K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4

Bạn muốn hỏi gì?

13 tháng 4

Trích dẫn trên của Nguyên Ngọc đã mô tả rõ vai trò của nghệ thuật và người nghệ sĩ trong việc khơi dậy những giá trị tốt đẹp nhất trong con người. Qua trải nghiệm văn học, ta có thể thấy rõ hơn điều này.

Văn học, như mọi hình thức nghệ thuật khác, là một cách để chúng ta khám phá và hiểu rõ hơn về bản thân mình. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình một thông điệp, một giá trị mà tác giả muốn truyền đạt. Khi đọc một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng, mà còn trở thành một phần của quá trình sáng tạo, khi hiểu và phân tích thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt.

Nghệ sĩ, qua công việc của mình, đã đánh thức những giá trị quý báu nhất trong chúng ta. Họ giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân, cuộc sống xung quanh, và thế giới một cách sâu sắc hơn. Họ giúp chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp nhất thường bị lãng quên trong cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy, qua trải nghiệm văn học, chúng ta có thể thấy rõ hơn giá trị của nghệ thuật và người nghệ sĩ. Họ không chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức, mà còn giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

tk

CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA   Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh...
Đọc tiếp

CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA

   Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh bạn của tôi, bởi vì ít ra thì anh vẫn còn sống."

   Một người thất bại trên chốn quan trường bị đẩy xuống làm một người bình thường. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho mình quyền cao chức trọng. Thượng Đế liền giới thiệu người tàn tật với ông ta. Người tàn tật nói: "Phải biết bằng lòng với bản thân đi, ít ra thì thân thể của ông vẫn còn lành lặn".

   Một thanh niên đến tìm Thượng Đế, anh ta phàn nàn với Thượng Đế rằng, mọi người không tôn trọng và coi trọng anh. Thượng Đế giới thiệu anh ta làm quen với người thất bại trên chốn quan trường. Người đó nói với anh thanh niên: "Anh phải biết bằng lòng đi, ít ra anh còn trẻ, đường đi phía trước của anh còn dài lắm".

   Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên.

Bài làm

Cuộc đời! Đôi khi không như ta mong đợi! Có lúc nó gian nan, khổ cực, tuyệt vọng; có lúc thì lại may mắn, vui vẻ, hạnh phúc. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau. Nhưng không có cuộc đời nào tròn trịa, hoàn hảo cả. Hầu như, mọi người đều nghĩ là tất cả là tại Thượng Đế. Trách móc Ngài không có lòng thương người, không giúp cho mọi người có những cuộc đời tròn trịa. Nhưng không phải thế! Cuộc đời tròn trịa và tươi đẹp nhất là cuộc đời của những ai biết vượt lên khó khăn, gian khổ. Biết tự mình tạo ra cuộc đời cho chính bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai cả. Thượng Đế không cho cuộc đời nào tròn trịa cả bởi vì ngài muốn chính con người phải biết vượt qua nó, đó chính là thử thách của ngài dành cho chúng ta.Vậy mà ta lại không biết điều đó. Ước gì mọi người chúng ta đều biết yêu thương, quý trọng cuộc đời của mình. Phải thấy biết ơn khi mình được sinh ra, được sống và được làm việc. Có những cuộc đời rủi ro, bất hạnh vì mới sinh ra đã kết thúc. Nhưng lại có những cuộc đời may mắn vì được sống lâu, làm ăn phát đạt. Nhưng ta có biết rằng đó chính là món quà quý giá nhất mà Thượng Đế ban tặng cho ta. Mọi người không những không biết ơn món quà đó mà lại còn than thở, trách móc Thượng Đế - người đã tặng cho họ món quà ấy.  Tại sao Thượng Đế lại không dạy cho ta rằng đó là cách Người đánh giá một con người khi mà ta còn sống? Mà đến khi họ mất đi rồi, Ngài mới cho họ biết để rồi họ hối hận và tự trách móc mình là tại sao lúc còn sống mình lại không làm như thế? Nhưng Ngài không sai, nếu lúc họ còn sống, Ngài dạy cho họ cách sống thì đó đâu phải là cuộc đời nữa! Ngài muốn con người tự biết định hướng cho tương lai, biết tự hối hận với quá khứ và biết bằng lòng với hiện tại. Đó mới là cuộc đời, cuộc sống! Những người biết vậy là những người hạnh phúc và có cuộc đời tròn trịa. Cuộc đời ta tròn trịa khi ta biết bằng lòng với chính mình:

