K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2021

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Hồn thơ của Xuân Quỳnh mang nhiều dáng dấp mới lạ, có khi mãnh liệt, vội vàng, có khi lại dịu dàng, đằm thắm, có khi bình dị thấm đẫm yêu thương. Thơ bà chủ yếu viết về tình yêu, tình cảm gia đình và quê hương đất nước. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là tác phẩm thành công của bà. Khổ thơ đầu bài thơ là một trong những khổ thơ hay nhất của bài, tạo tiền đề cho sự phát triển những khổ thơ tiếp theo với những dòng cảm xúc dung dị và chân thành.

"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục..cục tác.. cục ta
Nghe xảo động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"

Cuộc sống nơi chiến trận vất vả và gian nan, bao hiểm nguy của chiến trường không làm cho tâm hồn người chiến sĩ run sợ, quyết tâm chiến đấu vì Tổ quốc thân yêu. Đường hành quân ra trận đầy xa xôi hiểm trở, những phút giây nghỉ ngơi trở nên quý báu vô cùng, đó là khoảng thời gian sau bao mệt mỏi được thảnh thơi đôi chút, giữ sức lực cho cuộc hành quân tiếp theo. Bên xóm nhỏ dừng chân, người chiến sĩ nghe tiếng gà nhảy ổ , thứ âm thanh rõ ràng mà quên thuộc :" cục.. cục tác..cục ta." Bao âm thanh, bao hình ảnh giữa đời sống, tác giả lại ấn tượng với tiếng gà, âm thanh thốt lên bình dị, gần gũi ấy đã gợi lên trong lòng tác giả những nỗi niềm, xúc cảm khó phai. Phải chăng đó là tiếng gà mang theo niềm hy vọng, niềm vui, tiếng gà chất chứa bao kí ức của tuổi nhỏ trong trái tim người chiến sĩ.

Tiếng gà vọng lại bạn trưa khiến tâm hồn người chiến sĩ thổn thức, nỗi nhớ trỗi dậy:

" Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"

Điệp từ " nghe" được đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm những trạng thái trong lòng người chiến sĩ khi thổn thức bởi tiếng gà. Tiếng gà trưa làm cho cảnh vật, âm thanh trở nên đa dạng, sinh động hơn. Nắng trở nên có hồn hơn bởi thiên nhiên, con người dường như cảm nhận được nét tươi mới trong thiên nhiên, thêm niềm tin hơn giữa chiến trường khắc nghiệt. Tiếng gà mang yêu thương đến khiến đôi bàn chân mệt mỏi thường ngày dần tan biến thay vào đó là sự phấn chấn, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh cho chiến sĩ. Tiếng gà còn mang bao nỗi niềm tuổi thơ, đánh thức những kí ức của ngày xưa bên bà với ổ trứng hồng trong tác giả, đó là những kỉ niệm đẹp, luôn tràn ngập, cất dấu trong cháu biết bao lâu, này tiếng gà bà ùa về bao kí ức tuyệt diệu ấy. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác và cả những chuyển đổi tinh vi trong tâm hồn đã tạo nên những câu thơ đầy ấn tượng.

Tiếng gà làm cảnh vật thay đổi mà còn người cũng đổi thay, từ đời sống đi vào bản thể gợi nên những cùng bậc trong tình cảm của tác giả. Tiếng gà trưa vượt không gian và thời gian đã trở về bên cháu ,bên bà với biết bao điều bình dị thân thương. Nhắc đến làng quê việt là nghĩ đến cây đa, bến nước, cánh đồng dòng sông hay tiếng gà gáy mỗi sớm mai. Tiếng gà trở nên thân thuộc mà bao nhà thơ đã viết nên những xúc cảm chân thành ấy. Đến với Xuân Quỳnh tiếng mang đầy ý nghĩa, ẩn sâu trong tiếng cục tác thân quen ấy là cả một khung trời kí ức, là tình yêu thiết tha của người bà, là sự kính trọng yêu thương của cháu gửi đến bà. Và rộng hơn nữa đó là tình yêu quê hương, tổ quốc, thân thương.

Chỉ với 6 câu thơ viết theo thể 5 chữ không gò bó mà Xuân Quỳnh đã tạo nên được nhịp điệu đầy hứng khởi, tự nhiên. Khổ thơ hay và sinh động trong cái hồn của âm thanh và lòng người.

21 tháng 2 2021

Vũ Đình Liên là một nhà thơ tài năng có niềm hoài cảm đẹp đẽ với những giá trị xưa cũ. Trong lòng nhà thơ luôn chứa chất những ưu tư, nỗi luyến tiếc quá khứ với những vẻ đẹp chân mỹ. Bài thơ "Ông Đồ" là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên, bằng lối thơ năm chữ đơn giản, ông đã khắc hoạ nên hình ảnh ông đồ đầy đặc sắc và để lại cho người đọc nhiều chiêm nghiệm.

"Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏTrên phố đông người qua"

Ngày xưa, khi mà con người coi trọng nét đẹp con chữ, nền Nho giáo đang phát triển, người người thường tìm đến những ông đồ để xin chữ như một truyền thống tốt đẹp. Xin chữ không chỉ là cầu may mắn, an yên, xin chữ còn xuất phát từ tấm lòng trân trọng cái đẹp, trân trọng nghệ thuật tuyệt mỹ. Ông đồ không chỉ là tên gọi của những người theo Nho học và có vốn Nho học mà còn để chỉ một nghề cho chữ, vì thế mà cứ mỗi độ xuân về, khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông đó ngồi viết chữ. Mực tàu, giấy đỏ bày biện giữa phố đông để cho chữ như một công việc quen thuộc. Nhìn những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng hoa, ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay, tài năng của ông đồ già. Phải chăng, tác giả phải trân trọng và yêu quý tài năng của ông đồ mới viết nên những vần thơ tinh tế và gợi cảm như thế. Tứ thơ như hiện ra trước mắt người đọc những nét chữ cùng đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nhuần nhuyễn mà điêu luyện vô cùng:

"Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phương múa rồng bay"

Nhưng rồi, quá khứ vàng son kia đã đi đâu, khi mà nghệ thuật không được "sủng ái" nữa thì người nghệ sĩ trở nên thất thế. Xuân đi rồi xuân đến, ông đồ vẫn ngồi đó chỉ có người thưởng thức, người yêu cái đẹp xưa kia đã vô tình.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâuGiấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.Ông đồ vẫn ngồi đóQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ kia. Những nét chữ bay bổng trên giấy đỏ xưa kia cũng không còn bởi thiếu người thuê viết. Hình ảnh nhân hoá "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" càng tô đậm thêm nỗi chán chường, buồn bã của thực tại. Đến nét bút, tờ giấy còn buồn bã khi bị bỏ rơi lãng quên thì huống gì là tâm hồn của một con người, đặc biệt là của người nghệ sĩ với những sự nhạy cảm đáng thương. Cảnh vật dường như cũng mang bầu tâm sự, nặng nỗi lòng thê lương như đang đồng cảm với người nghệ sĩ:

"Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Rồi thời gian cứ thế qua đi, vô tình khiến lòng người cũng đổi thay theo tháng năm. Năm nay đào vẫn khoe sắc thắm, xuân lại về trên muôn nẻo quê hương, nhưng bóng dáng ông đồ xưa không ai thấy nữa. Câu thơ cất lên như một niềm tiếc nuối khôn nguôi của tác giả:

"Không thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?"

Những người xưa kia từng xin ông từng con chữ, tấm tắc ngợi khen những nét chữ kia nay đã đâu rồi? Làm sao có thể không nghẹn ngào, xót xa cho được. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" là niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Đồng thời, câu thơ còn tô đậm thêm nét đáng thương của ông đồ, một nghệ sĩ đầy tài năng và đáng được trân trọng nhưng lại trở thành nạn nhân của sự lãng quên.

Hình ảnh ông đồ được tác giả khắc hoạ đầy tinh tế. Qua đó, ta thêm hiểu được những giá trị truyền thống đẹp đẽ, thêm đồng cảm và trân trọng hơn những chân giá trị cũ, đích thực. Bài thơ như một lời nhắn nhủ chân tình tới mọi người về sự trân quý quá khứ.

21 tháng 2 2021

Ngày xưa, khi mà con người coi trọng nét đẹp con chữ, nền Nho giáo đang phát triển, người người thường tìm đến những ông đồ để xin chữ như một truyền thống tốt đẹp. Xin chữ không chỉ là cầu may mắn, an yên, xin chữ còn xuất phát từ tấm lòng trân trọng cái đẹp, trân trọng nghệ thuật tuyệt mỹ. Ông đồ không chỉ là tên gọi của những người theo Nho học và có vốn Nho học mà còn để chỉ một nghề cho chữ, vì thế mà cứ mỗi độ xuân về, khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông đó ngồi viết chữ. Mực tàu, giấy đỏ bày biện giữa phố đông để cho chữ như một công việc quen thuộc. Nhìn những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng hoa, ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay, tài năng của ông đồ già. Phải chăng, tác giả phải trân trọng và yêu quý tài năng của ông đồ mới viết nên những vần thơ tinh tế và gợi cảm như thế. Tứ thơ như hiện ra trước mắt người đọc những nét chữ cùng đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nhuần nhuyễn mà điêu luyện vô cùng:

 

"Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phương múa rồng bay"

Nhưng rồi, quá khứ vàng son kia đã đi đâu, khi mà nghệ thuật không được "sủng ái" nữa thì người nghệ sĩ trở nên thất thế. Xuân đi rồi xuân đến, ông đồ vẫn ngồi đó chỉ có người thưởng thức, người yêu cái đẹp xưa kia đã vô tình.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâuGiấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.Ông đồ vẫn ngồi đóQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

 

Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ kia. Những nét chữ bay bổng trên giấy đỏ xưa kia cũng không còn bởi thiếu người thuê viết. Hình ảnh nhân hoá "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" càng tô đậm thêm nỗi chán chường, buồn bã của thực tại. Đến nét bút, tờ giấy còn buồn bã khi bị bỏ rơi lãng quên thì huống gì là tâm hồn của một con người, đặc biệt là của người nghệ sĩ với những sự nhạy cảm đáng thương. Cảnh vật dường như cũng mang bầu tâm sự, nặng nỗi lòng thê lương như đang đồng cảm với người nghệ sĩ:

"Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Rồi thời gian cứ thế qua đi, vô tình khiến lòng người cũng đổi thay theo tháng năm. Năm nay đào vẫn khoe sắc thắm, xuân lại về trên muôn nẻo quê hương, nhưng bóng dáng ông đồ xưa không ai thấy nữa. Câu thơ cất lên như một niềm tiếc nuối khôn nguôi của tác giả:

"Không thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?"

Những người xưa kia từng xin ông từng con chữ, tấm tắc ngợi khen những nét chữ kia nay đã đâu rồi? Làm sao có thể không nghẹn ngào, xót xa cho được. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" là niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Đồng thời, câu thơ còn tô đậm thêm nét đáng thương của ông đồ, một nghệ sĩ đầy tài năng và đáng được trân trọng nhưng lại trở thành nạn nhân của sự lãng quên.

 

13 tháng 7 2018

Phân tích khổ đầu chủa bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai

Mùa xuân là chim hót trên cành cây

Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai

Thoáng trên mắt môi bao nụ cười...

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ’’ của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và “sống” hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái “nhỏ” ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ!tiếng hát vui say

Con chim chiền chiện

Trên đồng lúa chiêm

Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: “Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!”.

“Từng giọt long lanh”... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và “trông thấy” được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái “lộc” của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc “Mùa xuân nho nhỏ”, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

14 tháng 7 2018

"Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc".

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời".

"Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

+ Đảo từ 'mọc' lên đầu câu, nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của bông hoa tím nhỏ bé

+ Nhân hóa: gọi chim 'ơi' như gọi một người bạn thân thiết của mình thể hiện sự yêu mến thiên nhiên của tác giả

+) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Tiếng hót của chim trở thành những'giọt long lanh rơi'. Lúc này t/g không chỉ còn cảm nhận tiếng chim bằng mắt nữa mà còn bằng cả xúc giác.Tiếng chim thật xúc động, đẹp và ấn tượng biết chừng nào

Qua đó ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu mến, nâng niu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời của Thanh Hải

16 tháng 4 2018

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

16 tháng 4 2018

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

30 tháng 8 2018

Hình ảnh: " Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vạt như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết về lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”

  • Đây là một câu văn biểu cảm dài, nhịp văn dồn dập, liên tiếp nhiều động từ mạnh, liệt kê, tăng tiến, so sánh, cách nói phóng đại, qua đó thể hiện một ý nghĩa táo tợn, bất cần đầy phẫn lô đang trào sôi như một cơn giông tố trong lòng cậu bé.

-Đó là tâm trạng đau đớn, ấm ức, căm giận đến tột cùng, các từ ” cắn”, ” nhai”, “nghiền” nằm trong một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật.

-Càng căm giận bao nhiêu, bé Hồng càng thương mẹ, tin tưởng mẹ bấy nhiêu, từ tình yêu thương với mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy suy nghĩ sâu sắc hơn.

2 tháng 2 2019

Biện phá tu từ của 4 câu thơ cuối là: bptt hoán dụ ''Hồn ở đâu bây giờ?''

3 tháng 6 2021

Tham khảo

- Biện pháp liệt kê:

+ (Ta thường) tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa

+ (chỉ căm tức chưa) xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù.

+ trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta gói trong da ngựa,

- Biện pháp so sánh:

+Ruột đau như cắt

- Phân tích:

+ Thể hiện nỗi căm giận, phẫn uất quân giặc đến quên ăn, mất ngủ của Trần Quốc Tuấn.

+ Mối căm thù, uất hận vô hạn với quân giặc.

+ Sẵn sàng xông pha ra chiến trường, hi sinh tất cả để trả mối quốc thù, quốc hận.