 2016
Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mĩ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngoài, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điểm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùngcả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hoàn thiện hơn  
4 tháng 12 2016

Mình có thể không cho bạn hẳn 1 bài viết hoàn chỉnh nhưng đây là 1 dàn ý chi tiết giúp bạn hoàn thành bài viết của mình. Chúc bn hc tốt!

1. Mờ bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)
a. Nguồn gốc:
- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kinh đeo mắt khiến họ trờ nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.
- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.
- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợi thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.
b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):
- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
+ Mắt kính
+ Gọng kính
- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng :
+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.
+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.
+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.
- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính .
- Mắt kính chia làm hai loại: thủy tinh và nhựa
+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.
c. Công dụng (theo từng loại kính):
- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
- Kính thời trang là vật trang điểm , tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;
3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

7 tháng 2 2017

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.

Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.

Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.

Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.

Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.

Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.

coá j p sửa lại nha!!

12 tháng 2 2017

“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. Bút bi là dụng cụ cùng ta đi suốt con đường học tập, giúp ta tạo nên những con điểm mười tươi tắn và được ví như một người bạn đồng hành thân thiện của tuổi học trò nói riêng và tất cả nhân loại nói chung.


Bút bi trông đơn giản, nhưng ít ai biết rõ nguồn gốc xuất xứ và cấu trúc tạo thành của nó. Thoạt đầu, tổ tiên của những loại bút là loại bút lông vũ. Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể làm bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa sạch, mất nhiều thời gian và công sức. Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hungary là Laszlo Biro mới nảy ra ý tưởng phát minh ra một loại bút tiện lợi hơn gọi là bút bi, sau khi quá chán ngán với việc sử dụng bút mực vì bút mực viết dễ bị lem ra giấy, luôn phải bơm mực thường xuyên và đầu bút quá nhọn dễ làm rách giấy, không thích hợp cho nghề nhà báo chủ yếu là ghi chép nhiều. Biro để ý rằng mực dùng để in báo, viết ra khô nhanh, không bị lem nên tận dụng nó vào loại bút của mình, cộng với hình dạng nhỏ gọn, dễ sử dụng, bút bi đã nhanh chóng được mọi người ưa chuộng hơn hẳn bút mực. Sau đó, ngày 15 tháng 6 năm 1938, Biro nhận được bằng sáng chế Anh Quốc cho sản phẩm này, sau khi bút bi càng ngày càng được tất cả người dân ở Anh ưa thích sử dụng. Bút bi sau đó được các thương gia người Anh đem ra giới thiệu trên khắp thế giới và cho đến ngày nay trở thành một trong những dụng cụ cần thiết nhất, với đầy mẫu mã và hình dạng.

Cấu tạo của bút bi gồm ba phần: vỏ bút, ruột bút và ngòi bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo thiết kế riêng của từng nhà sản xuất. Vỏ bút được dùng để bảo vệ các bộ phận quan trọng bên trong không bị ảnh hưởng và ăn mòn bởi tác động bên ngoài. Bên trong vỏ bút là ruột bút. Ruột bút gồm một thanh hình ống dài khoảng mười centimet chỉ lớn hơn cây tăm một chút được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, dùng để chứa mực nên còn được gọi là ống mực. Một đầu của ống mực có gắn bộ phận điều chỉnh bút gồm một đầu bấm, còn ở đầu kia thì có gắn một lò xo. Hai dụng cụ này kết hợp với nhau dùng để điều chỉnh ngòi bút. Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm một lần nữa cho ngòi bút thụt vào, có thể bảo quản ngòi bút được lâu bền hơn. Bộ phận cuối cùng và cũng quan trọng không kém là ngòi bút. Ngòi bút gắn ở đầu có lò xo của ruột bút, được làm bằng kim loại không gỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu đó có gắn một viên bi nhỏ làm từ sắt mạ crom hay niken, tùy thuộc vào mẫu mã thiết kế khác nhau mà đường kính viên bi có thể khác nhau từ 0,38 đến 0,7 milimet. Viên bi tròn xinh ấy có tác dụng thấm mực và xoay tròn trên mặt giấy cho mực ra đều tạo nên những đường nét cong cong mềm mại.

Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, cấu tạo của bút bi vẫn không thay đổi song màu mực và kiểu dáng ngày càng đa dạng. Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,… Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,… Nhưng dù có hàng trăm kiểu dáng khác nhau nhưng hầu như bút bi vẫn được chia làm hai loại chính: loại dùng một lần rồi bỏ và loại dùng nhiều lần, sau khi xài hết mực có thể bơm mực vào để xài tiếp.


Bút là phát minh đã đi sâu vào lịch sử. Hiện nay, không biết có bao nhiêu hãng chuyên sản xuất bút bi; không biết có bao nhiêu mẫu mã, kiểu dáng, và hàng vô số ích lợi mà nó đem lại, mà công dụng chính của nó chỉ đơn giản là viết. Nhờ có bút, mà việc ghi chép thông tin được hiệu quả hơn; nhờ nó, giới học sinh có thể nắn nót lên những nét chữ mê hồn hơn, không phải sử dụng thứ bút mực bất tiện đó nữa. Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật. Từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn. Hẳn rằng nếu thiếu bút bi thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn trong việc viết. Nó có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. Bút bi đã thay đổi lịch sử chữ viết của loài người.


Để bảo quản một cây bút bi không khó khăn lắm. Mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống đất thì không bị bể bi không dùng được. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút thì bút sẽ viết được trở lại. Thường khi để lâu ngày, bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ mười lăm phút hoặc hơn thì bút sẽ hết khô mực và viết được. Tóm lại, bút có viết được lâu bền hay không là do cách bảo quản của người sử dụng: “Của bền tại người”.


Cây bút bi – một phát minh đóng góp to lớn cho nhân loại, một đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Bút bi là người bạn đồng hành của mọi người, đặc biệt là với học sinh. Bút bi vẫn mãi gắn bó với tuổi học trò đầy thơ mộng và đầy ắp trong những trang nhật kí, trong ký ức tuổi học trò có những trang giấy trắng thơm mùi mực viết. Dù thời gian có đổi thay qua những thăng trầm của cuộc sống, cây bút bi tuy được cải tiến về nhiều mặt và có thêm nhiều công dụng khác nhưng bút bi vẫn làm công việc mà nó vẫn thường làm là tô điểm cho đời và là người bạn đồng hành hữu ích của con người.

9 tháng 12 2021

Tham khảo :

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.

Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

 

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.

Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời.

Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng.

Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kéo vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy lên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong.

Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

9 tháng 12 2021

tk

 

Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.

 

Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.

 

Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.

 

Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.

 

Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.

 

Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.

 

Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.

 

Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.

 

Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.

 

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.

 

Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.

28 tháng 10 2017

mk chưa học tới nha bạn