Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Do hậu quả bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hoa Kì, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. (0,5 điểm)
- Do các nhà lãnh đạo của các nước Mĩ Latinh không kịp thời đề ra đường lối phát triển kinh tế độc lập mang tính cải cách, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế đất nước. (0,75 điểm)
- Ngoài ra, còn do một sô' nguyên nhân khác, như: người dân hài lòng với những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, không cần lao động vất vả; do truyền thông văn hoá với chủ nghĩa chuyên chế, do các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo không tạo điều kiện cho xây dựng chế độ độc lập cả về chính trị và phát triển kinh tế, nên rơi vào vòng lệ thuộc tư bản nước ngoài,... (0,75 điểm)
- Tuy đã giành độc lập song nhiều nước vẫn duy trì cơ cấu xã hội phong kiến. Các thế lực tôn giáo bảo thủ tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập tự chủ, còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.
- Quá trình cải cách kinh tế của nhiều nước đã vấp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Các nước Mĩ La-tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này lại cao vì:
- Mĩ La-tinh có nhiều thuận lợi về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, khoáng sản phong phú để phát triển kinh tế.
- Nhưng tỉ lệ người nghèo cao từ 37% đến 62% là do:
+ Nền kinh tế hầu hết các nước phụ thuộc vào nước ngoài.
+ Đất đai màu mỡ trồng cây công nghiệp xuất khẩu nằm trong tay địa chủ lớn và tư bản nước ngoài
+ Nông dân không có ruộng đất chiếm tỉ lệ lớn.
+ Nợ nước ngoài nhiều, một số nước chính trị không ổn định.
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao.
- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%
- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…
Tham khảo!
- Tác động từ vị trí địa lí:
+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:
+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…
+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.
+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.
+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nóng, ẩm; hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi đặc, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Lợi thế về biển: Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, làng hải.
+ Có điều khoáng sản, đặc biệt có nhiều dầu khí (ở vùng thềm lục địa) là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
+ Diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn, tài nguyên rừng giàu có.
- Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán.
Về vị trí địa lý:
+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).
=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Hệ sinh vật biển phong phú
+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng=> Thuận lợi đánh bắt và du lịch
* Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)
- Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. (0,5 điểm)
- Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. (0,5 điểm)
* Khó khăn:
- Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần… (0,5 điểm)
- Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt… (0,5 điểm)
Do hậu quả bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hoa Kì, Anh, Tây Ban Nhà, Bồ Đào Nha.
- Do các nhà lãnh đạo của các nước Mĩ Latinh không kịp thời đề ra đường lối phát triển kinh tế độc lập mang tính cải cách, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế đất nước.
- Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: người dân hài lòng với những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, không cần lao động vất vả; do truyền thống văn hoá với chủ nghĩa chuyên chế, do các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo không tạo điều kiện cho xây dựng chế độ độc lập cả về chính trị và phát triển kinh tế, nên rơi vào vòng lệ thuộc tư bản nước ngoài,...