K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.b. Ăn thì ăn những miếng ngon.Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.c. Còn chị, chị công tác ở đây à?d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp,...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.
b. Ăn thì ăn những miếng ngon.
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
c. Còn chị, chị công tác ở đây à?
d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.
Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:
a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.
b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng nó có các qui tắc ngầm phải tuân thủ,
đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm
bùn. Đi đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
c. Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
Bài tập 3: Thêm những từ ngữ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài
tập 2:
Bài tập 4: Chuyển đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ:
a. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Nước biển đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Bài tập 5: Tìm khởi ngữ trong các câu văn sau đây:
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
b. Đối với những bài thơ hay ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
c. Ba bông hồng này em vừa hái ở vườn về.
d. Đối với học sinh thì cần có trách nhiệm học tập tốt.
e. Bao giờ cũng vậy đeo kính lên rồi thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.

g. Các loại chim ta không nên bắn giết.
h. Quyển sách này mình đọc rồi.
i. Đối với các thầy giáo thì Minh rất kính trọng ; đối với các bạn trẻ thì Minh rất khiêm tốn
quí mến và sống chan hòa.

1
13 tháng 2 2020

Bài 1: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Hăng hái học tập

b. Ăn, làm thì

c. Còn chị

d. Là một học sinh

Bài 2: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Còn chú nó

b. Trang phục

c. Mà y

Bài 4: 

a. Về chuyện hút thuốc, uống rượu, ông giáo hoàn toàn không.

b. Nói về lòng căm thù giặc, nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

c. Phần tôi, tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.

Bài 5: 

a. Mặt trời

b. Đối với những bài thơ hay

c. Ba bông hồng này

d. Đối với học sinh

e. Bao giờ cũng vậy

g. Các loại chim

h. Quyển sách này

i. Đối với các thầy giáo, đối với các bạn trẻ

Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết Bàn về đọc sách là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ? Câu 2. a. Thế nào là phép phân tích? Thế nào là phép tổng hợp? b. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách. Câu 3. Xác định khởi ngữ trong những câu sau: a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ b. Kiến...
Đọc tiếp

Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết Bàn về đọc sách là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ?

Câu 2.

a. Thế nào là phép phân tích? Thế nào là phép tổng hợp?

b. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách.

Câu 3. Xác định khởi ngữ trong những câu sau:

a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ

b. Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.

c. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo lòe loẹt, nói cười oang oang.

Câu 4. Chuyển các câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ.

a. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.

b. Ông Giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.

c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.

Ai giúp mình với :(

0
Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết Bàn về đọc sách là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ? Câu 2. a. Thế nào là phép phân tích? Thế nào là phép tổng hợp? b. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách. Câu 3. Xác định khởi ngữ trong những câu sau: a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ b. Kiến...
Đọc tiếp

Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết Bàn về đọc sách là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ?

Câu 2.

a. Thế nào là phép phân tích? Thế nào là phép tổng hợp?

b. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách.

Câu 3. Xác định khởi ngữ trong những câu sau:

a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ

b. Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.

c. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo lòe loẹt, nói cười oang oang.

Câu 4. Chuyển các câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ.

a. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.

b. Ông Giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.

c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.

Ai giúp mình với :(

1
26 tháng 2 2020

Câu 1:

- Vấn đề nghị luận: Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn, đọc sách có những khó khăn và phải có phương pháp đọc hiệu quả

- Luận điểm:

  • Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
  • Những khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
  • Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

Câu 2:

a) - Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoậc toàn bộ văn bản.

b)

Những lí do khiến mọi người cần phải đọc sách:

  • Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời.
  • Đọc sách là cách đơn giản và hiệu quả để chúng ta tích lũy và trau dồi kiến thức.
  • Với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới.

Câu 3:

a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ

b. Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.

Câu 4. Chuyển các câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ.

a. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.

=> Quan, người ta sợ các ủy quyền thế lực của họ, người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.

b. Ông Giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.

=> Ông giáo không hút thuốc, không uống rượu, thật vậy đó.

c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.

=> Tôi cứ ở nhà tôi, không đi đâu cả, lại làm việc của tôi

23 tháng 6 2016

Phương châm về lượng

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏiLỢN CƯỚI, ÁO MỚICó anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây...
Đọc tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

1
8 tháng 12 2018

- Truyện cười “Lợn cưới, áo mới” gây cười ở câu trả lời của hai anh chàng có tính khoe khoang. Cả hai chàng đều ra sức trả lời thừa thông tin người hỏi cần biết

- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi giao tiếp:

    + Lời nói phải có thông tin, thông tin ấy phù hợp với mục đích giao tiếp

    + Nội dung lời nói phải đủ (không thừa, không thiếu)

→ Nội dung lời nói đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

14 tháng 8 2021

- Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay đã vi phạm phương châm lịch sự.

- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ấy là không có lí do chính đáng.

- Khi khách đến nhà thì trước hết cần chào hỏi gai chủ rồi mới nói chuyện khác. Ở đây, thái độ và lời nói của cậu Chân, cậu Tay thật hồ đồ và thiếu lịch sự.

11 tháng 11 2017

Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất

Mục đích: tạo niềm tin, nghị lực cho người bệnh.

- Để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó