K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 6 2017

Trợ ngại:
-Tệ nạn xảy xã hội xảy ra nhiều
-Làm xã hội thẩm chí là quốc gia kém phát triển
-Dịch bệnh xảy ra nhiều làm tốn kém cho xã hội

- Dân cư phải phiêu tán ra vùng đô thị khiến việc đô thị hóa ảo.
- Quốc gia chậm phát triển xuất hiện nhiều khu ổ chuột ở các thành phô lớn

7 tháng 6 2017

Đảng và nhà nước ta đã có chính sách xóa đói giảm nghèo là :

- Trợ cấp lương thực, tiền cho các hộ nghèo, đói.

- Hỗ trợ cho vay vốn xóa đói giảm nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

- Giảm và miễn một số loại thuế....

1 tháng 7 2017

Cần phải dành những khoản chi cần thiết để xóa đói, giảm nghèo, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung.

23 tháng 4 2018

- Trợ cấp lương thực, tiền cho các hộ nghèo, đói.

- Hỗ trợ cho vay vốn xóa đói giảm nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

- Giảm và miễn một số loại thuế....

12 tháng 5 2019

Đông Nam Á có 11 quốc gia, dân số 556,2 triệu người (2005), diện tích khoảng 4,2 triệu km2, đặc điểm dân cư, xã hội có những khó khăn sau:

   - Thiếu nguồn lao động có trình chuyên môn kĩ thuật cao.

   - Kinh tế phát triển chưa ảnh hưởng tới việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

   - Đa số dân tộc phân bố không đều theo biên giới quốc gia, trở ngại quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

3 tháng 7 2017

- Số dân đông, mật độ dân số cao, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khá cao (hiện nay có xu hướng giảm). Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.

- Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây sức ép đến tài nguyên đất đai và khó khăn trong giải quyết việc làm, trong khi các vùng giàu tài nguyên ở miền núi thiếu lao động.

- Các quốc gia có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn đỉnh chính trị, xã hội ở mỗi nước.

18 tháng 3 2017

* Dân cư

   - Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. (1 điểm)

   - Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn… (0,5 điểm)

   * Xã hội

   - Thuận lợi:

   + Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. (0,5 điểm)

   + Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. (0,5 điểm)

   - Trở ngại:

   + Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước. (0,5 điểm)

   + Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,… (0,5 điểm)

28 tháng 7 2023

Tham khảo

- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.

+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.

+ Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.

- Các ngành kinh tế ở Nhật Bản:

+ Ngành công nghiệp Nhật Bản phát triển hàng đầu thế giới, Nhật Bản có cơ cấu công nghiệp đa dạng.

+Ngành nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản.

+ Ngành dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết

- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.

- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.

2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)

- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.

- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc

a) Chiến lược kinh tế mới

Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :

+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

+ Nâng cao đời sống nhân dân.

-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.

b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000

- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).

- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…

+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.