K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:

+ Nhà Đường (618 - 907).

+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 - 960).

+ Nhà Tống (960 - 1279).

+ Nhà Nguyên (1271 - 1368).

+ Nhà Minh (1368 - 1644).

+ Nhà Thanh (1644 - 1911).

- Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

- Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…

20 tháng 9 2023

- Trong thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, tuy nhiên đến thời kì Phục hưng, Giáo hội lại đàn áp những tư tưởng tiến bộ. Vì thế, giai cấp tư sản muốn “cải cách” lại tổ chức giáo hội.

- Các nhà cải cách đã phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, dẫn đến sự phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái là Thiên Chúa Giáo và Tân giáo. Phong trảo Cải cách tôn giáo đã tác động thuận lợi đến sự phát triển kinh tế của giai cấp tư sản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...

16 tháng 8 2023

Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược Việt Nam:

- Nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt năm 981.

- Nhà Tống âm lược Đại Việt (1075-1077)

- Quân Mông-Nguyên xâm lược Đại Việt (1258- 1288)

- Nhà Minh xâm lược Đại Ngu (1406-1407)

- Nhà Minh đặt ách cai trị ở nước ta (1407- 1427)

- Nhà Thanh xâm lược Đại Việt (1789)

tham khảo

20 tháng 9 2023

- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương trều Hồi giáo, lấy Đê-li làm kinh đô.

- Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng

+ Kinh tế: nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, thương mại phát triển mạnh mẽ.

+ Văn hóa – xã hội: Tầng lớp Bà La Môn vẫn được xem là đẳng cấp cao nhất, nhưng thực quyền thuộc về những người Hồi giáo.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:

 (ảnh 1)

19 tháng 1 2023

Vai trò của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. 

19 tháng 1 2023

Điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII).

- Từ thế kỉ I đến thế kỉ V vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ, là trung tâm kết nối văn hóa và giao thương với các nước ngoài khu vực

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai quản (trên danh nghĩa) của nước Vương quốc Chân Lạp; dân cư thưa thớt

20 tháng 9 2023

* Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

- Thế kỉ X, lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.

- Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển

- Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ

+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a…

- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, trở thành vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của khu vực

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc

20 tháng 9 2023

a. Triều Lê Sơ thành lập

- Tháng 4 năm 1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê Sơ, đóng đô ở Thăng Long

b. Tình hình Kinh tế - xã hội

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Nhà Lê Sơ ban hành nhiều chính sách tiến bộ như:

+ Chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng, xã.

+ Cấm giết trâu, bò bừa bãi

+ Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt

+ Một số chức quan lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, hà đê sứ, Đồn điền sứ…

=> Nông nghiệp được phục hồi, đời sống nhân dân ổn định

- Thủ công nghiệp:

+ Các làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp

+ Triều đình còn lập ra Cục bách tác - chuyên việc đúc tiền, đúc vũ khí…

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán với nước ngoài tấp nập

* Xã hội:

- Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau

- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi

- Nông dân chiếm đại đa số dân cư

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn

- Tầng lớp nô tì giảm dần

c. Tình hình văn hóa - giáo dục

* Văn hóa:

- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế

- Văn học phát triển, nổi bật là văn học chữ Hán với các tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (Lê Thánh Tông)…

+ Bên cạnh đó vẫn có các tác phẩm văn học chữ Nôm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)

- Sử học có Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

- Địa lý có bộ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên

- Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

- Nhã nhạc cung đình ra đời

- Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển

- Kiến trúc với nhiều công trình đặc sắc như: Điện Lam Kinh, điện Kính Thiên…

- Điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau truốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện trong không gian.

* Giáo dục

- Đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách của đạo Nho

- Vua Lê Thái Tông cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành

- Các đạo, phủ đều có trường học

- Các khoa thi được mở thường xuyên

- Những người đỗ đạt được khắc tên vào bia ở Văn Miếu để “làm gương sáng cho muôn đời”