K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

27 tháng 12 2021

#Tham khảo

Xin chào các bạn, tớ là cây bút chì. Tớ là một vật dụng nhỏ bé với sức mạnh phi thường. Nếu không tin các bạn cứ thử nhìn xem, trên thế giới không nơi nào không cần đến sự giúp đỡ của tớ. Và tớ cũng là một dụng cụ học tập thân thiết với các bạn học sinh.

Ông tổ của tớ tên là bút chì hiện đại được sinh ra năm 1795 bởi một nhà khoa học quân đội tên là Nicdas Jacques Conte. Dù trước đó, nhiều nơi đã xuất hiện dấu tích của gia đình bút chì của tớ. Cụ thể là vào thời cổ La Mã, con người đã sử dụng than kim loại để viết ký hiệu và vẽ lên các vật dụng như gỗ hoặc đá nhẵn. Ở Anh năm 1564, than chì được sử dụng. Và cây bút chì đầu tiên được xuất hiện năm 1662 tại Đức là cây bút chì thô sơ và có kích thước to hơn tớ rất nhiều. Vào thời điểm chưa có cây gọt bút chì nên những chiếc bút chì chưa được có dáng vẻ đẹp như tớ bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn gốc và lịch sử của bút chì ngày nay.

Dù là cây bút chì nào, đã mang danh bút chì cũng có hai phần đó là lõi than chì và vỏ. Lõi than được tạo thành bởi than chì trộn đất sét mịn và nước để tạo thành ruột chì dài gọi là sợi ruột chì. Sau đó sợi ruột chì được nhúng vào dầu hoặc sáp nóng. Sau đó đổ vào vỏ bút chì để tạo rãnh và phần sợi ruột chì được cho vào bên trong vỏ bút. Thế là đã tạo thành một thanh bút dài, từ thanh bút dài có đủ cấu tạo phần ruột chì và vỏ sẽ được cắt thành từng đoạn, từng khúc để đem tới tay người sử dụng. Có một chút lưu ý khi người sản xuất bút chì đó là trọng lượng và độ đậm nhạt của bút. Có rất nhiều loại số đo độ đậm cứng, thông thường người ta chỉ xét từ 9H đến 9B, trong đó 9H là cứng và nhạt nhất 9B là mềm và đậm nhất. Đó là lý do vì sao trên thân của bút chì chúng tớ luôn có ký hiệu gồm chữ và số hoặc chỉ có chữ không. Ký hiệu này là chữ tiếng Anh viết tắt, chữ "H" viết tắt từ "hart" biểu diễn độ cứng của ruột bút, còn chữ "B" là "black" biểu diễn độ đậm của bút. Các loại bút chì phổ biến được sử dụng trên thị trường là bút chì HB và 2B. 2B là loại bút chì có lượng than chì nhiều hơn trong tỷ lệ than trộn với đất sét, nên ruột mềm hơn, nét đậm. HB là loại bút có lượng thanh chì ít hơn so với đất sét trộn thành ruột bút nên nét mảnh và có phần nhạt nét hơn.

Tiếp đó là phần ngoại hình của một cây bút chì chúng tớ ngày càng bắt mắt, đủ các loại màu sắc và họa tiết khác nhau. Đó là chiến thuật để thu hút những người dùng là các bạn trẻ, phù hợp với cá tính sở thích. Tuy nhiên, trên thực tế lượng bút chì được sơn màu vàng chiếm phần lớn các thị trường, ví dụ như thị trường Mỹ có tới 75% những cây bút chì có màu vàng. Nguồn gốc của màu sắc này có thống kê đã từng ghi nhận bởi nguyên nhân từ việc xuất khẩu bút chì vào thị trường Trung Quốc, màu vàng rất được ưu chuộng nên nhà sản xuất đã khéo léo dựa vào đó để nâng giá trị cho cây bút chì. Lí do ban đầu người ta sơn bút chì màu vàng đơn giản là để tránh nhầm lẫn với các loại dụng cụ bằng gỗ khác.

