K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nhu cầu protein: Nam - Nữ độ tuổi từ 1 đến 9 là bằng nhau. Từ 10 tuổi trở đi nam có nhu cầu protein cao hơn nữ

- Nhu cầu năng lượng, lipid và carbohydrate: Nam có nhu cầu cao hơn nữ ở các độ tuổi. Ở độ tuổi 15-50 -  độ tuổi phát triển, sự chênh lệch về nhu cầu (g/ngày) là lớn hơn so với độ tuổi thiếu nhi và trung niên.

- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Nhu cầu tăng cao, 3 tháng giữa tăng ít và 3 tháng cuối chu kì tăng nhiều. Phụ nữ cho con bú nhu cầu về năng lượng tăng nhiều nhất (+500), nhu cầu về các yếu tố khác tăng ít hơn giai đoạn 3 tháng cuối mang thai.


Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ. 

+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

+ Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn nãng lượng nhiều.

+ Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ. 

Sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực:

- Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) rồi giảm dần khi tuổi về già. Giải thích: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.

- Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn ở nữ. Giải thích: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sống hơn.

- Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai. Giải thích: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

- Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng. Giải thích: Người hoạt động thể lực nặng tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động làm việc ở cường độ cao nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở những người này cao hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 9 2023

- Nhu cầu nước trong một ngày của bò lấy sữa là cao nhất, và thấp nhất ở cừu và dê. Ở nhiệt độ càng cao thì lượng nước càng tăng.

- Ở các loài khác nhau, nhu cầu nước của chúng cũng khác nhau do nhu cầu về năng lượng và hoạt động của mỗi loài là khác nhau. Nhiệt độ càng cào, sự trao đỗi chất với môi trường càng cao, do đó nhu cầu về nước của động vật cũng tăng theo.

12 tháng 9 2017

- Quan sát bảng 19.1 ta thầy: những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm và người lại (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).

- Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 10 2023

- Nhận xét lượng chảy của dòng nước mưa: Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nước chảy ở đồi trọc.

- Giải thích về sự khác nhau về lượng chảy của dòng nước mưa: Ở nơi có rừng, nhờ có sức cản của tán cây đã cản bớt sức nước chảy nên lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ giảm. Ngược lại, ở đồi trọc, do không có tán cây cản sức nước nên nước mưa rơi thẳng xuống khiến lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ nhanh và mạnh.

- Lượng chảy của dòng nước mưa lớn sẽ rửa trôi đất màu, làm đất bị xói mòn; và cũng do nước chảy nhanh và mạnh nên đất không kịp ngấm nước (khả năng giữ nước của đất giảm).

- Đất có cây sẽ được tầng thảm mục và rễ cây giữ nước, đồi trọc sẽ không có khả năng giữ nước.

→ Đất trên đồi, núi trọc sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.

5 tháng 9 2018

- Quan sát hình 67 (rừng mưa nhiệt đới), ta thấy: rừng rậm với nhiều loài cây chen chúc, mọc thành nhiều tầng. Nguyên nhân là do có khí hậu nóng, ẩm quanh năm.

- Quan sát hình 67 (hoang mạc nhiệt đới), ta thấy: thực vật cằn cỗi, thưa thớt, lác đác chỉ có một vài cây xương rồng và những bụi cỏ gai. Nguyên nhân là do tính chất khí hậu vô cùng khô hạn.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Số lượng loài ở hai quần xã trên có sự khác nhau, quần xã sinh vật vùng sa mạc có số lượng loài ít hơn quần xã rừng rụng lá theo mùa.

- Giải thích: Có sự khác nhau về số lượng loài ở hai quần xã trên là do môi trường sống ở các khu vực này khác nhau. Ở khu vực quần xã rừng rụng lá theo mùa có khí hậu ôn đới thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động, thực vật → số lượng loài đa dạng hơn. Còn ở vùng sa mạc, điều kiện sống khắc nghiệt (nắng nóng, thiếu nước) nên chỉ có một số ít loài có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển → số lượng loài ít đa dạng hơn.

4 tháng 6 2019

- Nhu cầu dinh dưỡng của Trẻ em > người trưởng thành > người già vì:

   + Trẻ em cần được cung cấp lượng dinh dưỡng cao cần cho sự phát triển của cơ thể.

+ Người trưởng nhu cầu dinh dưỡng để hoạt động , lao động

   + Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì khả năng vận động là kém hơn

- Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao vì chất lượng cuộc sống và dân trí ở những nước này còn thấp

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.

7 tháng 3 2018

- Hình 69: Đài nguyên. Bao gồm: Hải cẩu, chim, sư tử, tuần lộc.

- Hình 70: Đồng cỏ nhiệt đới. Bao gồm: Voi, chim, hươu, gà rừng, sư tử, ngựa.

→ Nguyên nhân chính là do Khí hậu. Đài nguyên khí hậu lạnh, động vật ít; đồng cỏ nhiệt đới có khi hậu nóng, ẩm hệ động vật phong phú, đa dạng.

31 tháng 10 2021

Tk

Thịt có liên quan đến cấu trúc của protein. mà cấu trúc protein đặc thù do gen mã hóa. tuy cơ thể có những đặc tính giống nhau hay cùng điều kiện sống nhưng thịt dê và thịt cừu khác nhau. Khi cơ chất vào cơ thể , thì việc còn lại là sự tổng hợp hay các phản ứng sinh hóa khác nhau tùy thuộc vào từng loài hay từng cá thể. Mỗi một loài hay mỗi một cá thể trong quần thể có khả năng thích ứng , hấp thu hay tổng hợp các chất dinh dưỡng khác nhau . Không ít thì nhiều. vì vậy mà có sự không giống nhau giữa thịt dê và thịt cừu , thậm chí giữa những con cừu với nhau.