K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2016

- Cơ cấu kt theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính = % theo đơn vị GNP hoặc GDP so với tổng giá trị sản lượng của nền
kt cả nước.
Thí dụ: Cơ cấu kt theo ngành của nước ta trong CN năm 1990 là:
          + CN nhiên liệu chiếm 7%
          + CN năng lượng 10%
          + CN hoá chất 6%
          + CN vật liệu xây dựng 10%
          + CN chế biến thực phẩm 30%
          + CN sản xuất hàng tiêu dùng 15%
          + Các ngành khác 22%
- Cơ cấu kt lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp kt nói chung trên từng vùng lãnh thổ của cả nước và sự phát triển kt
của mỗi vùng đó cũng được tính bằng % so với tổng giá trị sản lượng cuả nền kt ở cả nước.
Thí dụ: Cơ cấu ngành CN phân theo vùng ở nước ta vào năm 1995 là:
         + Trung du miền núi phía Bắc 7,4%
         + ĐBSH 16,5%
         + Bắc Trung Bộ 4,2%
         + Duyên hải Nam Trung Bộ 5,7%
         + Tây Nguyên 1,4%
         + Đông Nam Bộ 51,9%
         + ĐBSCL 12,9%
* Mối quan hệ:

- Khi cơ cấu kt theo ngành mà phát triển mạnh thì có nghĩa là trong cơ cấu kt đã hình thành nhiều ngành mới, nhiều nhà
mày, xí nghiệp mới làm cho cơ cấu kt ngày càng đa dạng hơn. Nhưng sự hình thành các nhà máy xí nghiệp đó cần thiết phải được
phân bố trên những vùng lãnh thổ cụ thể nào đó. Cho nên cơ cấu kt theo ngành phát triển thì sẽ kéo theo cơ cấu kt lãnh thổ phát
triển theo.

- Khi cơ cấu kt lãnh thổ phát triển có nghĩa là các nhà máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý và sự phân bố hợp lý đó sẽ kích
thích các xí nghiệp đó hoạt động có hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời khi các nhà máy hoạt động có hiệu quả
cao thì sẽ tác động ngược lại làm cho cơ cấu kt theo ngành ngày càng phát triển mạnh hơn sẽ hình thành thêm nhiều nhà máy, xí
nghiệp mới nữa.
Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu kt theo ngành và theo lãnh thổ chỉ là hai mặt của một vấn đề thống nhất vấn đề đó là cơ
cấu kt luôn luôn có mối qua lại ràng buộc với nhau, tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau được.

28 tháng 1 2016

* Giải thích:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính theo giá trị sản lượng so với tổng giá trị sản lượng của toàn
bộ ngành công nghiệp cả nước. Ví dụ minh hoạ cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta (1990).
       . Ngành công nghiệp nhiên liệu chiếm 7% so với tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước.
       . Ngành điện năng chiếm 10%
       . Ngành hóa chất chiếm 11%
       . Ngành Vật liệu xây dựng chiếm 12%
       . Ngành luyện kim chiếm 9%
       . Chế biến lương thực thực phẩm 30%
       . Sản xuất hàng tiêu dùng 15%
       . Các ngành khác 16%

- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp công nghiệp 1 cách khác nhau giữa các vùng. Đồng
thời sự phát triển công nghiệp ở mỗi vùng đó cũng được tính = tỉ trọng theo giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp trong mỗi
vùng so với cả nước. Ví dụ minh hoạ.
Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp của nước ta (1992-1995)
        - Trung du miền Núi phía Bắc 7,4%
        - Đồng bằng sông Hồng 15,6%
        - Bắc Trung Bộ 4,2%
        - Duyên hải Nam TB 5,7%
        - Tây Nguyên 1,4%
        - ĐNBộ 51,9%
        - ĐBSCL 12,9%

* Mối quan hệ giữa cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ.
- Khi cơ cấu công nghiệp theo ngành mà phát triển có nghĩa là trong cơ cấu công nghiệp sẽ hình thành thêm nhiều ngành
mới dẫn đến cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đa dạng nhưng sự hình thành thêm các ngành công nghiệp mới cần thiết phải
được phân bố cụ thể các nhà máy, xí nghiệp trên những vùng lãnh thổ nào đó. Vì vậy khi cơ cấu công nghiệp theo ngành mà phát
triển thì kéo theo cơ cấu công nghiệp lãnh thổ cũng phát triển.

