K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2021

tk:

I- Mở bài:

– Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

– Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)

II- Thân bài:

Giải thích ý nghĩa lời nhận định:

– Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.

+ Bởi lẽ, nói tới bức tư­ợng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một ngư­ời nào đó đ­ược khắc hoạ để bền vững với núi sông, tr­ường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy.

– Nh­ư vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng đư­ợc hình ảnh ngư­ời chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy đ­ược xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.

Chứng minh:

Trư­ớc hết ngư­ời đọc cảm nhận đ­ược vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cơ sở của sự hình thành tình đồng chí.

– Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá

– Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu

– Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

– Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).

Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:

– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.

– Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.

– Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay(tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).

Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc– Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.

– Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.

– Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp:Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)

III- Kết bài :

– Khẳng định ý nghĩa lời nhận định….

– Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.

– Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng…

5 tháng 2 2023

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn vào 3 khổ thơ cuối.

+ Có ý kiến cho rằng " ...."

+ Vì sao lại thế?. Hôm nay em xin phép phân tích 3 khổ thơ cuối của bài để làm sáng tỏ ý kiến này.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện nên cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và vô cùng yêu đời, yêu cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của tổ quốc mình.

- Khúc hát Nam ai - Nam bình: là một nét đặc sắc của miền Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt ta nói chung.

- Nói chung, trong mắt kẻ đắm say, yêu đời như tác giả thì nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên đẹp đẽ tươi vui, đáng yêu đáng mến, đáng vỗ ngực tự hào.

Kết đoạn:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

5 tháng 2 2023

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn vào 3 khổ thơ cuối.

+ Có ý kiến cho rằng " ...."

+ Vì sao lại thế?. Hôm nay em xin phép phân tích 3 khổ thơ cuối của bài để làm sáng tỏ ý kiến này.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện nên cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và vô cùng yêu đời, yêu cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của tổ quốc mình.

- Khúc hát Nam ai - Nam bình: là một nét đặc sắc của miền Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt ta nói chung.

- Nói chung, trong mắt kẻ đắm say, yêu đời như tác giả thì nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên đẹp đẽ tươi vui, đáng yêu đáng mến, đáng vỗ ngực tự hào.

Kết đoạn:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

5 tháng 2 2023

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn vào 3 khổ thơ cuối.

+ Có ý kiến cho rằng " ...."

+ Vì sao lại thế?. Hôm nay em xin phép phân tích 3 khổ thơ cuối của bài để làm sáng tỏ ý kiến này.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện nên cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và vô cùng yêu đời, yêu cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của tổ quốc mình.

- Khúc hát Nam ai - Nam bình: là một nét đặc sắc của miền Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt ta nói chung.

- Nói chung, trong mắt kẻ đắm say, yêu đời như tác giả thì nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên đẹp đẽ tươi vui, đáng yêu đáng mến, đáng vỗ ngực tự hào.

Kết đoạn:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

9 tháng 11 2016

So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:

- Giống nhau:

+ Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.

+ Sát với bản dịch nghĩa.

- Khác nhau:

+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con.

+ Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

 

9 tháng 11 2016

1. Cảm nghĩ và thấy , cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai

Mở bài: Nêu cảm xúc sâu đậm của em về thầy cô giáo.

Thân bài:

- Hình ảnh thầy cô hiện lên với những nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.

- Nhớ lại những kĩ niệm em đã gắn bó với thầy cô giáo.

- Sự cảm phục, lòng kính trọng với thầy cô.

- Những mong muốn hoặc hứa hẹn của em về tình cám dành cho thầy cô trong hiện tại và tương lai.

Kêt bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy cô giáo.

 

27 tháng 3 2022

vậy bạn đăng lên trang cần dùng mạng là gì khi bạn kêu là " ko chép mạng"?

:V BÓ TAY 

3 tháng 1 2019

*Mở bài:

- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.

Thân Bài:

- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.

- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.

- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.

- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.

Kết bài:

Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.

6 tháng 1 2019

1- Mở bài: 
- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp.
2- Thân bài.
- Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người . Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới. 
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.
* Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. Cụ Thể :
+ Tâm hồn nghệ sĩ : tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên 
+ Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa , mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiếớ. Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước. 
- Đánh giá về bài thơ: 
+ Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác. 
+ Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người.
3- Kết bài 
- Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác.
- Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên…

29 tháng 3 2022

d, Qua đoạn thơ, có thể thấy tác giả có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm khi cảm nhận khi cảm nhận mọi vật xung quanh thay đổi dù nhỏ nhất như ''chòm xoan hoa tím rụng''. Tác giả cảm nhận cảnh vật không chỉ bằng thị giác mà còn có cả thính giác, một tâm hồn nhạy cảm.