K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hòa cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng. Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những chòm mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời chào chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thỏa thích.Màu nắng vàng đã tô sắc cho một vùng biển. Nắng lên càng nóng dần, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.

 

4 tháng 9 2016

CHÚC BẠN HỌC TỐTNgô Phương Thủy

Nghỉ hè năm trước em được đi tắm biển Bà Rịa Vũng Tàu. Bình minh mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ đội nước nhô lên. Những tia nắng màu vàng tinh nghịch nhảy múa trên đầu ngọn sóng. Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch, rộng mênh mông. Xa xa, từng đoàn thuyền nối nhau vượt sóng. cánh chim hải âu chập chờn như đùa với sóng. Sóng vỗ bờ oàm oạp, tung bọt trắng xóa, nối nhau xô bờ cát. Bãi cát thoai thoải, rộng và rất đông người vui chơi, tắm biển. Những rặng dừa xanh rì rào gió thổi cùng với sóng biển như bản hòa tấu hùng vĩ. Khi chiều tà thấp thoáng những ánh đèn của đoàn thuyền đánh cá như muôn vàn vì sao lấp lánh trên mặt biển. Biển là một bức tranh thiên nhiên đẹp vô cùng. Biển mang đến cho em nhiều khám phá lí thú. Em rất yêu biển

14 tháng 8 2018

bài 1 : 

nói đến quê hương thì ta lại phải nói đến những đặc thù của nó , đó là những con sông dài uốn lượn , là những chiếc  thuyền tre trôi dạt , là cả những chú đom đóm , cô  ve ,... nhưng khi nói đến quê em , điều làm em tự hào nhất đó là cánh đồng quê và chỉ khi ngắm nhìn nó khi ông mặt trời còn chưa tỉnh giấc thì mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của đồng quê . khi mặt bác mặt trời còn chưa đạp xe qua đỉnh núi , thì trên cánh đồng đã rộn ràng âm thanh của những chú ếch kêu ồm ộp , của chị bướm bay lả lướt trên đồng .lúc đó khung cảnh thật yên ả thanh bình . Nó yên tĩnh đến nỗi ta nghe được cả âm thanh của gió , của mây , tiếng nói của bầu trời và cả tiếng thì thầm trò chuyện của những bông lúa xanh non . bầu trời trong vắt mây gợn trắng , nhìn từ xa xa những chú chim hót líu lo chao liệng trên đồng . ở hai bên đồng là những con mương và bên cạnh là những cây bàng , phượng đang trông nom những đứa con cho chim nhỏ . phía chân trời xanh thẳm kia xuất hiện từng đôi cò trắng chúng bay lượn trên đồng vs một bộ cánh trắng muốt tựa tiên sa . lúc đó , bác mặt trời cũng vừa tỉnh giấc tỏa những tia nắng như muôn ngàn ánh sao chiếu xuống nhân gian , những hạt lúa màu xanh giờ đây cong mình trĩu nặng rồi ngả vàng như đang đón nhận những gì tinh túy nhất của trời đất . bác mặt trời nở một nụ cười với vạn vật , nghe đâu đây văng vẳng tiếng chú gà trống của một  nhà nông đánh thức mọi người dậy . mọi người bắt đầu một ngày mới , họ hối hả ra đồng gặt lúa , làm những công việc thường ngày . Một ngày mới đã bắt đầu .

mik tự nghĩ đó ko chép mạng đâu , nhớ k cho mik và kb với mik nha !

28 tháng 9 2018

Bầu trời xanh xanh, êm đềm, trong treo. Vừa đi, tôi vừa ríu rít chuyện trò với mẹ, vừa tung tăng chạy theo những cánh bướm đang chặp chờn bay lượn. Chẳng mấy chốc cánh đồng đã hiện ra trước mắt tôi. Chà! Toàn là một màu vàng óng ả. Biển lúa mênh mông xa tít tận chân trời. Từ xa nhìn lại, cả cánh đồng như một tấm thảm vàng trải rộng. Thoang thoảng đâu đây mùi lúa chín. Hương lúa ngọt ngào man mác quyện vào trong gió, phả vào mũi tôi. Bước qua chiếc cầu nhỏ nối giữa dòng kênh, đến gần, cánh đồng hiện ra rõ hơn. Những ruộng lúa vàng mượt mà, óng ả như những dải lụa mềm thướt tha. Những cây lúa nặng trĩu bông sai chíu chít. Những hạt lúa tròn căng đung đưa trước gió. Trời cao xanh vời vợi, mấy đám mây trắng bồng bềnh trôi. Ông mặt trời rạng rỡ toả ánh sáng lung linh làm lấp lánh những giọt sương long lanh còn đọng trên kẽ lá, vương trên những ngọn cỏ xanh rờn. Hương lúa nếp chín thơm ngào ngạt lan toả khắp cánh đồng. Tiếng sáo diều ngân nga, vi vu, nghe thật vui tai. làm bừng lên không khí rộn ràng, êm ả nơi làng quê. Những cánh diều chao lượn trên không như vờn vào mây trắng, như đua nhau cùng chị gió, cùng những cánh chim đang tung cánh giữa trời xanh. Xa xa, thấp thoáng những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa mênh mông biển lúa như những chiếc nấm xinh xinh mọc lên giữa cánh đồng. Tôi sung sướng, say sưa và mải miết ngắm nhìn. Dòng kênh cuồn cuộn chảy, mấy chú cá tung tăng bơi lội, quẫy mạnh làm tung bọt nước trắng xoá. Mặt trời đã lên cao, ánh nắng rực rỡ chói chang tràn xuống cánh đồng. Trên con đường mịn màng thơm mùi lúa chín mấy em bé tung tăng dắt trâu về chuồng. Những chú trâu thong thả bước từng bước nặng nề còn mấy chú nghé bụng đã căng tròn quấn quýt chạy theo chân mẹ. Các bác nông dân vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ.