- Khi cơ cấu công nghiệp lãnh thổ mà phát triển có nghĩa là các nhà máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý trên những vùng
lãnh thổ nào đó. Sự phân bố hợp lý đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho cơ cấu công nghiệp theo ngành ngày càng phát triển mạnh mẽ
hơn nữa. Tạo thành thêm nhiều nhà máy hơn nữa và làm cho cơ cấu ngành ngày càng đa dạng hơn.

- Qua đó ta thấy cơ cấu công nghiệp theo ngành và cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chỉ là 2 mặt của 1 vấn đề thống nhất
vấn đề đó là cơ cấu công nghiệp mà chúng luôn luôn quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau
được.

11 tháng 1 2018

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét giải thích

* Nhận xét

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch rõ nét trong giai đoạn 1990 - 2010:

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ chỗ chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu năm 1990 (45,6%) đã giảm xuống còn 12,6% (năm 2010), giảm 33,0% và hiện đứng vị trí thấp nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng từ chỗ chiếm vị trí thấp nhất trong cơ cấu năm 1990 (22,7%) đã tăng lên 43,8% (năm 2010), tăng 21,1% và hiện chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng khu vực dịch vụ cũng tăng, từ 31,7% (năm 1990) lên 43,6% (năm 2010), tăng 11,9% và hiện vẫn đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu.

* Giải thích

- Do công cuộc đổi mới đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Đồng bằng sông Hồng đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, vì cơ cấu kinh tế cũ không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. 

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

4 tháng 11 2018

XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thuỷ sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực.

 

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ

   + Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

   + Ở khu vục II: Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai mỏ có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

   + Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…

Thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chù đạo trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.

Lãnh thổ kinh tế

- Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động.

- Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành.

- Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành.

29 tháng 8 2018

a) Thực trạng và các định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

* Thực trng

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ).

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

* Các định hướng chính

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đ xã hội và môi trường.

- Chuyển dịch trong nội bộ ngành:

+ Phương hướng chung: trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá.

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại gim tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn liền với vic hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kì thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hi Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - dào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triên kinh tế của vùng

- Về kinh tế: cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng.

- Về xã hội: tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ci thiện chất lượng cuộc sống,...

- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường: cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triến bền vững.

28 tháng 2 2016

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.

- Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước.

- Nhằm giải quyết những hạn chế của vùng về tài nguyên.

- Nhằm phát huy các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như các nguồn lực bên ngoài.

1 tháng 3 2016

a) Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

- Chuyển dịch giữa các khu vực của nền kinh tế : giảm tỉ trọng của khu vữ I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II ( công nghiệp - xây dựng) và khu vực III ( dịch vụ)

- Chuyển dịch trong nội bộ ngành :

   + Phương hướng chung : trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa

    + Khu vực I : giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản; trong trồng trọt, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, ăn quả.

     + Khu vực II : Chuyển dịch gắn với hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (lương thực, thực phẩm, dệt, may, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, kĩ thuật điện)

     + Khu vực III : Khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển du lich và các ngành dịch vụ khác (tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,..)

b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triển kinh tế của vùng

- Về kinh tế : cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng

 - Về xã hội : Tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường : cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững.

 

5 tháng 1 2017

Đáp án D

1 tháng 9 2023

Chọn đáp án D. 4

18 tháng 6 2018

Đáp án B

Công cuộc xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả cao không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

3 tháng 11 2018

Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở đặc điểm tính mùa vụ của sản xuất, sản phẩm nông nghiệp có sự phân hóa theo mùa => Chọn đáp án C

5 tháng 10 2019

Hướng dẫn: SGK/85, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: D