K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2016

1. Nguyên nhân gây bệnh
- Sán lá gan lớn (SLGL) có hai loài: Fasciola hepattca và Fasciola gigantlca gây nên.
Loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ),Nam Mỹ (Ác-hen-ti-na. Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru). Châu Phi (Ai Cập, Ê-ti-ô-pia), Châu Á (Hàn Quốc, Pa-pua-niu-ghi-nê, I-ran và một số vùng của Nhật Bản).
Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.
- Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Người là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh.
- Vật chủ trung gian: ốc họ Lymnaea 
- Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (như rau ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong...) hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán chưa nấu chín.

2. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn

Sán lá gan lớn có kích thước 30 x 10-12mm. Ở người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da... (ký sinh lạc chỗ). Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán lá gan lớn có kích thước 140 x 80µm. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.

3. Sinh bệnh học của Sán lá gan lớn
3.1. Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan
- Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất.
- Kháng thể xuất hiện trong máu 2 tuần sau khi sán xâm nhập, sự tồn tại kháng thể trong máu là cơ sở của các phản ứng miễn dịch giúp cho chẩn đoán bệnh. Các kháng thể trong giai đoạn này chủ yếu là IgG.
- SLGL ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.

3.2. Giai đoạn xâm nhập vào đường mật
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị.
- Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
- Viêm tụy cấp.
- Là yếu tố gây bội nhiễm.

4. Triệu chứng
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người.

4.1. Lâm sàng 
a) Triệu chứng toàn thân:
- Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.
- Sốt: sốt thất thường, có thê sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài.
- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài đặc biệt ở trẻ em.
b) Các triệu chứng tiêu hoá: là các triệu chứng thường gặp nhất.
- Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị - mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
- Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.
- Một số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của một số biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hoá...
- Khám lâm sàng:
+ Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau, có dấu hiệu ấn kẽ liên sườn.
+ Có thể có dịch trong ổ bụng, đôi khi có viêm phúc mạc.
c) Các triệu chứng khác (hiếm gặp):
- Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da.
- Ho, khó thở hoặc có ban dị ứng mẩn ngứa ngoài da (biểu hiện nhiễm ký sinh trùng).
- Tràn dịch màng phổi
- Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp vú, hoặc các cơ quan khác.

4.2. Cận lâm sàng: 
a) Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng hoặc bình thường nhưng tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao.
b) Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm cho thấy hình ảnh tổn thương gan là những ổ âm hỗn hợp hình tổ o¬ng hoặc có thể thấy hình ảnh tụ dịch dưới bao gan. Trong một số trường hợp cần thiết có thể chụp cắt lớp vi tính gan (những hình ảnh này chỉ có tính chất gợi ý).
c) Phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn (chủ yếu bằng kỹ thuật ELISA) .
d) Xét nghiệm phân:
- Tìm trứng SLGL trong phân hay dịch mật (tuy nhiên tỷ lệ phát hiện được trứng sán rất thấp và còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm). Cần xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục.
- Chú ý phân biệt trứng SLGL với trứng sán lá ruột lớn.


5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định
- Yếu tố dịch tễ: người bệnh sống trong vùng SLGL lưu hành
- Lâm sàng: có một hoặc nhiều dấu hiệu lâm sàng nêu trên.
- Cận lâm sàng:
Tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao trên 8% (có thể tới 80%)
Chẩn đoán hình ảnh cho các trường hợp nghi có áp xe gan: siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) ổ bụng thấy gan có các ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc hình ảnh dày bao gan tương ứng với vị trí tổn thương hoặc hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.
Chẩn đoán miễn dịch học: ELISA phát hiện có kháng thể kháng SLGL trong huyết thanh (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Xét nghiêm phân hoặc dịch mật tìm thấy trứng SLGL.


5.2 Chẩn đoán phân biệt
- Áp xe gan do các loại ký sinh trùng khác (amip, giun đũa, Toxocara...) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường mật...).
- Ung thư gan (u gan).

