K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2020

Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long vì:

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
-Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy

29 tháng 1 2020

Cho em hỏi ý thứ 2 là nhận xét về văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn hả? (Nếu là vậy thì lần sau bạn đăng câu hỏi cho chi tiết chút khỏi bị các bạn khác hiểu sai nghĩa dẫn đến trả lời không chính xác)

Câu trả lời:

Với "Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn đã cho ta thấy hình ảnh một vị minh quân luôn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, lo lắng cho cuộc sống, an nguy của muôn dân. Một con người làm việc dựa trên những mục đích chung thiết thực nhất. Đặc biệt ở câu cuối cùng trong bài chiếu : "...các khanh nghĩ thế nào?" chứng tỏ ông là một vị vua muốn và biết lắng nghe ý kiến của quần thần, không hoàn toàn áp đặt, chuyên chế, biết cách thuyết phục mọi người nghe theo những điều tốt đẹp.

1 tháng 3 2016

*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:

- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể  rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

*Ý nghĩa của việc dời đô:

- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.

- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh,  là bộ mặt của đất nước.

- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.

*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:

Nhà Lý (1009-1225); nhà Trần (1226-1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;

-         Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.

+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.

+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

-         Chính quyền địa phương:

+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.

+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.

-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại Doãn (thời Trần) trông coi.

1 tháng 3 2016

đất rộng 

23 tháng 9 2017

Đáp án D

15 tháng 2 2017

Chọn D

23 tháng 12 2021

Chọn D bạn nha! Mong bạn tick

17 tháng 3 2016

Em chỉ mới lớp 7 thôi nhaleuleu

17 tháng 3 2016

Em mới lớp 7 thôihiuhiu

17 tháng 3 2016

TL= Thăng Long

27 tháng 4 2023

Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh hay nên hoà?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ).



 

2 tháng 8 2018

- Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...

- Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương.

- Do sự hạn chế của chế độ phong kiến nên các đô thị đến thế kỉ XIX dần suy tàn.

20 tháng 7 2018

Chọn D