K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2022

Giúp mik với

4 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo- nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông- xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn.
Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình. 

5 tháng 4 2022

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Vốn là vùng quê chiêm trũng, Phú Vinh thuận lợi cho việc trồng cây mây, cây tre. Nhiều người dân làm nghề Phú Vinh gắn bó và thuộc tính từng sợi mây, cây tre từ rất lâu đời. Theo nghề cha truyền, con nối dần dần nghề mây, tre đan phát triển trở thành nghề truyền thống cả làng.Các sản phẩm đan truyền thống làng Phú Vinh tuy hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đòi hỏi kỹ thuật đan tinh xảo, tỉ mỉ, trau chuốt và không có yếu tố của máy móc.Hiện nay, làng nghề mây tre đan ở Phú Vinh chỉ sử dụng một số máy móc để hỗ trợ trong các công đoạn đơn giản. Còn lại những công đoạn quan trọng nhất là đan tay vẫn được thực hiện thủ công hoàn toàn, từ đó thể hiện được sự tinh sảo, khéo léo của đôi bàn tay người thợ.Sản phẩm mây tre đan có rất nhiều loại nhưng được phân thành 4 nhóm cơ bản: Hàng đĩa (nan mỏng, không có cạp, đan lát đơn giản, hàng không chắc chắn); Hàng rô (nan mỏng, có cạp, đan lát nhiều lần tạo lỗ nhỏ, hàng tương đối chắc chắn; Hàng tê (nan dày phải vót, đan lát đơn giản, hàng cứng cáp nhưng không thoáng); Hàng lô (nan dày, đan lát có cốt, hàng cứng cáp chắc chắn).Để phù hợp với thị hiếu của thị trường, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất trong thôn đã chủ động thay đổ hướng sản xuất. Từ các sản phẩm đồ gia dụng chuyển sang sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đồ trang trí, trang sức và các sản phẩm phục vụ du lịch vừa giữ được nghề lại tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

18 tháng 4 2022


Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo- nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông- xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn.
Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình. 

                                #HọcTốt

24 tháng 4 2022

Tao ko biết

26 tháng 1 2022

đáng lẽ cái này về GDĐP , do môn ko có nên mik chọn chủ đề kia

 

26 tháng 1 2022

Tham khảo

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.

22 tháng 3 2023

Ở Hà Nội có hàng chục làng nghề rất thú vị và nổi tiếng nhưng làng nghề mà em thích nhất là " làng gốm Bát Tràng" đây là một làng nghề rất nổi tiếng ở Hà Nội, phần lớn các đồ gốm ở toàn Việt Nam đều được sản xuất tại đây, làng gốm Bát Tràng ở thị xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Tỉnh Hà Nội. Gốm được sản xuất tại đây rất tốt bền, và tuyệt vời nhất là ở tính thẩm mĩ của các đồ gốm được tạo ra ở đây. Làng gốm Bát Tràng nầy có lịch sử rất lâu đời đã có từ thời Lý, một làng gốm nổi tiếng có giá trị quan trọng trong kinh tế, xã hội, và văn hóa của người dân địa phương thậm trí còn có các bài thơ nói về làng gốm Bát tràng đó là bài: Nghệ nhân Bát Tràng của Hồ Minh Hà,... đây là một làng nghề quan trọng đáng tự hào của người dân ở Bát Tràng và cũng là làng nghề mà em yêu thích nhất.

12 tháng 4 2022

tham khảo

“Em về Vạn Phúc cùng anh

Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người”.

Nhắc đến những làng nghề cổ truyền ở Hà Nội không thể bỏ qua làng Lụa Vạn Phúc một trong những ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ cốt hồn nét đẹp văn hóa của cả dân tộc mà nó còn là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp tinh hoa của làng nghề cổ truyền này.

Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi khác là Làng Lụa Vạn Phúc nằm ở phường Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội chuyên về làm vải lụa.

Bên bờ sông Nhuệ, làng nghề Vạn Phúc vẫn còn nguyên nét cổ kính của thôn quê ngày xưa với hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen bên cạnh gốc đa cổ thụ và những phiên chợ trước mái đình. Lụa Hà Đông đã có tên tuổi khắp nơi trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca dân gian cũng như các tác phẩm truyền hình nổi tiếng như “Áo lụa Hà Đông”…. Hiện nay tại các gia đình khung dệt cổ vẫn còn được lưu giữ xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại như một cách nhắc nhở về quá khứ, truyền thống của dân tộc.

 

Làng nghề Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1200 năm do bà A Lã Thị Nương một người con gái gốc Cao Bằng nổi tiếng xinh đẹp và dệt lụa giỏi theo chồng về làm dâu làng Vạn Phúc. Chính bà cũng là người đã truyền lại ngón nghề cho dân làng cho nên sau khi mất bà được phong làm Thành Hoàng Làng.

Tính đến thời điểm hiện tại làng Vạn Phúc có khoảng 800 hộ dân làm nghề dệt chiếm 60% dân số sinh sống trong làng. Mỗi năm làng nghề sản xuất ra khoảng 2.5 đến 3 triệu m2 vải chiếm tới 63% doanh thu của toàn làng nghề.

Lụa Vạn Phúc có tên tuổi nổi tiếng không chỉ được dân trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần văn hóa truyền thống lớn lao mà còn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách của nhà nước.

 

Những miếng lụa được tạo thành dưới bàn tay nghệ nhân tài ba trải qua rất nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu sợi, khâu dệt, khâu nhuộm… Mỗi quy trình phải tuân thủ quy định vô cùng nghiêm ngặt. Ngày nay khi đến với làng nghề bạn có thể yêu cầu nghệ nhân thêu tay bất cứ một hình nào theo ý thích, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của làng nghề truyền thống này.

Trải qua biết bao nhiêu thế hệ bao nhiêu bàn tay người thợ dệt, đến nay làng nghề Vạn Phúc đã thay da đổi thịt. Những miếng lụa tạo ra không chỉ có chất lượng tốt, đẹp mắt hình thù độc đáo sáng tạo mà nó còn đạt đạt độ hoàn mỹ tới từng mũi kim sợi chỉ. Hoa văn không chỉ tinh tế độc đáo mà còn đối xứng nhau, mềm mại và hài hòa.

Làng nghề Vạn Phúc đến nay vẫn còn nguyên đó những giá trị truyền thống bất diệt. Nó không chỉ nhắc nhở chúng ta về một nét văn hóa, hồn cốt dân tộc mà hơn thế nó còn giúp truyền bá văn hóa Việt Nam vươn xa hơn bên ngoài thế giới.