Dựa vào công dụng và mục đích sử dụng khác nhau, người sản xuất sẽ tạo ra những chiếc bút chì có màu sắc và hình thức khác nhau. Nổi bật hơn cả là chiếc bút chì phục vụ cho viết lách. Những chiếc bút chì là người bạn đầu tiên của các bạn nhỏ khi bắt đầu tập viết những nét chữ đầu tiên của cuộc đời. Những chiếc bút chì lại bầu bạn và ở thật lâu với những họa sĩ, nhà thiết kế. Những cây bút chì màu tô điểm cho thế giới thêm tươi tắn. Và những cây chì kẻ mắt lại tô điểm cho gương mặt người sử dụng thêm phần tự tin và sắc sảo.

Dù là ở nơi đâu, hay ở thời gian nào, bút chì chúng tớ vẫn luôn là người bạn thân thiết của con người, không chỉ là một dụng cụ hỗ trợ mà còn đồng hành cùng ước mơ và cuộc sống của người sử dụng. Bút chì khi cùn đi được gọt nhọn bởi lưỡi dao của dụng cụ gọt bút. Những cây bút chì chịu những đau đớn sẽ trở nên đẹp và hữu ích hơn sau khi được bỏ đi phần dư thừa của bản thân. Hãy sống như chúng tớ, biết gọt giũa bản thân mình để được trở nên tốt đẹp nhất.

23 tháng 11 2021

dạ khuyên là nên tự viết ạ!

Bài làm

Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Oâi! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao!

Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp úp làm bằng mạ kền vàng óng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ trung quốc và số 366. Thân bút là một ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon laijn như búp măng non. Mở nắp bút ra, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết hai bên dùng bóp mạnh để lấy không khí trong ruột gà ra ngoài nhúng vào lọ mực. Chiếc ruột gà trở lại trạng thái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên dầy ruột gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại duyên dáng. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ.

Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà kì diệu! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em.em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong việc của mình là cây bút được nằm gon trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.

# Chúc bạn học tốt #

10 tháng 12 2018

Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.

Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. Đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phẳng hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.

Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.

Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.

Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.

Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.

5 tháng 1 2022

tham khảo:

 

Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.

Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ yếu dành cho phụ nữ. Áo che kín thân người, từ cổ đến quá đầu gối hoặc sát xuống gần mắt cá chân. Trang phục này thường được mặc trong các dịp nghi lễ hay cưới hỏi. Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng ra sao. Nhưng y phục xa xưa nhất của người Việt được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy, tổ tiên ta đã mặc áo dài với hai tà xẻ.

Chiếc áo được coi là sơ khai của áo dài là áo giao lãnh. Áo giao lãnh tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, thường là yếm đào mặc với váy tơ đen, thắt lưng màu hồng hoặc màu xanh nõn buông thả. Ban đầu thì các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài. Nhưng sau này, khi mặc áo giao lãnh thì người phụ nữ vấn tóc để đội khăn hay đội nón lá, nón thúng. Chân có thể đi đất hoặc đi guốc, giày dép.

Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân. Áo có bốn vạt nửa, hai nửa thân trước và hai nửa thân sau, hai vạt trước được buộc lại gọn gàng. Áo dài này thường mặc với áo yếm, với váy xắn quai cồng để tiện cho việc buôn bán, đồng áng nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng từ việc buôn bán đến việc đồng áng. Nhưng sau đó, người phụ nữ tỉnh thành đã cách tân chiếc áo tứ thân thành áo ngũ thân, nhằm làm mất đi vẻ dân dã, quê mùa, tăng thêm vẻ sang trọng, đài các.

