K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤP
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Vào đêm 19/9/2011, trên địa bàn thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trời mưa rất to, kéo dài nhiều giờ đồng hồ, gây nên sạt lở đất và lũ lụt ở nhiều khu vực. Không quản ngại mưa to, lũ lớn, đồng chí Nguyễn Tất Chương, Công an viên Khối 5, thị trấn Con Cuông cùng đồng đội lao mình trong mưa lũ cứu giúp người và tài sản của nhân dân. Trước tình hình nước dâng lên quá nhanh, thấy Công ty Lâm nghiệp Con Cuông đang có nguy cơ dìm trong biển nước, đồng chí Nguyễn Tất Chương đã cùng đồng đội và cán bộ, nhân viên Công ty lâm nghiệp Con Cuông lao vào cứu giúp, vận chuyển nhiều tài sản của cơ quan đến khu vực an toàn. Trong lúc đang di dời tài sản thì bất ngờ bức tường rào của Công ty đổ sập xuống đè lên người đồng chí Nguyễn Tất Chương làm đồng chí bị thương nặng ở chân trái. Lực lượng cứu hộ đã kịp thời đưa đồng chí đi cấp cứu tại Bệnh viện. Song do vết thương quá nặng, đồng chí đã phải 2 lần phẫu thuật cắt bỏ chân trái từ đầu gối. Hành động dũng cảm trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của đồng chí Nguyễn Tất Chương là tấm gương sáng tiêu biểu về tinh thần tận tụy Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương, được quần chúng nhân dân mến phục. Ngày 29/12/2011, thừa uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ Công an, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An tổ chức trao Bằng khen của Bộ Công an và số tiền 5.000.000đ (Năm triệu đồng) từ quỹ Nghĩa tình đồng đội cho đồng chí Nguyễn Tất Chương./.

Câu 1: Xác định nội dung của câu chuyện trên ?

Câu 2: Nêu tác dụng của một phép tu từ tiêu biểu có trong đoạn văn sau :"Hành động dũng cảm trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của đồng chí Nguyễn Tất Chương là tấm gương sáng tiêu biểu về tinh thần tận tụy Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương, được quần chúng nhân dân mến phục".

Câu 3: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc từ câu chuyện trên là gì?

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hành động của anh Nguyễn Tất Chương trong đoạn truyện trên.

0
1 tháng 5 2019

Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân

- Quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh

- Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng

- Ghi chép lại từ ngữ mới nghe được vận dụng, tra cứu thêm…

- Tập sử dụng từ ngữ mới trong hoàn cảnh thích hợp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Mai này ai nhắc lại Rào TrăngBữa ấy lũ to, đất san bằngMười ba chiến sĩ đầu mũ cốiĐể đời thương tiếc mãi trăm năm. " "Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...". "Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!Gió thét gào, mưa xóa vết chân...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa ấy lũ to, đất san bằng
Mười ba chiến sĩ đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi trăm năm. "
 
"Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"
Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?
Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...".
 
"Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!
Gió thét gào, mưa xóa vết chân anh
Đồng bào khóc nghẹn ngào trong thương xót
Ngủ đi anh - bình yên nơi Vĩnh hằng...".
(Theo Báo Pháp luật tháng 10/2020) 
a) Xác định một lời dân trực tiếp có trong đoạn trích trên. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. (1,0 điểm). .
b) Nêu nội dung đoạn trích trên một câu ngắn gọn. (1,0 điểm)
c) Vẻ đẹp của người chiến sĩ từ bao đời luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong thơ ca, em hãy kể tên một tác phẩm cũng viết về người lính đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 1. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác (1,0 điểm)
d) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong hai dòng thơ dưới đáy (10 điểm)
Ngày anh đi, anh cười, “đi cứu hộ” 
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi

0
HomeVăn Mẫu HaySoạn bài – Phong cách Hồ Chí MinhSoạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồiBài học SGK Progress:    ← Back to Mục học SGKSoạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và...
Đọc tiếp

Home

Văn Mẫu Hay

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

 Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồi

Bài học SGK Progress:    

← Back to Mục học SGK

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đời đầy truân chuyên(2) của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiểu về các dân tọc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm(3). Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].

 Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

 

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

0
mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm Bài 1 :(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có...
Đọc tiếp

mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm 

Bài 1 :

(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố . 

