K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

hay nhờ

ủa có bài thơ giống bài thơ của mk ak

mà bài nào hay hơn vậy

4 tháng 9 2017

- Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là “những em bé”. Đây là cách khái quát trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết một bà mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Nhiều bà mẹ, nhưng chỉ để nói về một người mẹ. Nhan đề của bài thơ do đó cũng là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  “Sang xuân, khi trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra, hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp. Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. Ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

  “Sang xuân, khi trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra, hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp. Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. Ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ đu đưa như mời chào, vẫy gọi”                      

                                                        (Nguồn Internet: đoạnvănhay.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra các phép tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ trên.

Câu 4: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích.

1
26 tháng 10 2021

1. PTBD chính: Miêu tả

2. BPTT: so sánh, nhân hóa

3. Tác dụng: Làm cho cảnh vật trở nên sinh động hơn

Cho người đọc thấy rõ sức sống mạnh mẽ của các loài vật khi xuân sang.

4. Đoạn trích nói về khung cảnh đầy sức sống, đẹp tươi của các loài vật khi mùa xuân tới. 

 

26 tháng 9 2018

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã viết hai câu thơ có sử dụng hình ảnh mặt trời.

a. Em hãy chép lại chính xác hai câu thơ:

   Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

   Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

b. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó.

   - Câu thơ thể hiện niềm tôn trọng, thành kính của tác giả, cũng như là của dân tộc đối với Bác.

   - Câu thơ có 2 hình ảnh mặt trời: một mặt trời thực tế trong cuộc sống, một mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ.

      + Mặt trời thực tế: mặt trời đi qua trên lăng trong câu thơ thứ nhất. Đây là hình ảnh mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, sự sống đến cho muôn loài. Nghệ thuật nhân hóa “đi”, “thấy” chan chứa niềm tôn kính.

      + Mặt trời trong lăng: hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ - người mang lại ánh sáng, ấm no, xua tan đêm trường nô lệ cho dân tộc Việt Nam

10 tháng 8 2017

- Tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” chỉ tấm lòng, niềm tin chất chứa bên trong của con người.

- Cả câu thơ cho thấy tấm lòng của bà ấm áp, yêu thương, ngọn lửa bất tận của tình yêu thương không gì dập tắt được.

- Từ ngọn lửa mang tính biểu tượng.

THẦN TRỤ TRỜIThuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần...
Đọc tiếp

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập I:

Vãn học dân gian, phần I, NXB Giáo dục, 1976, tr.41 — 42)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?

Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?

Câu 4:Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện .

0
GIÚP E VỚI Ạ GẤP MN ƠITHẦN TRỤ TRỜIThuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu....
Đọc tiếp

GIÚP E VỚI Ạ GẤP MN ƠI

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập I:

Vãn học dân gian, phần I, NXB Giáo dục, 1976, tr.41 — 42)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?

Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?

Câu 4:Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện .

 

 

0