Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm, khái quát nội dung nghệ thuật của tác phẩm
“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh
2. Thân bài:
a. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý
- Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp → Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên miên, hao tài, tốn của
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ (diễn ra thường xuyên, tháng ba bốn lần). Huy động rất đông người hầu hạ (Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà Tây Hồ rất rộng)
- Các nội thần, quan hộ giá, nhạc công ... bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
- Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ) về tô điểm cho nơi ở của chúa.
VD: Miêu tả kĩ, công phu: Đưa một cây đa cổ thụ “từ bên bờ Bắc chở qua sông đem về” phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi
→ Ý nghĩa đoạn văn “Mỗi khi đêm thanh vắng... biết đó là triệu bất tường” ⇒ Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là “triệu bất tường” -> Điềm gở, điềm chẳng lành -> Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
b. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái → Chúng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành tác oai, tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành đông vừa ăn cướp vừa la làng.
c. Tình cảnh của người dân
- Người dân bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. Chính bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ
* Nghệ thuật: Cảnh được miêu tả là cảnh thực (cảnh ở các khu vườn rộng...)
- Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ khi ông xem đó là “triệu bất tường”
- Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo.
3. Kết đoạn
- Suy nghĩ của bản thân về thực trạng của đất nước qua những ghi chép của tác giả.
- Liên hệ thực tế xã hội ngày nay.
Bộ mặt thống trị, của xã hội phong kiến:
- Ăn chơi xa hoa, trụy lạc, cướp bóc dân chúng (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang, bỏ mặc con dân đói khổ, lầm than (Hoàng Lê nhất thống chí)
- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều)
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
1. Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ
Tác giả: Thanh Hải
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
2. Cảnh ngày xuân
Tác giả: Nguyễn Du
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
ơ cậu ơi, đoạn trích thơ trong câu một là bài Sang Thu của Hữu Thỉnh mà?
Mình chưa nảy được tên nào ngoài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... đó là triệu bất thường): thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa.
- Phần 2 (còn lại): Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
* Tóm tắt truyện Lão Hạc
Lão Hạc là ông lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cho con trai cưới nên cậu con trai bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà sống với cùng một con chó tên Cậu Vàng, người bạn trung thành với lão. Vì lão ốm yếu, già cả nên không ai thuê lão, lão không kiếm được cái ăn. Lão bán con Vàng và nhờ ông giáo cất tiền cho con trai lão, lão tự dành tiền để lo ma chay cho mình không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, Lão chọn cái chết dữ dội đau đớn bằng bả chó để kết thúc sự sống khổ cực của mình.
* Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí
Ngay sau khi nghe tin giặc Thanh vào xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân đốc xuất đại binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới 30 tháng chạp, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng bỏ chạy theo.