6. Điều trị 
6.1. Điều trị đặc hiệu 
Thuốc được lựa chọn để điều trị đặc hiệu SLGL là Triclabendazole 250mg
- Liều lượng: 10 mg/kg cân nặng. Liều duy nhất. Uống với nước đun sôi để nguội. Uống sau khi ăn no.
- Chống chỉ định: người đang bị bệnh cấp tính khác; phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc một trong các thành phần của thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe; người bệnh trong giai đoạn cấp của các bệnh mạn tính về gan, thận, tim mạch. . .
- Tác dụng không mong muốn của thuốc: ngay sau uống thuốc (ngày điều trị đầu tiên) có thể gặp các triệu chứng:
+ Đau bụng vùng hạ sườn phải, có thể đau âm ỉ hoặc thành cơn.
+ Sốt nhẹ
+ Đau đầu nhẹ.
+ Buồn nôn, nôn
+ Nổi mẩn, ngứa.
- Xử trí tác dụng không mong muốn
+ Sử dụng thuốc giảm đau khi đau dữ dội.
+ Thuốc hạ sốt.
+ Thuốc chống dị ứng.
+ Xử trí tuỳ theo các triệu chứng lâm sàng xuất hiện.
Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng trên chỉ thoáng qua, không phải xử trí.


6.2. Điều trị hỗ trợ 
- Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm. .
- Với các trường hợp có ổ áp xe gan kích thước lớn trên 6 cm mà điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn không có hiệu quả, có thể phối hợp với chọc hút ổ áp xe.

6.3. Theo dõi và đánh giá kết quả
- Thời gian theo dõi: người bệnh được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 03 ngày kể từ ngày uống thuốc; khám lại sau 3 tháng, 6 tháng điều trị.
- Các chỉ số đánh giá sau 3, 6 tháng điều trị:
+ Lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết.
+ Số lượng bạch cầu ái toan trở về bình thường hoặc giảm
+ Siêu âm gan: kích thước ổ tổn thương gan giảm.
+ Xét nghiệm phân hoặc dịch mật không còn trứng SLGL.
- Các triệu chứng trên không giảm:
Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác. Nếu xác định là SLGL, cần điều trị bằng Triclabendazole lần thứ 2 với liều 20mg/kg cân nặng, chia 2 lần uống cách nhau 12 đến 24 giờ.
Chú ý: kháng thể có thể tồn tại lâu dài sau điều trị.

7. Phòng chống bệnh sán lá gan lớn
Nhiễm SLGL liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
- Truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
+ Không ăn sống các loại rau mọc dưới nước;
+ Không uống nước lã;
+ Người nghi ngờ nhiễm SLGL phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh SLGL tại vùng lưu hành bệnh.

Biểu hiện, triệu chứngg của bệnh do sán là gan gây ra là:

- Cơ thể động vật gầy gò, giảm sút về trọng lượng.

- Biếng ăn và lười nhác.

- Tỏ vẻ mệt mỏi.

Hậu quả: Động vật bị kiệt sức và tử vong.

- Cách phòng chống: Tắm rửa và cho động vật ăn đồ ăn sạch sẽ.

21 tháng 12 2021

D

37) Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào ?A. Sâu bọ                B. Chuột                 C. Muỗi                  D. Rệp38) Vi khuẩn nào gây bệnh nhiễm cho thỏ gây hại ?A. Vi khuẩn E coli                              B. Vi kuẩn Myonma C. Vi khuẩn Calixi.                            D.Vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi39) Động vật có số lượng cá thể giảm sút 80% thuộc nhóm động vật quý hiếm nào sau đây ?A. Rất nguy cấp...
Đọc tiếp

37) Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào ?

A. Sâu bọ                B. Chuột                 C. Muỗi                  D. Rệp

38) Vi khuẩn nào gây bệnh nhiễm cho thỏ gây hại ?

A. Vi khuẩn E coli                              B. Vi kuẩn Myonma

 C. Vi khuẩn Calixi.                            D.Vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi

39) Động vật có số lượng cá thể giảm sút 80% thuộc nhóm động vật quý hiếm nào sau đây ?

A. Rất nguy cấp (CR)

B. Nguy cấp (EN) 

C. Sẽ nguy cấp (VU)             

D. Ít nguy cấp ( LR)

40 Động vật có số lượng cá thể giảm sút 50% thuộc nhóm động vật quý hiếm nào sau đây ?

