Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo- nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông- xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn.
Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình.
#HọcTốt
Ở Hà Nội có hàng chục làng nghề rất thú vị và nổi tiếng nhưng làng nghề mà em thích nhất là " làng gốm Bát Tràng" đây là một làng nghề rất nổi tiếng ở Hà Nội, phần lớn các đồ gốm ở toàn Việt Nam đều được sản xuất tại đây, làng gốm Bát Tràng ở thị xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Tỉnh Hà Nội. Gốm được sản xuất tại đây rất tốt bền, và tuyệt vời nhất là ở tính thẩm mĩ của các đồ gốm được tạo ra ở đây. Làng gốm Bát Tràng nầy có lịch sử rất lâu đời đã có từ thời Lý, một làng gốm nổi tiếng có giá trị quan trọng trong kinh tế, xã hội, và văn hóa của người dân địa phương thậm trí còn có các bài thơ nói về làng gốm Bát tràng đó là bài: Nghệ nhân Bát Tràng của Hồ Minh Hà,... đây là một làng nghề quan trọng đáng tự hào của người dân ở Bát Tràng và cũng là làng nghề mà em yêu thích nhất.
refer
Ngành nghề tiêu biểu ở địa phương em là nghề chế biến nông sản. Nông sản ở quê em chủ yếu là hành, tỏi xuất đi mọi tỉnh phía Bắc. Dọc con phố Lai Khê là những cơ sở chế biến hành, tỏi. Em rất tự hào về ngành nghề của người dân quê mình. Mọi người lao động hăng say, chăm chỉ. Hành, tỏi trông có vẻ nhỏ nhoi những cả khu ruộng đều ngập màu xanh làm sống dậy khí thế và sức sống lao động. Những chiếc xe tải từ khắp nơi đổ về, chở đi những bao hành, bao tỏi. Ban ngày cũng như ban đêm, các cơ sở chế biến đều rực sáng đèn, còi xe inh ỏi khắp nơi. Đôi khi em cũng bị ngợp bởi tiếng còi xe, bởi hương hành tỏi nồng nàn. Nhưng trong em luôn là sự tự hào về quê hương, về đồng nội thiết tha.
Tham khảo:
Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.
Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.
Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý ( khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.
Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.
Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tham Khảo:
Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo- nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông- xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn.
Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình.
tham khảo
“Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người”.
Nhắc đến những làng nghề cổ truyền ở Hà Nội không thể bỏ qua làng Lụa Vạn Phúc một trong những ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ cốt hồn nét đẹp văn hóa của cả dân tộc mà nó còn là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp tinh hoa của làng nghề cổ truyền này.
Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi khác là Làng Lụa Vạn Phúc nằm ở phường Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội chuyên về làm vải lụa.
Bên bờ sông Nhuệ, làng nghề Vạn Phúc vẫn còn nguyên nét cổ kính của thôn quê ngày xưa với hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen bên cạnh gốc đa cổ thụ và những phiên chợ trước mái đình. Lụa Hà Đông đã có tên tuổi khắp nơi trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca dân gian cũng như các tác phẩm truyền hình nổi tiếng như “Áo lụa Hà Đông”…. Hiện nay tại các gia đình khung dệt cổ vẫn còn được lưu giữ xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại như một cách nhắc nhở về quá khứ, truyền thống của dân tộc.
Làng nghề Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1200 năm do bà A Lã Thị Nương một người con gái gốc Cao Bằng nổi tiếng xinh đẹp và dệt lụa giỏi theo chồng về làm dâu làng Vạn Phúc. Chính bà cũng là người đã truyền lại ngón nghề cho dân làng cho nên sau khi mất bà được phong làm Thành Hoàng Làng.
Tính đến thời điểm hiện tại làng Vạn Phúc có khoảng 800 hộ dân làm nghề dệt chiếm 60% dân số sinh sống trong làng. Mỗi năm làng nghề sản xuất ra khoảng 2.5 đến 3 triệu m2 vải chiếm tới 63% doanh thu của toàn làng nghề.
Lụa Vạn Phúc có tên tuổi nổi tiếng không chỉ được dân trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần văn hóa truyền thống lớn lao mà còn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách của nhà nước.
Những miếng lụa được tạo thành dưới bàn tay nghệ nhân tài ba trải qua rất nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu sợi, khâu dệt, khâu nhuộm… Mỗi quy trình phải tuân thủ quy định vô cùng nghiêm ngặt. Ngày nay khi đến với làng nghề bạn có thể yêu cầu nghệ nhân thêu tay bất cứ một hình nào theo ý thích, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của làng nghề truyền thống này.
Trải qua biết bao nhiêu thế hệ bao nhiêu bàn tay người thợ dệt, đến nay làng nghề Vạn Phúc đã thay da đổi thịt. Những miếng lụa tạo ra không chỉ có chất lượng tốt, đẹp mắt hình thù độc đáo sáng tạo mà nó còn đạt đạt độ hoàn mỹ tới từng mũi kim sợi chỉ. Hoa văn không chỉ tinh tế độc đáo mà còn đối xứng nhau, mềm mại và hài hòa.
Làng nghề Vạn Phúc đến nay vẫn còn nguyên đó những giá trị truyền thống bất diệt. Nó không chỉ nhắc nhở chúng ta về một nét văn hóa, hồn cốt dân tộc mà hơn thế nó còn giúp truyền bá văn hóa Việt Nam vươn xa hơn bên ngoài thế giới.