Nguồn: https://vietvanhoctro.com/ta-canh-buoi-sang-tren-canh-dong#ixzz5SMsfQDam

9 tháng 4 2020

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Tham khảo nha

Học Tốt

# mui #

9 tháng 4 2020

Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645

14 tháng 11 2016

Câu 1:Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Câu 2:Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
14 tháng 11 2016

thanks nhìu nhéhihi

11 tháng 8 2019

Bài 1:

Em sinh ra ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, vậy nên gắn bó với em từ ngày còn thơ bé là cánh đồng lúa ngát hương thơm. Và em yêu thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa mỗi mùa thu hoạch. Vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa vàng ruộm một màu vàng tuyệt đẹp. Những bông lúa chín uốn cong như những chiếc cần câu. Từng hạt từng hạt lúa trên bông mẩy đều, chắc chắn, xếp xen kẽ nhau đều tăm tắp. Ánh mặt trời vàng rực xuyên qua những đám mây, đem đến những tia nắng trong lành. Từng đám mây trắng tinh đang lững lờ trôi trông như những miếng bông thật lớn. Trên những lá lúa, những giọt sương mai đang giật mình thức giấc, lăn vội khỏi chiếc lá xanh rồi hòa mình vào lòng đất. Ngay từ sớm, mọi người trong làng đã kéo nhau ra cánh đồng để cùng nhau gặt hái, thu hoạch lúa. Khung cảnh thật là tấp nập, vui tươi và phấn khởi. Những người nông dân với đôi tay nhanh thoăn thoắt cắt từng gốc lúa rồi xếp thành từng bó lớn. Trẻ con tụ lại thành từng đám lớn, thi nhau chạy qua những ruộng đã gặt xong, vui đùa vui vẻ. Có vài đứa lại tỉ mẩn nhặt lại những bông lúa còn sót trên thửa ruộng vừa gặt xong. Xa xa là chiếc máy gặt màu đỏ tươi như một chú trâu cần cù đang thu nhặt từng bông lúa chín. Cánh đồng lúa tỏa ra mùi thơm thật nồng nàn, ngọt ngào và hấp dẫn. Đó đây, những chú châu chấu, cào cào đang cố nhảy lên thật cao, chắc hẳn chúng đang muốn thi xem ai nhảy được cao hơn đó mà. Những chú chim sẻ ùa nhau sà xuống, nhặt từng hạt thóc, cất lên tiếng hót líu lo như bày tỏ lời cảm ơn tới những người nông dân đã cho chúng những bữa ăn no nê.

Cuối ngày, từng chiếc xe chờ đầy thóc, những bó lúa chín thi nhau đi về phía cổng làng, kết thúc một ngày dài vất vả. Nhìn khuôn mặt của mọi người, ai nấy đều mừng rỡ, tươi vui, bởi vụ mùa năm nay được bội thu. Không khí mùa gặt thật nhộn nhịp, chắc hẳn sau này, dù có đi đâu, em vẫn sẽ nhớ mãi hình ảnh cánh đồng lúa chín này.

30 tháng 8 2017

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi ! Con sông thân thương !
Xa xa, dáng nằm của con sông Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Có lẽ mặt sông thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm suơng đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào . Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi râu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy...
Ôi dòng sông ! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.
Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân.

30 tháng 8 2017

Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ.Những buổi trưa hè nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Có những trưa, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Chúng tôi bơi lội, quẫy tòm tõm làm nước bắn tung toé khiến lũ chim cũng phải thảng thốt giật mình, vỗ cánh bay đi.Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

23 tháng 12 2020

Tình bà cháu trong bài thơ " tiếng gà trưa" thật sâu nặng biết bao . Từ 1 tiếng gà cục tác trên đường hành quân người chiến sĩ đã hồi tưởng lại nhưng kỉ niệm tuổi thơ dại với hình ảnh con gà mái mơ , mái vàng xinh xắn đáng yêu với những lời mắng yêu của bà . Đặc biệt hơn cả là hình ảnh người bà hiền từ nhân hậu . Cả cuộc đời bà tần tảo chắt chiu giành giụm chăm lo cho cháu vì thế mà cháu cũng vô cùng hạnh phúc khi được hưởng niềm vui nho nhỏ , bình dị mà rất đỗi thiêng liêng khi đc bộ quần áo mới từ tiền bán gà của bà . bà đã giành chọn tình yêu cho cháu , 1 tình yêu thương cao cả tuyệt vời thế nên cháu cũng vô cùng kính trọng và biết ơn , yêu thương bà !!!! 

Tham khảo tại 

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nhan-ve-kho-tho-dau-bai-tho-tieng-ga-trua-faq394696.html

 

8 tháng 12 2021

khổ thơ đầu của bài thơ "tiếng gà trưa" diễn tả lên tâm trạng của người chiến sĩ đi hành quân xa đã dừng chân bên 1 xóm nhỏ :

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi  thơ 

Anh lúc đó đã thấy hiện lên trong đầu rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của nhưng con gà mái . Tiếng gà trưa khiến anh nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng . Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

đây là của mik bạn xem có đúng ko nhé ! 

ko thì mong bạn có thể tự bổ sung và thêm ý nhé ! 

:)))

  

   Tham khảo:

                        " Cày đồng đang buổi ban trưa

                        Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày''

Thật vậy, lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.