K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Gọi D là giao điểm của BM và AC

Gọi E là giao điểm của CM và AB

Do đó: CE⊥AB và BD⊥AC

Ta có: ΔEMB vuông tại E(CE⊥AB)

nên \(\widehat{EMB}+\widehat{EBM}=90^0\)(hai góc phụ nhau)(1)

Ta có: ΔDMC vuông tại D(BD⊥AC)

nên \(\widehat{DMC}+\widehat{DCM}=90^0\)(hai góc phụ nhau)(2)

\(\widehat{EMB}=\widehat{DMC}\)(hai góc đối đỉnh)(3)

nên \(\widehat{EBM}=\widehat{DCM}\)

hay \(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

Ta có: \(\widehat{ABD}+\widehat{CBD}=\widehat{ABC}\)(tia BD nằm giữa hai tia BA,BC)

\(\widehat{ACE}+\widehat{BCE}=\widehat{ACB}\)(tia CE nằm giữa hai tia CA,CB)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACD}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)

nên \(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)

hay \(\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)

Xét ΔMBC có \(\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)(cmt)

nên ΔMBC cân tại M(định lí đảo của tam giác cân)

⇒MB=MC

Xét ΔEMB vuông tại E và ΔDMC vuông tại D có

MB=MC(cmt)

\(\widehat{EMB}=\widehat{DMC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔEMB=ΔDMC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒EM=MD(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAEM vuông tại E và ΔADM vuông tại D có

AM là cạnh chung

EM=MD(cmt)

Do đó: ΔAEM=ΔADM(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{EAM}=\widehat{DAM}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)

mà tia AM nằm giữa hai tia AB, AC

nên AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

b) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: MB=MC(cmt)

nên M nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AM là đường trung trực của BC

hay AM⊥BC(đpcm)

24 tháng 3 2020

B C A M H K 1 2

a, - Gọi châm đường vuông góc kẻ từ B, C tới AC, AB lần lượt là H, K .

- Ta có : Tam giác ABC cân tại A .

=> AB = AC ( tính chất tam giác cân )

- Xét \(\Delta ABH\)\(\Delta ACK\) có :

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{BAC}\left(chung\right)\\AB=AC\left(cmt\right)\\\widehat{AHB}=\widehat{AKC}\left(=90^o\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(\Delta ABH\) = \(\Delta ACK\) ( Ch - gn )

- Xét \(\Delta ABM\)\(\Delta ACM\) có :

\(\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\left(cmt\right)\\\widehat{ABM}=\widehat{ACM}\left(cmt\right)\\AM=AM\end{matrix}\right.\)

=> \(\Delta ABM\) = \(\Delta ACM\) ( c - g - c )

=> \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) ( góc tương ứng )

=> AM là tia phân giác của góc A . ( đpcm )

b, - Xét tam giác ABC cân tại A có :

+, AM là tia phân giác của góc A ( câu a )

=> AM là đường trung trực .

=> AM là đường cao .

=> AM vuông góc với BC ( đpcm )

19 tháng 2 2020

P/S 3 chữ hoa liên tiếp ko có dấu hiệu j cả thì đó là góc nhé

a,Gọi đường thẳng vuông góc vs AB,AC lần lượt cắt AB,AC tại O,H

Xét \(\Delta vuongAOC\)\(\Delta vuongAHB\)

\(AB=AC\left(gt\right)\\ OAH\left(gocchung\right)\)

\(=>\Delta AOC=\Delta AHB\left(ch-gn\right)\)

\(=>AO=AH\left(canh.tuong.ung\right)\)

Xét tam giác vuông AOM và tam giác vuông AHM 

AM cạnh chung

AO=AH (cmt)

=>Tam giác AOM=tam giác AHM (ch-cgv)

=>OAM = HAM (góc tương ứng)

=>AM là tia p/g của góc A

b,Gọi AM cắt BC tại K

Xét \(\Delta BAKva\Delta CAK\)

\(AKcanh.chung\\ AB=AC\left(gt\right)\\ BAK=CAK\left(cm.cau.a\right)\)

\(=>\Delta BAK=\Delta CAK\left(c-g-c\right)\)

\(=>BKA=CKA\left(goc.tuong.ung\right)\)

Do\(BAK+CAK=180^0=BKC\left(goc.bet\right)\)

\(=>BAK=CAK=\frac{180}{2}=90\)

\(=>AK\perp BC\)hay \(AM\perp BC\)

Ko hiểu thì ib mk chỉ :D

a) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{MBC}=\widehat{ABM}\)(tia BC nằm giữa hai tia BA,BM)

nên \(\widehat{ABC}+\widehat{MBC}=90^0\)(1)

