Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ẩn dụ: Hình ảnh "một cây" được ẩn dụ cho sự nhỏ bé, yếu đuối, lẻ loi; hình ảnh "ba cây" được ẩn dụ cho sự lớn mạnh, vững chắc, đoàn kết.
-> Tác dụng: Mang lại sức gợi hình, gợi cảm cho câu tục ngữ, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra ý nghĩa của câu.
- So sánh: Hình ảnh "non" được so sánh với "hòn núi cao" để làm nổi bật sức mạnh của sự đoàn kết.
-> Tác dung: Nhấn mạnh ý nghĩa của sự đoàn kết: chỉ khi đoàn kết, hợp tác thì mới có thể đạt được thành công.
Trong hai câu thơ trên được sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, cụ thể: " mận " là hình ảnh chỉ người con trai, " đào" là chỉ người con gái. Biện pháp ẩn dụ còn được sử dụng qua từ " vườn hồng", " lối", " chưa ai vào"
=> Ý là chỉ người con gái chưa có chồng.
Phép tu từ trên đã dẫn dắt người đọc vào câu chuyện trêu ghẹo như một bản tình ca của một nam một nữ. Từ đó, đã thể hiện được những lời đối đáp giao duyên đầy tình tứ mà cũng rất kín đáo của chàng trai, cô gái thuở xưa.
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.
Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.
Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.
Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!
a) Từ đồng nghĩa : kê - áp
b) Từ đồng nghĩa : nhác - nước.
c) Từ đồng nghĩa : chó - cầy.
d) Từ đồng nghĩa : non - núi cao.
Phân loại : Các từ đồng nghĩa trên đều là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Càng đọc càng thấy tào lao
Cây làm nên núi thì tao chết liền
BÀI MÌNH CHẾ NHA K
KO NÉM GẠCH ĐÁ
I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”
- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết
- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
a. Trong lịch sử
- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm
- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,….
- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
b. Trong thực tế cuộc sống
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất
- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...
- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật,…
3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.
III. kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ trên nói về sự đoàn kết, sự hợp tác của mọi người sẽ làm được một việc lớn lao. Nếu ta và mọi ngườ xung quanh biết hợp tác thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa như ý muốn, là con dân nước Việt chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để có thể hoàn thành công việc hoặc ý định mà mình đưa ra
tích cho em nhé ! Em chưa học câu đặc biệt nên ko biết, em chỉ viết được thế này thôi, tích nha
Tục ngữ! Đó là những câu nói ngắn gọn giàu hình ảnh và chính là túi khôn của dân gian. Nổi bật trong đó là chùm tục ngữ về phẩm chất con người, đặc biệt là những cău tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Như các bạn biết, một cọng rơm không thể cháy hết mình, nhưng một bó rơm thì có thể. Cũng như con người không thể làm việc khi chỉ có một mình mà luôn phải đoàn kết , đùm bọc lẫn nhau thì ắt làm nên việc lớn. Đoàn kết là sức mạnh. Một sức mạnh có thể vượt qua tất cả. Và các bạn có lẽ đã nhìn thấy dây xích, những mắt xích móc vào nhau tạo thành một dây xích chắc chắn. Vậy nên, chúng ta hãy đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
a)Bạn có thể hiểu như thế này:
- Trăng là danh từ chỉ sự vật hiện tượng, mà ở đây trăng lại "vào cửa sổ đòi thơ". Việc trăng làm như thế... nó mang tính người nên ở đây trăng đã được tác giả "nhân cách hoá" (nhân hoá). Hình tượng của trăng bấy giờ nó là một người bạn, người đồng chí của nhà thơ chứ không phải là trăng bình thường nữa (đòi thơ).
- Vấn đề thứ hai là tác giả (nhân vật giả định) lại "bận việc quân" nên hẹn với trăng "xin chờ hôm sau". Ở đây bạn có thể thấy rõ hơn "tác giả đã nói chuyện với trăng" và "hẹn hò với trăng". Như vậy, ở đây trăng không phải là "vật vô tri vô giác" mà trăng đã trở thành "một chủ thể, một con người biết trò chuyện, biết tâm sự..."(thôi dài quá, nói sơ sơ vậy). Rất mong bạn cảm nhận được câu này.
b)+Biện pháp ẩn dụ
+Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
+Tác dụng : mận, đào,vườn hồng .là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.
c)so sánh
có nghĩa là: “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm việc thì sẽ dễ thành công hơn