K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân

- Quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh

- Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng

- Ghi chép lại từ ngữ mới nghe được vận dụng, tra cứu thêm…

- Tập sử dụng từ ngữ mới trong hoàn cảnh thích hợp

HomeVăn Mẫu HaySoạn bài – Phong cách Hồ Chí MinhSoạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồiBài học SGK Progress:    ← Back to Mục học SGKSoạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và...
Đọc tiếp

Home

Văn Mẫu Hay

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

 Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồi

Bài học SGK Progress:    

← Back to Mục học SGK

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đời đầy truân chuyên(2) của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiểu về các dân tọc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm(3). Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].

 Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

 

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

0
27 tháng 6 2019

Phần in đậm trong đoạn (a) là lời nói được thuật lại

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp


Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết  hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành 
    cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hoặc: Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

0
28 tháng 1 2017

Phần in đậm ở đoạn (b) là ý nghĩ (dựa vào từ hiểu trong bộ phận lời dẫn được thuật lại.

Đoạn b có từ “rằng” ngăn cách phần ý được dẫn và phần lời của người dẫn, có thể thay bằng từ “là”

6 tháng 4 2019

a, Liên kết câu: trường học- trường học (phép lặp)

- Liên kết đoạn: trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến- như thế (phép thế)

mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm Bài 1 :(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có...
Đọc tiếp

mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm 

Bài 1 :

(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố . 

(2) Anh Nguyễn Quang Thạch , người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh . Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ât Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015 . Anh là cử nhân tiếng Anh , đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế . Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học , dòng họ...để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017 , giúp hơn 10 triệu nông thôn có sách đọc . 

(...) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí , xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng . Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mini rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức . Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách , với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng , giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn , đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách / năm.''

Câu Hỏi : theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch : hiện nay , trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách / năm . Từ thực trạng này , anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' do anh khởi xướng . Trả lời trong khoảng 5-7 dòng 

Bài 2 : cho 2 đoạn thơ sau 

Ngày xưa , Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là '' lúc bình thời , khoan sức cho dân để kế sâu rễ , bền gốc '' . Nguyễn Trãi chê Hồ Qúy Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc , mà không biết lấy sức dân làm trọng . Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn , đều rất coi trọng sức dân để giữ nước , chống giặc . 

Ngày nay , Hồ Chủ Tịch kêu gọi : '' Diệt giặc đói , diệt giặc dốt , diệt giặc ngoại xâm '' . Người nói : phải '' dựa vào lực lượng của dân , tinh thần của dân '' . Khác với người xưa , Hồ Chủ Tịch chỉ rõ : Làm những việc đó là '' để mưu cầu hạnh phúc cho dân '' 

Câu Hỏi : tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi , Hồ Qúy Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào ? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng .

2
12 tháng 9 2016

giúp mình với mọi người 

14 tháng 9 2016

 

Câu 1. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

-     Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.

-    Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.

 

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.