Ta có: \(\widehat{ACB}+\widehat{MCB}=\widehat{ACM}\)(tia CB nằm giữa hai tia CA,CM)

nên \(\widehat{ACB}+\widehat{MCB}=90^0\)(2)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

nên \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra \(\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)

Xét ΔMBC có \(\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)(cmt)

nên ΔMBC cân tại M(Định lí đảo của tam giác cân)

b) Xét ΔABM vuông tại B và ΔACM vuông tại C có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)

BM=CM(ΔMBC cân tại M)

Do đó: ΔABM=ΔACM(hai cạnh góc vuông)

\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AM nằm giữa hai tia AB,AC

nên AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

Ta có: ΔABM=ΔACM(cmt)

nên \(\widehat{BMA}=\widehat{CMA}\)(hai góc tương ứng)

mà tia MA nằm giữa hai tia MB,MC

nên MA là tia phân giác của \(\widehat{BMC}\)(đpcm)

c) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4)

Ta có: MB=MC(ΔMBC cân tại M)

nên M nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(5)

Từ (4) và (5) suy ra AM là đường trung trực của BC

hay AM⊥BC(đpcm)

25 tháng 1 2019

a, xét tam giác ABE và tam giác ACD có:

AC=AB(gt)

góc A chung

góc ABE = góc ACD( do ABC= góc ACB, tia p/giác)

suy ra tam giác ABE= tam giác ACD(g.c.g)

suy ra BE=CD, AE=AD(đpcm)

Bài 1:Cho hình thang cân ABCD (Ab song song với CD)có AB=Ad và BD=DC.Tính các góc của hình thang này.Bài 2:Cho tam giác ABC đều.Vẽ đường vuông góc với BC tại C cắt AB tại E.Vẽ đường vuông góc với AB tại A cắt BC tại F.Chứng minh rằng ACFE là hình thang cân.Bài 3:Cho tam giác ABC cân tại A ,M là điểm bất kì nằm giữa A và B.Trên tia đối của CA lấy điểm N sao cho CN=BM.Vẽ ME và NF lần lượt vuông góc...
Đọc tiếp

Bài 1:Cho hình thang cân ABCD (Ab song song với CD)có AB=Ad và BD=DC.Tính các góc của hình thang này.

Bài 2:Cho tam giác ABC đều.Vẽ đường vuông góc với BC tại C cắt AB tại E.Vẽ đường vuông góc với AB tại A cắt BC tại F.Chứng minh rằng ACFE là hình thang cân.

Bài 3:Cho tam giác ABC cân tại A ,M là điểm bất kì nằm giữa A và B.Trên tia đối của CA lấy điểm N sao cho CN=BM.Vẽ ME và NF lần lượt vuông góc với đường thẳng BC.Gọi I là giao điểm của MN và BC.

a)Chứng minh : IE=IF

b)Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD=CN.Chứng minh rằng BMDC là hình thang cân.

Bài 4:Cho tam giác ABC cân ở A ;M là trung điểm của BC.Trên tia AM lấy điểm N;BN cắt AC ở D,CN cắt AB ở E.Chứng minh BEDC là hình thang cân

Bài 5:Cho hình thang cân ABCD (AB song song với CD) ; góc D=60 độ,AD=AB

a)Chứng minh :DB là phân giác góc ADC

b)Chứng minh : DB vuông góc với BC

0

a: Xét ΔBAC có BM là phân giác

nên \(\dfrac{AM}{AB}=\dfrac{CM}{CB}\)

=>\(\dfrac{AM}{5}=\dfrac{CM}{2}\)

mà AM+CM=AC=5

nên Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{AM}{5}=\dfrac{CM}{2}=\dfrac{AM+CM}{5+2}=\dfrac{5}{7}\)

=>\(AM=5\cdot\dfrac{5}{7}=\dfrac{25}{7}\left(cm\right);CM=2\cdot\dfrac{5}{7}=\dfrac{10}{7}\left(cm\right)\)

b: Ta có: \(\widehat{ABM}=\widehat{MBC}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\)

\(\widehat{ACN}=\widehat{NCB}=\dfrac{\widehat{ACB}}{2}\)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{MBC}=\widehat{ACN}=\widehat{NCB}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

AB=AC

\(\widehat{BAM}\) chung

Do đó: ΔABM=ΔACN

=>AM=AN

Xét ΔABC có \(\dfrac{AM}{AC}=\dfrac{AN}{AB}\)

nên MN//BC