A. Rất nguy cấp (CR)

B. Nguy cấp (EN) 

C. Sẽ nguy cấp (VU)             

D. Ít nguy cấp ( LR)

 

5
8 tháng 5 2021

A-D-A-B

8 tháng 5 2021

37) Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào ?

A. Sâu bọ                B. Chuột                 C. Muỗi                  D. Rệp

38) Vi khuẩn nào gây bệnh nhiễm cho thỏ gây hại ?

A. Vi khuẩn E coli                              B. Vi kuẩn Myonma

 C. Vi khuẩn Calixi.                            D.Vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi

39) Động vật có số lượng cá thể giảm sút 80% thuộc nhóm động vật quý hiếm nào sau đây ?

A. Rất nguy cấp (CR)

B. Nguy cấp (EN) 

C. Sẽ nguy cấp (VU)             

D. Ít nguy cấp ( LR)

40 Động vật có số lượng cá thể giảm sút 50% thuộc nhóm động vật quý hiếm nào sau đây ?

A. Rất nguy cấp (CR)

B. Nguy cấp (EN) 

C. Sẽ nguy cấp (VU)             

D. Ít nguy cấp ( LR)

Câu 1: Biểu hiện nào cho biết triệu chứng bệnh sốt rét? A. Đau bụng.        B. Nhức đầu.        C. Đi ngoài D. Sốt liên miên hoặc từng cơn. Mặt đỏ ra nhiều mồ hôi đau toàn bộ cơ thể.Câu 2: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là: A. Bạch cầu       B. Ruột người          C. Hồng cầu           D. MáuCâu 3: Trùng roi di chuyển bằng cách? A. Xoáy roi vào nước        B. Sâu đo        C. Uốn lượnCâu 4: Thuỷ tức sinh sản...
Đọc tiếp

Câu 1: Biểu hiện nào cho biết triệu chứng bệnh sốt rét?
A. Đau bụng.        B. Nhức đầu.        C. Đi ngoài
D. Sốt liên miên hoặc từng cơn. Mặt đỏ ra nhiều mồ hôi đau toàn bộ cơ thể.

Câu 2: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là:
A. Bạch cầu       B. Ruột người          C. Hồng cầu           D. Máu
Câu 3: Trùng roi di chuyển bằng cách?
A. Xoáy roi vào nước        B. Sâu đo        C. Uốn lượn
Câu 4: Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào?
A. Thuỷ tức sinh sản vô tính đơn giản.        

B. Thuỷ tức sinh sản hữu tính
C. Thuỷ tức sinh sản kiểu tái sinh.
D. Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh.
Câu 5: Cơ thể của Sứa có dạng?
A. Hình trụ        B. Hình dù        C. Hình cầu        D. Hình que
Câu 6: Tập đoàn trùng roi là
A. nhiều tế bào liên kết lại.                 B. một cơ thể thống nhất.    

C. một tế bào.                D. Ý kiến khác.
Câu 7: Thức ăn của trùng giày là:
A. Vi khuẩn, vụn chất hữu cơ        B. Tảo        

C. Cá                        D. Rong 

Câu 8: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình:
A. Có di chuyển tích cực.            B. Hình thành bào xác.        

C. Có chân giả.                D. Nuốt hồng cầu.    

Câu 9: Trùng sốt rét có lối sống
A. bắt mồi.                    B. tự dưỡng.       

C. kí sinh.                    D. tự dưỡng và bắt mồi.
Câu 10: Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm
A. một lớp tế bào.                

B. ba lớp tế bào xếp xít nhau.
C. hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng
D. nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng.
Câu 11: Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào?
A. Thuỷ tức sinh sản vô tính đơn giản.        

B. Thuỷ tức sinh sản hữu tính
C. Thuỷ tức sinh sản kiểu tái sinh.
D. Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh.
Câu 12: Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì:
A. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ôxi nên giun đất phải chui lên mặt đất
B. Giun đất thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới
C. Giun đất chui lên mặt dất để dễ dàng bơi lội

D. Giun đất tìm thức ăn

0
2 tháng 3 2020

*Sự diệt vong của khủng long xảy ra cách đây 65 triệu năm, do:

+ Cạnh tranh về lượng thức ăn

+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh.

5 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nhiều~

20 tháng 11 2016

Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

26 tháng 12 2021

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.