K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
20 tháng 9 2023

a. Triều Lê Sơ thành lập

- Tháng 4 năm 1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê Sơ, đóng đô ở Thăng Long

b. Tình hình Kinh tế - xã hội

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Nhà Lê Sơ ban hành nhiều chính sách tiến bộ như:

+ Chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng, xã.

+ Cấm giết trâu, bò bừa bãi

+ Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt

+ Một số chức quan lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, hà đê sứ, Đồn điền sứ…

=> Nông nghiệp được phục hồi, đời sống nhân dân ổn định

- Thủ công nghiệp:

+ Các làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp

+ Triều đình còn lập ra Cục bách tác - chuyên việc đúc tiền, đúc vũ khí…

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán với nước ngoài tấp nập

* Xã hội:

- Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau

- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi

- Nông dân chiếm đại đa số dân cư

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn

- Tầng lớp nô tì giảm dần

c. Tình hình văn hóa - giáo dục

* Văn hóa:

- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế

- Văn học phát triển, nổi bật là văn học chữ Hán với các tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (Lê Thánh Tông)…

+ Bên cạnh đó vẫn có các tác phẩm văn học chữ Nôm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)

- Sử học có Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

- Địa lý có bộ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên

- Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

- Nhã nhạc cung đình ra đời

- Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển

- Kiến trúc với nhiều công trình đặc sắc như: Điện Lam Kinh, điện Kính Thiên…

- Điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau truốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện trong không gian.

* Giáo dục

- Đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách của đạo Nho

- Vua Lê Thái Tông cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành

- Các đạo, phủ đều có trường học

- Các khoa thi được mở thường xuyên

- Những người đỗ đạt được khắc tên vào bia ở Văn Miếu để “làm gương sáng cho muôn đời”

4 tháng 2 2023

Vương triều Lê sơ được thành lập:

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập thành lập nhà Lê sơ.

- Niên hiệu Thuận Thiên

- Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.

- Đóng đô tại Thăng Long.

4 tháng 2 2023

Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ

- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li. 

Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng. 

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng

Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất.

Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển.

Thủ công nghiệp truyền thống phát triển.

Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo.

Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. 

Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á.

Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử

  

Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li.

NG
20 tháng 9 2023

- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương trều Hồi giáo, lấy Đê-li làm kinh đô.

- Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng

+ Kinh tế: nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, thương mại phát triển mạnh mẽ.

+ Văn hóa – xã hội: Tầng lớp Bà La Môn vẫn được xem là đẳng cấp cao nhất, nhưng thực quyền thuộc về những người Hồi giáo.

4 tháng 2 2023

- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).

- Chính trị:

+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.

+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.

+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

- Xã hội:

+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.

+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

4 tháng 2 2023

Khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta

- Chính trị: 

+Đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi và thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta. 

+Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng. 

+Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất.

- Kinh tế:

+ Có những tiến bộ vượt bậc.

+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

 

+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.

=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.

19 tháng 9 2023
 

* Sự thành lập Nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu (Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân , vua quan ăn chơi, lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp, đời sống nhân dân khở cực…)

- Năm 1224, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi.

- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh

=> Nhà Trần thành lập.

* Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước Đại Việt thời Trần

- Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền (có chế độ Thái Thượng hoàng); ban hành “Quốc triều hình luật”; quân đội được củng cố trang bị vũ khí, tập luyện võ nghệ,…

- Kinh tế: nhà nước luôn quan tâm phát triển kinh tế.

- Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

- Văn hóa: phát triển trên tất cả các lĩnh vực (tư tưởng, tôn giáo, văn học, giáo dục, khoa học – kĩ thuật; kiến trúc và điêu khắc,…)

 

 
4 tháng 2 2023

- Sự ra đời: 

+ Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

+ Ấn Độ đạt thịnh trị dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba. 

- Chính trị:

+ Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh.

+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.

- Kinh tế: 

+ Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,…

+ Nông nghiệp nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt.

 

+ Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển.

+ Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính.

- Xã hội:

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo

+ Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân.

+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:

+ Nhà Đường (618 - 907).

+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 - 960).

+ Nhà Tống (960 - 1279).

+ Nhà Nguyên (1271 - 1368).

+ Nhà Minh (1368 - 1644).

+ Nhà Thanh (1644 - 1911).

- Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

- Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…