Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố.
Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng,cống bị tắt nghẽn.Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay.
Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn.Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn.
Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác, dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao ! Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều.
Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn. Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại
Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…
Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…
Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.
Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường là khu vực tự nhiên xung quanh giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Nhưng hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau. Bất cứ hình thức làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hường đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mọi người trên Trái Đất. Chúng ta nên giàm lượng rác thải, chỉ bỏ rác đúng nơi quy định… và nhiều cách đơn giản khác. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa.Hãy chung tay vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Các bạn có thích 1 thế giới ko có rác thải ko nhỉ?
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.
Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.
Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.
Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.
Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.
Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…
Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.
Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.
Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
2.
Tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc bảo vệ, gìn giữ môi trường ở quê hương em.
– Môi trường xung quanh của địa phương em có xanh, sạch, đẹp hay không? (ao hồ, biển cả, rừng núi, sông ngòi, đường phố, làng xóm, nếp sống, thói quen, …)
- Môi trường xung quanh của địa phương em có xanh, sạch, đẹp
– Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm?
- Những yếu tố vứt rác không đúng nơi quy định, các nhà máy thải các không khí bẩn ra môi trường
– Địa phương và trường em đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp?
- Hạn chế đốt rơm rạ chồng nhiếu cây xanh ven đường, mở lớp học đẻ tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, tuyên tryền không vứt rác bừa bãi, khi thải nước bẩn ra sông cần qua xử lý
Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.
Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh.
Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.
Mùa lễ hội Chùa Hương (mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch)
Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.
Hội chùa Hương (du lịch chùa Hương) diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của Chùa Hương cũng có thể coi là lớn nhất miền bắc chỉ sau lễ hội Đền Hùng.
Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch, đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn.
Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…
Đi vãn cảnh Chùa Hương các dịp khác trong năm
Vãn cảnh Chùa Hương.
Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”- đầu hè và mùa thu.
Thời điểm đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn.
Suối Yến.
Nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn. Vào mùa này du khách đến Chùa Hương không đông, bạn dễ dàng ngắm cảnh và chụp hình thiên nhiên nơi đây.
Cách đi đến Chùa HươngĐi đến Chùa Hương rất thuận tiện, bạn có thể đến Chùa Hương bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Di chuyển bằng ô tô
Lên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.
Di chuyển bằng xe máy
Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.
Xe bus từ Hà Nội
- Xe 211: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - Quốc lộ 6 - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.
- Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.
- Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa-Tế Tiêu.
Lưu ý
Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bạn.
Di chuyển, đi lại tại Chùa HươngKhi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy.
Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp.
Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.
Điểm tham quan ở chùa HươngĐền Trình
Đền Trình.
Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
Tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.
Động Hương Tích - Điểm dâng hương quan trọng nhất ở Chùa Hương
Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.
Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây, là địa điểm tâm linh quan trọng nhất tại Chùa Hương.
Hướng dẫn đường đi: Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, tuy nhiên đích đến cần vươn tới khi trẩy hội chùa Hương là Động Hương Tích.
Đền Cửa Võng
Đền Cửa Võng.
Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu.
Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ bà, dân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.
Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng.
Hướng dẫn đường đi: Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái. Đó chính là Đền Cửa Võng, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để viếng cảnh chủa và lấy lại sức trước khi đi tiếp.
Chùa Giải Oan
Chùa Giải Oan.
Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.
Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa để giãi bày cho lòng thanh thản.
Hướng dẫn đường đi: Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn.
Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (= Bếp trời: một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.
Động Tiên Sơn
Động Tiên Sơn.
Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi.
Hướng dẫn đường đi: Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù.
Động Hinh Bồng
Động Hinh Bồng.
Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động Hương Tích thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc.
Ăn gì khi đi Chùa Hương
Đặc sản chùa Hương.
Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất
Rau sắng
Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.
Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng… là một đặc sản được nhiều người săn đón khi về trảy hội chùa Hương. Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng 2-3 âm lịch hằng năm.
Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, tuy nhiên do không dễ trồng lại lâu được thu hoạch nên giá rau sắng không hề rẻ, có thể lên tới cả vài trăm ngàn/ kg.
Mơ chùa Hương
Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.