(2) Anh Nguyễn Quang Thạch , người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh . Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ât Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015 . Anh là cử nhân tiếng Anh , đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế . Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học , dòng họ...để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017 , giúp hơn 10 triệu nông thôn có sách đọc . 

(...) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí , xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng . Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mini rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức . Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách , với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng , giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn , đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách / năm.''

Câu Hỏi : theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch : hiện nay , trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách / năm . Từ thực trạng này , anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' do anh khởi xướng . Trả lời trong khoảng 5-7 dòng 

Bài 2 : cho 2 đoạn thơ sau 

Ngày xưa , Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là '' lúc bình thời , khoan sức cho dân để kế sâu rễ , bền gốc '' . Nguyễn Trãi chê Hồ Qúy Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc , mà không biết lấy sức dân làm trọng . Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn , đều rất coi trọng sức dân để giữ nước , chống giặc . 

Ngày nay , Hồ Chủ Tịch kêu gọi : '' Diệt giặc đói , diệt giặc dốt , diệt giặc ngoại xâm '' . Người nói : phải '' dựa vào lực lượng của dân , tinh thần của dân '' . Khác với người xưa , Hồ Chủ Tịch chỉ rõ : Làm những việc đó là '' để mưu cầu hạnh phúc cho dân '' 

Câu Hỏi : tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi , Hồ Qúy Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào ? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng .

2
12 tháng 9 2016

giúp mình với mọi người 

14 tháng 9 2016

 

Câu 1. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

-     Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.

-    Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.

 

các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhéTình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính...
Đọc tiếp

các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhé

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biết bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn nghiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tình người trong lũ dữ. …… Trước tình cảnh cấp thiết trong trận lũ lịch sử của cơn bão số 8, người dân xã biển Hải Ninh ( huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã huy động các thuyền đánh cá để cứu dân vùng lũ. Mưa lũ trắng trời, 15 chiếc thuyền đánh cá của ngư dân Hải Ninh vẫn chạy hết công suất để đến được với những gia đình đang ngập sâu trong lũ....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tình người trong lũ dữ. …… Trước tình cảnh cấp thiết trong trận lũ lịch sử của cơn bão số 8, người dân xã biển Hải Ninh ( huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã huy động các thuyền đánh cá để cứu dân vùng lũ. Mưa lũ trắng trời, 15 chiếc thuyền đánh cá của ngư dân Hải Ninh vẫn chạy hết công suất để đến được với những gia đình đang ngập sâu trong lũ. Cả ngàn người dân được cứu sống trong cơn lũ lịch sử được xem như là kì tích của người dân xã biển Hải Ninh. Không những cứu dân thoát cơn lũ dữ, người dân Hải Ninh còn tự bỏ tiền của mình giúp những bà con đang đói rét là mì gói, sữa, bánh, nước lọc, thấm đẫm tình đồng bào. Không những thế, Đảng ủy, UBND xã Hải Ninh còn huy động các chị, các mẹ trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách” tình nguyện mua thức ăn, nấu nướng rồi theo thuyền đem lên cứu trợ người dân vùng lũ. Vững tin lao về phía lũ cứu dân, người dân xã biển Hải Ninh tâm niệm rằng: “Bọn tui cùng nhau đến đây là vì nghĩa tình đồng bào, là tình người trong cơn hoạn nạn. Ngày mai, ngày mốt hay nhiều ngày nữa, ai cần thì cứ gọi điện thoại, chúng tôi sẽ đến”. Bí thư Huyện ủy Quảng Ninh (Tỉnh Quảng Bình), Hoàng Xuân Tân xúc động nói : “Tình người trong hoạn nạn thật đáng quý biết bao. Trong lũ dữ, mới thẫm đẫm tình người”.

(Theo LÊ PHI LONG, Báo Lao động online 20/10/ 2020 )

a) Em hãy nêu nội chính của đoạn trích trên ? 

b) Em hãy ghi lại lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn sau rồi chuyển sang cách dẫn gián tiếp. (1 điểm) Vững tin lao về phía lũ cứu dân, người dân xã biển Hải Ninh tâm niệm rằng: “Bọn tui cùng nhau đến đây là vì nghĩa tình đồng bào, là tình người trong cơn hoạn nạn. Ngày mai, ngày mốt hay nhiều ngày nữa, ai cần thì cứ gọi điện thoại, chúng tôi sẽ đến”.

c) Đọc đoạn trích“Tình người trong lũ dữ”, em rút ra được bài học gì cho mình và có những hành động thiết thực nào để chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ? Hãy viết thành đoạn văn ngắn( khoảng3-5 câu). 