                                             “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
                                            Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

                                                                      (Nguyễn Quang Hưng)

0
Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho húng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha “mình vì mọi người, mọi người vì mình” chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là...
Đọc tiếp

Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho húng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha “mình vì mọi người, mọi người vì mình” chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là “bệ đỡ” quan trọng, là nền tảng cho mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Không ai có thể phát triển mà không quan tâm đến người xung quanh, không chia sẻ. Lòng trắc ẩn cũng phải “có đi có lại”, nghĩa là sự chia sẻ, gắn kết trên tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mình. Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khổ, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. (Nguồn: http://tuoitre.vn)

Câu 1: Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ là gì?

Câu 2: Tìm 01 lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3: Câu văn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" Xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nghĩa của các cụm từ "đi một mình" và "đi cùng nhau" trong câu văn: Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khó, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.

0
Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho húng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha “mình vì mọi người, mọi người vì mình” chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là...
Đọc tiếp

Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho húng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha “mình vì mọi người, mọi người vì mình” chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là “bệ đỡ” quan trọng, là nền tảng cho mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Không ai có thể phát triển mà không quan tâm đến người xung quanh, không chia sẻ. Lòng trắc ẩn cũng phải “có đi có lại”, nghĩa là sự chia sẻ, gắn kết trên tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mình. Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khổ, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. (Nguồn: http://tuoitre.vn)

Câu 1: Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ là gì?

Câu 2: Tìm 01 lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3: Câu văn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" Xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nghĩa của các cụm từ "đi một mình" và "đi cùng nhau" trong câu văn: Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khó, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.

0
8 tháng 2 2017

Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo ra tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

6. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng. 7. Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, tiến triển bẳng một nụ hôn, kết thúc với một giọt nước mắt hay với vòng tay ôm xiết bất tận. 8. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác. 9. Khó khăn rồi...
Đọc tiếp

6. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng. 7. Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, tiến triển bẳng một nụ hôn, kết thúc với một giọt nước mắt hay với vòng tay ôm xiết bất tận. 8. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác. 9. Khó khăn rồi sẽ qua đi.Giống như cơn mưa rào ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cũng sẽ trời quang mây tạnh. 10. Cuống sống và lòng tin chỉ mất có một lần 11. Nếu không phải của mình, đừng cưỡng cầu làm gì, cưỡng cầu chỉ biết mất những thứ vốn dĩ có thể đạt được. 12. Không phải tất cả vết thương sẽ chảy máu. Cũng không phải chỉ có chảy máu mới đau. 13. Hãy đối xử tốt với chính mình vì đời người chớp mắt đã trôi qua, phải thương yêu người yêu mình vì kiếp sau chưa chắc đã gặp lại. 14. Một người bạn thật sự là người bước vào cuộc sống của bạn khi cả thế giới đã bước ra. 15. Đường đời rất rộng nhưng tất cả chúng ta không thể đi trên cùng một hàng, phải có người bước trước và người đi sau. Những người đi trước chưa chắc là người giỏi, những người đi sau cũng chưa chắc đã là ngững người kém, quan trọng là chúng ta có thể đi được đến cái đích mà chúng ta muốn. 16. Không tin vào chính mình - tức là bạn đã thất bại một nữa trước khi bắt đầu. 17. Hãy chậm rãi trong việc chọn bạn và càng chậm rãi hơn trong việc thay bạn 18. Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu. 19. Hãy luôn đặt ta vào vị trí của người để biết rằng nếu ta đau chắc chắn người cũng đau như ta vậy. 20. Đôi lúc, cuộc đời để ta ngập cìm trong rắc rối nhưng không phải để chúng ta chết chim mà là để chúng ta học cách bơi. 21. Khi cuộc đời đẩy bạn ngã, hãy cố hạ cánh bằng lưng. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lí trí kéo bạn dậy. 22. Hãy sống là chính mình, bình thường chứ không tầm thường. 23. Một nụ cười có thể thay cách nhìn một con người, một cái ôm có thể thay một lời cảm thông, một lời nói có thể cứu vãn cả một người. 24. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự thiếu hiểu biết mà chính là ở ý chí. 25. Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc. 26. Một số phụ nữa chọn theo đuổi người đàn ông của mình và một số chọn theo đuổi ước mơ. Nếu ạn còn phân vân chọn cách nào, hãy nhớ rằng, sẽ không bao giờ có chuyện một ngày nọ sự nghiệp thức dậy và nói không còn yêu bạn nữa. 27. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. 28. Một cuốn sách hay có thể thay đổi số phận biết bao người. 29. Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưn ta được chọn cách mình sẽ sống. 30. Chúng ta đừng đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình rồi sau đó lại dành cả cuộc đời để sống theo tiêu chuẩn của người khác. 31. Mỗi người có thể có những lý do khác nhau để sống cuộc sống của chính họ. Bạn không thể quỵ chụp tất cả những lý do đó đều giống như nhau. 32. Trong trò chơi cuộc sống, trước khi bạn nhận được bất cứ cái gì, bạn phải cho đi một thứ gì đó! 33. Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá. Hãy về tìm nó ở trong ta. 34. Đừng sống để làm hài lòng người khác, hãy sống sao cho đúng với bản thân mình, đừng hại đến ai là được. Vì cuộc sống này, “thánh” còn có người ghét huống chi là người bình thường. Tốt đến mấy cũng sẽ có người ghét bạn nên hãy chỉ là chính mình thôi bạn nhé!. 35. Sự thay đổi của cuộc sống là điều không tránh khỏi - việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi. 36. Giá trị của đồng tiền nằm ở cách tiêu. Giá trị của con người nằm ở cách yêu và cách sống. 37. Cái tôi chính là thứ duy nhất hủy hoại mối quan hệ. Hãy là người trưởng thành, buông bỏ cái tôi của chính mình. 38. Cuộc sống cũng tương tự như một trò đấm bốc. Thất bại không được tuyên bó khi bạn ngã xuống mà là khi bạn từ chối đứng dậy. 39. Hãy là những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường 40. Con người sinh ra không phải để tan đi như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác. 41. Đừng nói mà hãy làm, đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh. 42. Thái độ tốt nhất chính là: “Lưng của tôi không phải là một hộp thư thoại. Vui lòng nói bất cứ điều gì bạn muốn nói trước mặt tôi” 43. Hãy hướng về mặt trời và bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bóng tối 44. Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất. Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Rơi giống nhau nhưng ở cùng ai mới là điều quan trọng. 45. Đừng chiến thắng người khác bằng sự tranh cãi. Hãy đánh bại họ bằng nụ vười của bạn. Bởi vì những người luôn muốn tranh cãi với bạn không thể chịu đựng được sự im lặng của bạn. 46. Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó. 47. Điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là hướng đi như thế nào. 48. Im lặng và mỉm cười là hai thứ vũ khí lợi hại.Mỉm cười là để giải quyết nhiều vấn đề, im lặng là cách để tránh những vấn đề rắc rối xẩy ra. 49. Một cuốn sách hay có thể làm thay đổi số phận biết bao người. 50. Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người. 51. Cuộc sống không bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin. 52. Cái đầu quá nóng và trái tim quá lạnh không bao giờ giải quyết được việc gì 53. Một người thông minh giống như một dòng sâu, càng sâu thì càng ít gây ồn ào. 54. chờ đợi là chờ ở phía trước chứ đừng chờ ở phía sau. 55. Mỗi khi đối mặt với thử thách, hãy tìm kiếm cho mình một lối đi chức không phải là một lối thoát. 56. Đừng đề ra mục tiêu cho mình vì người khác cho đó là quan trọng vì chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình. 57. Đừng hủy hoại ngày hôm nay bằng một suy nghĩ tiêu cực của ngày hôm qua mà vì ngày hôm qua đã qua rồi 58. Bạn có khả năng tự tạo hạnh phúc cho mình. Nếu bạn trông chờ điều này từ một người khác, rất có thể bạn sẽ thất vọng. 59. Đừng làm mòn giá trị bản thân bởi việc so sánh với người khác, bởi mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt. 60. Chỉ cần mỉm cười các bạn sẽ phát hiện ra một điều rằng: cuộc sống vẫn rất thú vị. 61. Cuộc đời này là của mình vì sao lại phải sống vì người khác. 62. Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc. 63. Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi, những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với những ai ra ngoài kia và nổ lực giành lấy nó. 64. Xin đừng có làm thinh trước những điều mà một người nói với bạn bằng cả con tim. 65. Sống đừng quan tâm người khác nói gì, bởi chỉ có bạn mới biết mình là ai 66. Không vấp ngả trước cuộc sống điều đó là rất tốt. Nhưng vấp ngả rồi đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn. 67. Có trải qua đau khổ, cay đắng con người ta mới hiểu ra được nhiều điều, mới nhìn nhận ra được những sự thật mà nếu như ta sống một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc ta không thể nhận ra. 68. Chiếc túi rỗng dạy bạn một triệu điều trong cuộc sống nhưng chiếc túi đầy lại làm hỏng bạn trong một triệu cách. 69. Tất cả mọi thứ chỉ quý giá ở hai thời điểm: trước khi có được và sau khi mất đi. 70. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy là những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười 71. Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc tốt đẹp của mình. 72. Mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong vài giây, hãy luôn sẵn sàng chuẩn bị tinh thần đón nhận cái mới. 73. Mọi nỗi đau rồi sẽ qua đi, thời gian sẽ xóa nhòa mọi thứ. Cái chúng ta cần làm là phải yêu quý hiện tại hơn, quên đi quá khứ thì chúng ta mới được cứu rỗi, nắm bắt hiện tại thì chúng ta mới được yên lành. 74. Hạnh phúc của mình phải do mình nắm bắt, phải do chính mình bảo vệ. 75. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt đượ một cái gì đó còn tốt hơn. 76. Trong cuộc sống mấy ai không có lỗi? Biết lỗi sai, biết sửa sai mới thành người. Trong cuộc đời mấy ai không vấp ngã, vấp ngã rồi biết dậy mới là hay. 77. Những thứ bẩn thỉu thực sự không phải ở bên ngoài mà ở trên trong, nằm trong những trái tim của chúng ta. Chúng ta có thể gột sạch vết nhơ với nước nhưng chỉ có duy nhất một thứ chúng ta không thể xóa bỏ là hận thù và mục đích xấu đang gắn chặt trong tim chúng ta. 78. Niềm tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kỳ sự hoài nghi nào của người khác. 79. Cuộc sống chỉ mang lại cho chúng ta 10% cơ hội, 90% còn lại là do chúng ta trải nghiệm thế nào với nó. 80. Những người ai luôn dạy bạn những bài học đúng trong đời. Đó gọi là kinh nghiệm sống. 81. Muốn làm một việc cho thật tốt, cần phải có niềm đam mê và sự hăng say trong công việc. chính niềm đam mê, sự hăng say sẽ giúp nâng đỡ ta vượt qua những khó khăn và trở ngại trong công việc.

 82. Bạn sinh ra đã là một nguyên bản, đừng chết đi như một bản sao.

những câu này có nghĩa j giúp với đề lớp 10 nha

1
29 tháng 1 2020

đề dài v á 

xin lỗi mình học lớp 5

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

 Câu 1: Huân chương sao vàng

10 tháng 4 2019

huân chương cao quý nhất của nước ta là huân chương sao vàng

còn lại thì mk ko bt

22 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A.

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.


Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

1
2 tháng 3 2017

??????????????????????Bạn làm gì zậy??????????????????????

Nhìn hoa mắt chóng mặt quá