Một trong những đặc sản nổi bật phải kể đến ở chùa Hương đó là quả mơ thường được trồng tại các sườn núi, thung lũng tạo thành các rừng mơ nối tiếp nhau. Mơ chùa Hương nhỏ quả, vàng hươm, mịn một lớp lông tơ như nhung tuyết, đôi chỗ vỏ lấm tấm một chút đỏ hồng.
Nếu đi chùa sớm, gặp đúng lúc có mơ đầu mùa, đừng quên mua ít quả để nhấm nháp cho vị chua làm người đi lễ chùa quên mệt mỏi. Nếu đi chùa muộn, gặp đúng lúc mơ vào vụ, hãy mua vài cân mơ về ngâm nước để đến mùa hè làm thức uống giải nhiệt.
Chè củ mài
Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.
Đi chùa Hương, hiếm người nào không tranh thủ thưởng thức một bát chè củ mài trong những chặng dừng, nghỉ trên đương đi. Chè củ mài được nấu từ bột của mài, đặc sánh, khi ăn người bán hàng thái thêm vài lát củ mài luộc lên trên. Chè củ mài thường nấu nhạt, ăn nguội, giá cũng rất mềm, chỉ 5 đến 10 ngàn/ bát.
Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.
Ngoài ra bạn có thể thưởng thức món củ mài hấp bở tơi, thơm mềm hay các loại khoai, sắn luộc bán ở gần cổng vào của chùa Hương. Đây đều là những món ăn chơi lạ miệng, rất đáng thử.
Bánh củ mài
Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.
Đây là loại bánh được bánh siêu phổ biến ở Chùa Hương khi khắp đường đi, đâu đâu cũng có bán. Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ.
Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức, để tặng bạn bè, người thân. Giá bánh củ mài khá mềm, trung bình khoảng 20 ngàn đồng/ gói, hương vị cũng đa dạng để đáp ứng nhu cầu thực khách.
Chè lam
Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.
Cùng với bánh củ mài, chè lam cũng là một đặc sản mua mang về nổi tiếng ở Nam thiên đệ nhất động. Món chè được làm kì công từ nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang vừa dẻo, vừa ngọt, khi thưởng thức cùng nước trà lại càng hợp vị khi vị dẻo thơm gạo nếp xem lẫn vị cay của gừng hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước trà.
Đi Chùa Hương bạn cần chuẩn bị những gì ?Quần áo, tư trang
- Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng. Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật
- Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi.
- Đồ ăn nhẹ.
Chuẩn bị đồ lễ
Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Ở Chùa Hương, đồ lễ bán rất nhiều, nhưng giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.
Lưu ý bạn nên biếtLưu ý khi đi đò
Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé.
Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.
Nên đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.
Lưu ý khi đi cáp treo
Giá cáp treo: 90.000/1 người với 1 chiều và 140.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời
Lưu ý khi mua sắm ở Chùa Hương
- Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.
- Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.
Hình ảnh bn tự tìm nha!
Chia sẻ thêm: bài này mik lm đc 9đ
THAM KHẢO NHA
Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…
Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ở nước ta, nạn chặt phá rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá rừng, lở núi, lũ quét, lũ lụt… gây hậu quả thảm khốc.
Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Các phương tiện truyền thông hằng ngày cho thấy nhiều hình ảnh thương tâm và đáng sợ. Đó là khung cảnh hoang tàn của những khu vực bị bão lũ tàn phá ở các tỉnh phía Bắc năm 2007; những cánh rừng nguyên sinh giờ đây trở nên trơ trụi ở Nghệ An, Binh Thuận, Đắc Lắc… Những vùng đất xưa kia trù phú xanh tươi giờ đã bị con người biến thành vùng đất chết ở Tây Nguyên. Những dòng sông đem lại sự sống từ hàng ngàn năm nay, là đề tài của thơ ca nhạc họa giờ đây đã bị biến thành những dòng sông “chết” vì bị nhiễm độc bởi chất thải công nghiệp, ví dụ như sông Thị Vải, sông Cầu, sông Hồng… Có thể nói tất cả các con sông trên toàn quốc đều bị ô nhiễm nhưng nặng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì lợi ích riêng, khi xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, người ta đã không xây dựng khu xử lí nước thải và khí độc mà cứ vô tư xả lên trời hoặc xả trực tiếp vào các dòng sông, biến sông ngòi, kênh rạch thành những cống chứa nước thải tự nhiên hết năm này qua năm khác.