K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2018

Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai:

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầụ

+ Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.

+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác.

19 tháng 8 2018

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Hai dòng thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để nhấn mạnh nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả giấy, mực. Giấy không được viết trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được; mực không được dùng nên đọng lại bao nhiêu sầu tủi trong nghiên.

Hai dòng thơ “Lá vàng rơi trên giấy; / Ngoài giời mưa bụi bay.” Miêu tả ngoại cảnh – trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông đồ.

- Những dòng thơ trên được tác giả viết theo bút pháp tả cảnh ngụ tình (tả cảnh để nói lên nỗi lòng của con người). Cảnh vật phản chiếu tâm trngj của con người.

4 tháng 8 2016

biện pháp tu từ trong bài thơ là : nhân hóa

phân tích :

Hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên . 

"Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầu "
Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá "buồn , đọng" thể hiện nỗi buồn thê lương của ông . Chút lưu luyến , thương tiếc cuối cùng của lòng người cũng không còn , khiến cảnh tượng nơi ông đồ ngồi viết chở nên thê lương , ảm đạm vô cùng . Những người đồng điệu yêu thích thư pháp nay còn đâu để bút nghiên giấy mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nỗi sầu nhân thế
4 tháng 8 2016

biện pháp tu từ nhân hóa

Phân tích : 

    Trong bài Ông Đô của Vũ Đình Liêm có hai câu thơ rất hay " Giấy đỏ buồn không thắm " " Mực đọng trong nghiên sầu" . Bằng ngòi bút tinh tế và sắc sảo của mình ông đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa . Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng từ đắt " giấy đỏ " . Giấy là vật vô tri vô giác về mặt văn học. Giấy đỏ được sử dụng nhiều để viết câu đối trong các dịp Tết. Giấy lâu ngày không sửu dụng , không có ai viết, có lẽ nó sẽ rất buồn, khi viết không in mực được nữa, thấm mực được nữa. Phép tu từ nhân hóa " buồn " , "thắm " thể hiện sâu sắc nỗi buồn của sự vật hay chi chính người dùng nó. Ở câu thơ thứ hai ta có thể nhìn thấy tác giả sử dụng phép tu từ nhân hóa "nghiên" "sầu " để tạo ra cảm giác buồn hơn. Mà mực dùng để viết , lâu ngày không viết mực đọng lại sẽ trở nên buồn bã, nghiên sầu. Hai câu thơ thể hiện nỗi buồn bao trùm lên vật vô tri vô giác, đó chính là nỗi buồn dư âm của con người

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Bài tham khảo: Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa:

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Em thích nhất đoạn cuối cùng vì đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Chọn B.