0
Vào vai người lính phụ hồ thời chống pháp, kể lại tâm trạng của mình trong 3 dòng cuối của bài “đồng chí” Màn đêm buông xuống, cả trung đoàn đã lên đường đến nơi phục kích. Trời rất lạnh, ánh trăng theo chân chúng tôi đến cánh rừng hoang. Cây cối um tùm, chỉ có tiếng gió rít, tiếng lá cây xào xạc. Theo lệnh của trung đoàn trưởng, chúng tôi vào vị trí, súng chắc tay, chờ quân giặc đến. Trận chiến sắp xảy...
Đọc tiếp

Vào vai người lính phụ hồ thời chống pháp, kể lại tâm trạng của mình trong 3 dòng cuối của bài “đồng chí”

 

Màn đêm buông xuống, cả trung đoàn đã lên đường đến nơi phục kích. Trời rất lạnh, ánh trăng theo chân chúng tôi đến cánh rừng hoang. Cây cối um tùm, chỉ có tiếng gió rít, tiếng lá cây xào xạc. Theo lệnh của trung đoàn trưởng, chúng tôi vào vị trí, súng chắc tay, chờ quân giặc đến. Trận chiến sắp xảy ra, ai còn ai mất không biết được. Tôi chỉ mong trong trận đánh này trung đoàn của tôi sẽ không bị tổn thất lớn. Các đồng đọi không ai hi sinh, còn gặp được nhau, trao cho nhau nụ cười. Dù bóng đêm bao trùm mặt đất không gian tĩnh mịch, nhưng tôi biết rằng tôi không cô đơn. Các đồng đội của tôi đang ở cạnh bên mình. Đêm dần khuya, cảnh vật hiện rõ trước mắt tôi. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá vẽ hoa trên mặt đất. Dù cảnh vật đẹp, nhưng mắt tôi vẫn không rời nòng súng. Tôi chờ đợi trông căng thẳng. Bất chợt hình ảnh trăng treo đầu súng thật đẹp hiện lên. Trăng chên vênh, lơ lửng…

viết tiếp

1
17 tháng 10 2023

Màn đêm buông xuống, cả trung đoàn đã lên đường đến nơi phục kích. Trời rất lạnh, ánh trăng theo chân chúng tôi đến cánh rừng hoang. Cây cối um tùm, chỉ có tiếng gió rít, tiếng lá cây xào xạc. Theo lệnh của trung đoàn trưởng, chúng tôi vào vị trí, súng chắc tay, chờ quân giặc đến. Trận chiến sắp xảy ra, ai còn ai mất không biết được. Tôi chỉ mong trong trận đánh này trung đoàn của tôi sẽ không bị tổn thất lớn. Các đồng đọi không ai hi sinh, còn gặp được nhau, trao cho nhau nụ cười. Dù bóng đêm bao trùm mặt đất không gian tĩnh mịch, nhưng tôi biết rằng tôi không cô đơn. Các đồng đội của tôi đang ở cạnh bên mình. Đêm dần khuya, cảnh vật hiện rõ trước mắt tôi. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá vẽ hoa trên mặt đất. Dù cảnh vật đẹp, nhưng mắt tôi vẫn không rời nòng súng. Tôi chờ đợi trông căng thẳng. Bất chợt hình ảnh trăng treo đầu súng thật đẹp hiện lên. Trăng chênh vênh, lơ lửng trên đầu súng của tôi. Hình ảnh ấy thật lãng mạn khiến tôi cảm thấy khung cảnh trong rừng hoang sương muối hôm nay có chút mộng mơ đến lạ thường. Ngọn súng hướng về phía quân thù, ánh trăng lại như muốn hòa cùng không khí nơi đây. Ngắm nhìn hình ảnh trăng treo đầu súng, tôi thấy mình đã quên quên đi những nỗi sợ về bệnh tật, cái chết, trong màn đêm nơi đây, cùng với ánh trăng soi tỏ lòng về những ước muốn tươi đẹp nhất về ngày giải phóng.