K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

Ở Hà Nội có hàng chục làng nghề rất thú vị và nổi tiếng nhưng làng nghề mà em thích nhất là " làng gốm Bát Tràng" đây là một làng nghề rất nổi tiếng ở Hà Nội, phần lớn các đồ gốm ở toàn Việt Nam đều được sản xuất tại đây, làng gốm Bát Tràng ở thị xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Tỉnh Hà Nội. Gốm được sản xuất tại đây rất tốt bền, và tuyệt vời nhất là ở tính thẩm mĩ của các đồ gốm được tạo ra ở đây. Làng gốm Bát Tràng nầy có lịch sử rất lâu đời đã có từ thời Lý, một làng gốm nổi tiếng có giá trị quan trọng trong kinh tế, xã hội, và văn hóa của người dân địa phương thậm trí còn có các bài thơ nói về làng gốm Bát tràng đó là bài: Nghệ nhân Bát Tràng của Hồ Minh Hà,... đây là một làng nghề quan trọng đáng tự hào của người dân ở Bát Tràng và cũng là làng nghề mà em yêu thích nhất.

11 tháng 4 2022

C

14 tháng 1 2022

mình chỉ chép trên gg hoặc cốc cốc thui chớ ko chép mạng :)

Nhân dân ta từ xưa đã có câu tục ngữ: “ Cái răng cái tóc là góc con người”. Trong mọi hoàn cảnh, vẻ bề ngoài “cái răng, cái tóc” được xem là “góc” của một con người. Nhưng bên cạnh “răng, tóc” thì quan trọng hơn chính là trang phục. Trang phục của một người ảnh hưởng như thế nào đến “góc con người”.Nó phản ánh văn hóa ra sao? Trước hết, ta hiểu rằng trang phục muốn nói đến bề ngoài của con người, là những vật ta khoác lên, mang theo trên mình như quần, áo, váy vóc, giày dép và các phụ kiện…Còn văn hóa là hành vi, lối sống, cách ứng xử, trình độ học vấn…Trang phục và văn hóa của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc là không như nhau nhưng lại cùng tồn tại, song hành tạo nên những giá trị và bản sắc riêng. Giữa trang phục và văn hóa có quan hệ qua lại, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Qua cái nhìn đầu tiên, cách ăn mặc của một người còn giúp ta có cái nhìn chủ quan về tính cách, trình độ văn hóa của đó. Tất nhiên một người học sinh mặc quần vải, áo trắng sẽ để lại ấn tượng rất khác một bạn mang trên mình trang phục hầm hố, phụ kiện dây xích lằng nhằng. Tất nhiên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc sử dụng trang phục để thể hiện văn hóa riêng. Chúng ta hãy lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi của mình. Trang phục đi học, trang phục đi chơi, trang phục ở nhà… Chắc chắn rằng, không ít người đã lầm lẫn, chọn sai trang phục trong nhiều trường hợp và rất đáng tiếc vì vô hình chung họ bị đánh giá sai. Việc chọn trang phục chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt hơn bởi bạn mang trên mình không chỉ trang phục mà còn là văn hóa.

5 tháng 4 2022

Giúp mik với

12 tháng 4 2022

tham khảo

“Em về Vạn Phúc cùng anh

Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người”.

Nhắc đến những làng nghề cổ truyền ở Hà Nội không thể bỏ qua làng Lụa Vạn Phúc một trong những ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ cốt hồn nét đẹp văn hóa của cả dân tộc mà nó còn là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp tinh hoa của làng nghề cổ truyền này.

Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi khác là Làng Lụa Vạn Phúc nằm ở phường Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội chuyên về làm vải lụa.

Bên bờ sông Nhuệ, làng nghề Vạn Phúc vẫn còn nguyên nét cổ kính của thôn quê ngày xưa với hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen bên cạnh gốc đa cổ thụ và những phiên chợ trước mái đình. Lụa Hà Đông đã có tên tuổi khắp nơi trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca dân gian cũng như các tác phẩm truyền hình nổi tiếng như “Áo lụa Hà Đông”…. Hiện nay tại các gia đình khung dệt cổ vẫn còn được lưu giữ xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại như một cách nhắc nhở về quá khứ, truyền thống của dân tộc.

 

Làng nghề Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1200 năm do bà A Lã Thị Nương một người con gái gốc Cao Bằng nổi tiếng xinh đẹp và dệt lụa giỏi theo chồng về làm dâu làng Vạn Phúc. Chính bà cũng là người đã truyền lại ngón nghề cho dân làng cho nên sau khi mất bà được phong làm Thành Hoàng Làng.

Tính đến thời điểm hiện tại làng Vạn Phúc có khoảng 800 hộ dân làm nghề dệt chiếm 60% dân số sinh sống trong làng. Mỗi năm làng nghề sản xuất ra khoảng 2.5 đến 3 triệu m2 vải chiếm tới 63% doanh thu của toàn làng nghề.

Lụa Vạn Phúc có tên tuổi nổi tiếng không chỉ được dân trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần văn hóa truyền thống lớn lao mà còn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách của nhà nước.

 

Những miếng lụa được tạo thành dưới bàn tay nghệ nhân tài ba trải qua rất nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu sợi, khâu dệt, khâu nhuộm… Mỗi quy trình phải tuân thủ quy định vô cùng nghiêm ngặt. Ngày nay khi đến với làng nghề bạn có thể yêu cầu nghệ nhân thêu tay bất cứ một hình nào theo ý thích, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của làng nghề truyền thống này.

Trải qua biết bao nhiêu thế hệ bao nhiêu bàn tay người thợ dệt, đến nay làng nghề Vạn Phúc đã thay da đổi thịt. Những miếng lụa tạo ra không chỉ có chất lượng tốt, đẹp mắt hình thù độc đáo sáng tạo mà nó còn đạt đạt độ hoàn mỹ tới từng mũi kim sợi chỉ. Hoa văn không chỉ tinh tế độc đáo mà còn đối xứng nhau, mềm mại và hài hòa.

Làng nghề Vạn Phúc đến nay vẫn còn nguyên đó những giá trị truyền thống bất diệt. Nó không chỉ nhắc nhở chúng ta về một nét văn hóa, hồn cốt dân tộc mà hơn thế nó còn giúp truyền bá văn hóa Việt Nam vươn xa hơn bên ngoài thế giới.

14 tháng 3 2022

Làng lụa Vạn Phúc

14 tháng 3 2022

Làng lụa Vạn Phúc