Áo ngũ thân được biến cải ở chỗ: vạt thân trước được thu bé lại thành vạt con, thêm một thứ năm be bé ở dưới vạt trước để không hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân lối sống thành bốn, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời chiếc áo dài có vai trò của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhằm tách Đàng Trong thành một quốc gia riêng, chúa đã chủ trương cho Đàng Trong ăn mặc khác với Đàng Ngoài, sắc dụ chúa ban “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì từ nách trở xuống được khâu kín liền, không xẻ mổ”. Quy định đó đã định hình cho chiếc áo dài Việt Nam. Để chế ra chiếc áo dài Việt Nam, các triều thần đã phối hợp từ mẫu áo của người Chăm với mẫu áo của người phụ nữ Thượng Hải.

Đến đầu thế kỉ XX, chiếc áo ngũ thân đã được sử dụng rất phổ biến. Trải qua chặng đường dài lịch sử, nó đã trở thành chiếc áo truyền thống như ngày nay. Nhìn lại cả chặng đường lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến nay, sự thay đổi của chiếc áo dài chính là sa tanh trắng. Nhưng chiếc áo quá lai căng với kiểu cổ tròn, cổ trái tim, tay bằng,… chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, đến năm 1943 thì nó không xuất hiện nữa.

Năm 1934, hoạ sĩ Lê Phổ đã bớt đi những nét quá hiện đại, lai căng của chiếc áo này và thêm vào đó những nét dân tộc để tạo ra một kiểu áo mới. Áo có thêm cúc cài cuối thân. Kiểu áo này được các bà, các cô nồng nhiệt tiếp nhận. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó.

 

Những năm 30 của thế kỉ XX, nhà may Cát Tường đã cho ra đời kiểu áo “lemus”, được may bằng vải khổ rộng, do đó áo chỉ còn lại hai vạt mà thôi. Vạt trước được nối dài chấm đất để tăng thêm vẻ duyên dáng yểu điệu, đồng thời, phần trên được may ôm sát với đường cong cơ thể để tạo dáng yêu kiều gợi cảm, hàng nút được chuyển sang vai áo và chạy dọc thân sườn phải. Áo dài này đi liền với kiềng vàng, giày cao, quần ống rộng.

Chiếc áo dài sau đó cũng có nhiều thay đổi. Những năm 60, Trần Lệ Xuân ở miền Nam Việt Nam cho ra đời kiểu áo dài mini với vạt thu nhỏ, tà xẻ cao, cổ thuyền hoặc cổ tròn. Trải qua thời gian, chiếc áo dài có sự thay đổi nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên được hình hài ban đầu. Hiện nay, áo có các phần chính như thân áo, tay áo, cổ áo. Thân áo có hai thân, thân trước và thân sau.

Thân trước có hai li ngực và hai li chiết eo để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đường cong của người phụ nữ. Tà áo được khâu bằng tay cho mềm mại. Hai thân áo giao nhau với phần tay và phần cổ. Cổ áo nguyên bản là cổ đứng, cao từ 3 đến 7 phân. Tay áo được nối với thân sau và thân trước.

Để có được một chiếc áo dài đẹp thì không phải dễ dàng nên các nhà may rất tỉ mỉ, họ chia ra làm nhiều công đoạn. Đầu tiên, rất tỉ mỉ, họ lấy số đo của khách và may lược theo các số đo này. Lần thứ hai, khách đến thử áo, nhà may sẽ đánh dấu những chỗ khách chưa vừa ý để chỉnh sửa lại. Đến lần thứ ba khách mới lấy được áo nhưng chiếc áo sẽ như ý của chính mình.

Chiếc áo dài có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt. Nó được sử dụng trong các cuộc thi sắc đẹp, trong ngày lễ hội. Nó đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của thế giới. Ngày nay, mặc dù có nhiều trang phục hiện đại nhưng chiếc áo dài vẫn luôn gần gũi, quen thuộc với người Việt. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát triển để áo dài mãi mãi là biểu tượng của Việt Nam.

“Đọc là biến đi khỏi thế giới

Đọc là tìm lại được thế giới

Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Và yêu cầu: “Qua một tác phầm văn học tâm đắc, em hãy làm rõ ý kiến trên”.

