K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2021

 Hình ảnh ẩn dụ:- Mận – đào (mận: người con trai; đào: người con gái)

- Tác dụng : lời ngõ ý hỏi của cháng trai xem cô gái có người yêu chưa.

- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tính thẫm mĩ của con người trong giao tiếp.

I. ĐỌC – HIỂU      Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…        […] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU

     Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ… 

      […] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh.”. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi: 

     – Ở triển lãm mĩ thuật thành phố người ta có bày một cái tranh của tôi... 

     Thầy mỉm cười rụt rè, khẽ nói thêm: “Các em đến xem thử…”. 

     Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi trong đó có Châu và Hiển – rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi. 

     Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:

      “Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản!”. “Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Hoạ sĩ là một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ…” 

      Rồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này. 

      Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin: 

     – Các em ạ… bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích... họ có ghi cảm tưởng... Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi lại…

      Thầy húng hắng ho rồi nói thêm vẻ ân hận: 

      – Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều... 

      Thương thầy quá, chúng tôi suýt oà lên khóc. […] 

     Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi – những học trò nhỏ của thầy – đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thầy Bản không còn nữa! 

     Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy... 

     “Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu! 

     Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muốn một lần nữa được thưa với thầy rằng: chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy...”. 

(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi)

Câu 9: So sánh cặp câu dưới đây và nêu tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ trong câu.

a.

(1)  Trong gian phòng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.

(2)  Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.

b.

(1) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản đẹp.

(2) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. 

Câu 10: Nêu một bài học, thông điệp mà em rút ra sau khi đọc câu chuyện trên.

0
[Ngữ Văn 7]* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn… Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 7]

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn… Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

                                                  (Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ.

B. Hai từ.

C. Ba từ.

D. Bốn từ.

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ.

B. Động từ.

C. Tính từ.

D. Đại từ.

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”."

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6 - 8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng. 

19

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn… Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

                                                  (Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

Chọn A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ.

B. Hai từ.

Chọn C. Ba từ.

D. Bốn từ.

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ.

B. Động từ.

C. Tính từ.

Chọn D. Đại từ.

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

Chọn C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào 1442

9 tháng 4 2021

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5:

a,Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. ... Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

b,Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình. Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình. Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con. Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy. Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

a) Biện pháp tu từ: điệp từ

b) Biện pháp tu từ còn được thể hiện ở từ: đừng thương-được lặp lại nhiều lần

c) Nhằm mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt qua tác phẩm, tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời làm nổi bật được vấn đề, cho người đọc thấy được tình yêu mà tác giả dành cho mùa xuân, mảnh đất Hà Nội.

11 tháng 4 2023

a / biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên là:

-  Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ

b / Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ khác trong câu

-  Điệp ngữ còn thể hiện trong các từ ngữ: đừng thương

c / tác dụng của biện pháp tu từ đó là

-  Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu mùa xuân Hà Nội của tác giả

16 tháng 5 2023

1. nói quá : cóc nghiến răng -> tiếng kêu to của con cóc báo hiệu trời sắp mưa 

2. ẩn dụ : mớ khôn , -> rất nhiều bài học khi đi trải nghiệm ( bữa chợ)

 

I. ĐỌC – HIỂU ĐÀ LẠT VÀ TÔI                                    (Chu Văn Sơn)      Tôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệt lúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đới rồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành. Vì thế mà có Đà Lạt. Đà Lạt được giấu kín như thế hàng kỉ nguyên...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU

ĐÀ LẠT VÀ TÔI

                                   (Chu Văn Sơn)

     Tôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệt lúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đới rồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành. Vì thế mà có Đà Lạt. Đà Lạt được giấu kín như thế hàng kỉ nguyên sau mây mù và rừng núi rậm rạp. Kín đến nỗi chính xứ nhiệt đới cũng từng quên mất nó. Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiện ra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên. Lập tức người Pháp ở Đông Dương chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc. 

     Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngay tại xứ người. Người Việt xem Đà Lạt như một ôn đới gần, một ôn đới nằm gọn trong vòng tay nhiệt đới. Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đáp cánh xuống mùa thu. Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuần thư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh.

     Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thau chua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình. Có phải ngàn thông là một bộ lọc tận tụy vô tư cho Đà Lạt không? Bao bọc Đà Lạt trong lòng mình, ru vỗ Đà Lạt trong cái nôi xanh đời đời của mình, thông cao nguyên cứ lặng thầm lọc nóng thành mát, đục thành trong, tục thành thanh, ồn ã thành êm ả, nhiệt đới thành ôn đới...

     [...] Mối nguy cơ đến từ vùng thấp đang lan tràn và lăm le đánh chiếm nốt miền cao này. Cái xô bồ, hỗn tạp, nhiễu loạn, quay cuồng chả đời nào chịu buông tha cho những chốn êm đềm yên ả. Sự cách li có là phòng tuyến lâu dài? Sự ẩn dật có thể là trường thành chống đỡ? Và cách sống chậm nữa, liệu có thể là lá mộc che giữ cho sự bình yên này mãi không? Tôi đọc ra niềm lo âu trong mỗi tiếng thở dài của rừng thông về đêm và những thoáng rùng mình kín đáo từ những đoá hoa hồng, lay ơn, cẩm tú cầu khi những tia nắng đầu tiên gọi về một ngày mới.

     Nỗi lo âu dường như cũng tỏ mờ ngay cả trong những làn hương từ mỗi li cà phê trong quán nhỏ. Chẳng thế mà, đang nghi ngút toả lên yên ả vậy, sao chốc chốc làn hương lại chợt ngừng, chợt ngơ ngẩn bởi những thoáng gió lạ lúc nắng mai? Chỉ Đà Lạt mới biết hằng đêm, mỗi khi tiếng chuông điểm canh trên thiền viện ngân trong thanh vắng, thì cũng là lúc ngàn thông vào thiền định trong một lễ cầu an mênh mông thầm nguyện cầu cho xứ sở yên hàn.

(Trích Đà Lạt và tôi, in trong cuốn Tự tình cùng cái đẹp của Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr.38 – 49)

Câu 9: (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 10: (1,0 điểm) Theo em, cần làm gì để bảo vệ bình yên, tươi đẹp cho các danh lam thắng cảnh ở nước ta khỏi sự xô bồ, hỗn tạp?

1
8 tháng 12 2023

cho dãy số: 0 1 2 3 4 5 6 8 8 9. hãy chuyển số 7 sang dãy bit. Giải chi tiết từng bước kẻ khung nha các bạn

28 tháng 4 2023

a, Nói quá:

 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

-> Tác dụng: nhằm phóng đại mức độ, tính chất trong nội dung, nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm. Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.

b, Nói quá: chẳng tày gang

-> Tác dụng: nhấn mạnh được những điều may mắn thường trôi qua rất nhanh.

c, Nói quá: tát biển đông cũng cạn

-> tác dụng: nhấn mạnh được giá trị và ý nghĩa của sự đoàn kết, yêu thương của vợ chồng, khi đó thì làm bất cứ việc gì dù khó khăn cũng sẽ thành công.

1 tháng 4 2023
 

Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

 
I. ĐỌC - HIỂU  LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con Mai rồi con lớn khôn Trên...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU 

LỜI RU CỦA MẸ

Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.

                    (Xuân Quỳnh,  Lời ru của mẹ)

Câu 9: (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ thứ hai? 

Câu 10: (1,0 điểm) Theo em, thông điệp chung từ các dòng thơ sau là gì?

“Khi con ra biển rộng

Lời ru thành mênh mông”.

(Xuân Quỳnh)

Và:

       “Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.                                                         

(Chế Lan Viên)

0
1 tháng 4 2023
 

a. 

- Hình ảnh “lộc” trong đoạn thơ có thể hiểu:

+ Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. 

+ Lộc của “người cầm súng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. 

b. 

- Từ “đi” theo nghĩa thông thường có thể hiểu là hành động di chuyển bằng đôi chân của con người. Nhưng khi đặt trong bối cảnh đoạn thơ trên có thể hiểu “đi” ở đây là sự phát triển tiến tới không ngừng của đất nước.

c. 

- Từ “làm” theo nghĩa thông thường được hiểu là hành động dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Còn từ “làm” trong văn bản có thể hiểu là khao khát được hóa thân vào những sự vật, sự việc trong bài thơ để cống hiến những tinh hoa cho cuộc đời.