 
Bài viết của học sinh Ngọc Quỳnh. 

Bài viết của học sinh Lưu Ngọc Quỳnh, học sinh lớp 11CA3 nhận được lời phê khen ngợi của cô giáo: “Bài viết xúc động với lối viết giàu hình ảnh, chân thật đến xót xa. Nhờ đó làm sáng tỏ vấn đề một cách xuất sắc”.

Đúng như những gì nữ văn sĩ người Pháp đã viết, đọc sách là con đường hiệu quả nhất để người ta “biến đi khỏi thế giới” xô bồ, luôn vội vàng trong một khoảnh khắc để tìm lại cảm xúc, mở mang đầu óc và cả trái tim của mình.

Mỗi tác phẩm như một cánh cửa, lại mở ra cho người đọc bao điều mới lạ hay chỉ đơn giản là tìm về cảm xúc xưa cũ, hoài niệm mà người ta lỡ lạc mất trong cuộc sống bộn bề, đầy lo toan.

Bài thơ Cúc ơi của nhà thơ Yến Thanh chính là một tác phẩm như thế. Trang sách đã khép nhưng niềm day dứt, thương xót chị Cúc vẫn còn mãi trong lòng độc giả hôm nay.

Tình yêu Tổ quốc luôn là khái niệm thiêng liêng và quý báu, nhất là với lớp trẻ. Khi Việt Nam chìm trong khói lửa, tuổi trẻ Việt Nam chính là lực lượng nòng cốt bảo vệ độc lập dân tộc. Đặc biệt, trong số đó có những nữ chiến sĩ chỉ mới mười tám, đôi mươi, đang mang trong mình rất nhiều ước mơ, hoài bão.

Vậy mà những cô gái ấy với tình yêu đất nước bao la đã biến những ước mơ thành ý chí sắt đá để có thể bảo vệ tổ quốc khi kẻ thù xâm lược. Điển hình là mười nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự hy sinh của các chị đã đi vào lịch sử dân tộc, tên của các chị đã hóa thành tên chung “Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”.

Khi các chị hy sinh, thi thể của Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc được tìm thấy cuối cùng sau ba ngày ròng rã. Chính trong những ngày đen tối ấy, với niềm xót thương người em, người đồng đội, tác giả Yến Thanh đã viết bài thơ Cúc ơinghẹn ngào, da diết.

Nhà thơ Yến Thanh tên thật Nguyễn Thanh Bình, khi đó là cán bộ kỹ thuật ngành giao thông, trực tiếp làm việc tại núi bom Đồng Lộc. Đặc biệt, nhà thơ còn là người anh, người đồng đội rất thân thiết với chị Hồ Thị Cúc.

Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm hết sức ác liệt, hố bom chồng lên hố bom, không còn một cành cây, ngọn cỏ. Một ngày tháng 7 năm 1968, mười cô gái Tiểu đội Bốn do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng được lệnh ra mặt đường để lấp hố bom do máy bay Mỹ vừa trút xuống. Đó là nhiệm vụ quen thuộc của các chị, vì ở đây không biết mấy trăm lần, ban ngày quân địch phá tan đường, cuối ngày thanh niên  xung phong lại nối liền đường để đoàn xe lăn bánh vào Nam. Thế nhưng vào cái ngày định mệnh ấy, những trận bom của giặc Mỹ đã đồng bộ đổ xuống khi các chị đang làm nhiệm vụ, vùi lấp mười cô gái.

Sau một thời gian, thi thể chín người đã được tìm thấy duy chỉ một người cuối cùng là chị Hồ Thị Cúc vẫn bặt vô âm tín.

Đau đớn xót xa tận cùng, bốn câu thơ đầu như lời gọi của nhà thơ dành cho chị Cúc:

“Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang

Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp

Chín bạn đã quây quần đủ mặt

Nhỏ - Xuân – Hà – Hường – Hợi – Rạng – Xuân – Xanh”.

 

Ngọc Quỳnh (đeo kính hàng đầu tiên

 ) là tác giả của bài văn xúc động. Ảnh: NVCC.

Hẳn là đau đớn lắm, xót xa lắm nên Yến Thanh mới nhớ mãi cảnh chị Tần điểm danh đồng đội mà cho đến khi thi thể các chị xếp cạnh nhau, tác giả vẫn tưởng họ đang tập hợp. Yến Thanh đã nhắc tới một câu thành ngữ quen thuộc nhưng lại khẳng định câu thành ngữ ấy không thể dùng trong hoàn cảnh này “Chín bỏ làm mười”, là thành ngữ chỉ sự phiên phiến, làm tròn. Nhưng ở đây, mười cô gái hy sinh mới tìm được chín thi thể, không thể “phiên phiến” được. Tiếng khóc quặn thắt, buốt nghẹn, nức nở.

“Bọn anh đã bới tìm vẹt quốc

Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần

Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng”.

Những câu thơ mộc mạc mà cứa lòng, cứa da độc giả. Đáng lẽ khi chưa tìm được chị Cúc, các đồng đội phải nôn nóng, nhát cuốc càng nhanh, càng mạnh. Thế nhưng ở đây, các anh chỉ “bới tìm vẹt cuốc” vì sợ chị Cúc đau, sợ em xương tan thịt nát. Thế mới thấy tình đồng đội là bài ca đẹp nhất, còn mãi giá trị qua thời gian.

“Cúc ơi em ở đâu?

Đất nâu lạnh lắm

Da em thì xanh

Áo em thì mỏng

Cúc ơi em ở đâu?

Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố

Ăn quýt đỏ Sơn Bằng

Ở đâu hỡi Cúc

Đồng đội tìm em

Đũa găm cơm úp

Gọi em

Gào em

Khản cả cổ rồi

Cúc ơi”.

Cúc chỉ mười tám, đôi mươi nhưng để tìm chị, đồng đội phải dùng đến “đũa găm, cơm úp”. Hình ảnh ấy như dấu chấm hết cho một kiếp người dang dở, bao khát khao chưa thành hiện thực. Gọi em chưa đủ, nỗi thê lương đã hóa thành tiếng “Gào em”, mong muốn Cúc hãy nghe thấy và trở về.

Bài thơ với câu chữ bình dị, mộc mạc nhưng làm độc giả lay động vì tình cảm tác giả dành cho chị Cúc cùng các chị thanh niên xung phong tròn đầy trong từng câu, từng chữ.

Cái sống – cái chết mong manh là vậy nhưng các nữ chiến sĩ vẫn lạc quan sống, thương yêu Tổ quốc, chiến đấu vì độc lập dân tộc, trở thành những bông hoa đẹp nhất, khắc trên trang sử vàng của đất nước ta.

Cúc ơi đã cho ta “biến đi khỏi thế giới” với hàng trăm ngàn mặt người mệt mỏi, lo toan, để ta “tìm lại được thế giới” sâu trong tâm tư mình. Đọc về những cô gái thanh niên xung phong ngày hôm qua để tìm thấy đam mê, nhiệt huyết của mình ngày hôm nay, nhận thức rõ nhiệm vụ của mình với quê hương, đất nước. Mỗi lần đọc sách là một lần ta có cơ hội “còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Tóm lại, Cúc ơi với giọng thơ nghẹn ngào đã thể hiện niềm thương xót của tác giả nói riêng, của đồng bào ta nói chung đối với sự hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là chị Hồ Thị Cúc.

Để ngày hôm nay, nhìn lại ta càng cố gắng phấn đấu, viết tiếp bản trường ca của các chị, xây dựng đất nước thịnh vượng, giữ gìn hòa bình trên mảnh đất Việt Nam với tâm thế vững vàng.

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu ta cần chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

26 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé, bài này viết khá hay và ngắn như em yêu cầu đây:

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Cháu gái yêu quý của bà