K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói mẫu

     Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định dựa trên ý chí của người khác (bố mẹ, người thân, gia đình) - sự lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Vậy chúng ta có thể làm gì khi đứng trước mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình trong lựa chọn con đường tương lai của chính mình.

      Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn. Lối đi ấy có thể xa xôi, đầy chông gai thử thách. Người bước trên con đường ấy sẽ phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, đó lại là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công, thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão.

     Đôi khi chúng ta tự hỏi việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình? Trong quá trình lựa chọn đường đi, chúng ta có thể gặp phải nhiều sự băn khoăn, phân vân không biết nên làm gì và khi ấy chúng ta sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh, sự giúp đỡ từ bố mẹ, gia đình, bạn bè. Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Những chúng ta cũng không nên hoàn toàn thuận theo ý họ mà bỏ quên suy nghĩ của bản thân, đánh mất ý kiến cá nhân của riêng mình.

     Khi lựa chọn, chúng ta cũng cần phải tự hỏi bản thân, sự suy nghĩ xem mình muốn gì, nên làm gì. Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Ý kiến của cá nhân không hẳn đã đúng nhưng nó là suy nghĩ, sự lựa chọn từ sâu trong bạn, là điều bạn mong muốn. Tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

     Mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái và mặt phải, mặt tối và mặt xấu. Ý chí của người khác và thuật theo bản thân cũng vậy, hai ý kiến chưa hẳn là tốt nhất, cũng không chắc sẽ là xấu nhất mà chúng bổ sung cho nhau. Để có thể đưa ra một sự lựa chọn thích hợp, bạn nên dựa vào ý chí của người khác cùng với sự mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Nêu vấn đề

     Khái quát suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm trong vấn đề chọn đường đi trong cuộc sống.

2. Giải quyết vấn đề

- Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn.

- Việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình?

+ Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn.

+ Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình.

- Để đưa ra một sự lựa chọn đúng nên dựa vào ý chí của người khác và mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có sự lựa chọn tốt nhất.

3. Kết luận

      Khẳng định lại mối quan hệ trên và ý nghĩa của sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống.

Bài nói mẫu

     Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định dựa trên ý chí của người khác (bố mẹ, người thân, gia đình) - sự lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Vậy chúng ta có thể làm gì khi đứng trước mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình trong lựa chọn con đường tương lai của chính mình.

      Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn. Lối đi ấy có thể xa xôi, đầy chông gai thử thách. Người bước trên con đường ấy sẽ phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, đó lại là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công, thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão.

     Đôi khi chúng ta tự hỏi việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình? Trong quá trình lựa chọn đường đi, chúng ta có thể gặp phải nhiều sự băn khoăn, phân vân không biết nên làm gì và khi ấy chúng ta sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh, sự giúp đỡ từ bố mẹ, gia đình, bạn bè. Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Những chúng ta cũng không nên hoàn toàn thuận theo ý họ mà bỏ quên suy nghĩ của bản thân, đánh mất ý kiến cá nhân của riêng mình.

     Khi lựa chọn, chúng ta cũng cần phải tự hỏi bản thân, sự suy nghĩ xem mình muốn gì, nên làm gì. Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Ý kiến của cá nhân không hẳn đã đúng nhưng nó là suy nghĩ, sự lựa chọn từ sâu trong bạn, là điều bạn mong muốn. Tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

     Mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái và mặt phải, mặt tối và mặt xấu. Ý chí của người khác và thuật theo bản thân cũng vậy, hai ý kiến chưa hẳn là tốt nhất, cũng không chắc sẽ là xấu nhất mà chúng bổ sung cho nhau. Để có thể đưa ra một sự lựa chọn thích hợp, bạn nên dựa vào ý chí của người khác cùng với sự mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

6 tháng 3 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 1)

- Xác định đối tượng, nội dung và yêu cầu của cuộc thảo luận.

- Xem lại văn bản Thị Mầu lên chùa và tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo về vấn đề thảo luận.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài thảo luận bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Ý kiến của em như thế nào trước hai nhận xét nêu trên (Tán thành ý kiến nào hay tán thành cả hai; hoặc đồng ý với những điểm hợp lí nào của mỗi ý kiến mà mình cho là đúng,...)?

→ Em tán thành với cả hai ý kiến nhưng nghiêng nhiều vào ý kiến thứ hai. Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

+ Vì sao em lại có ý kiến như vậy (Vì sao em tán thành hoặc không tán thành ý kiến đánh giá Thị Mầu lẳng lơ, xấu tính và vì sao đồng ý hoặc không đồng ý với nhận xét Thị Mầu dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách?) ?

→ Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. 

+ Em sẽ sử dụng những dẫn chứng nào trong đoạn trích để làm rõ và thuyết phục mọi người về ý kiến của mình?

→ Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. 

 

- Lập dàn ý cho bài thảo luận:

Mở đầu

Nêu vấn đề cần thảo luận: Nên đánh giá nhân vật Thị Mầu như thế nào?

Nội dung chính

+ Nêu ý kiến của em về vấn đề thảo luận (ví dụ: không đồng tình với ý kiến thứ nhất, ủng hộ ý kiến thứ hai hoặc có điểm đồng tình, có điểm không đồng tình với cả hai ý kiến,...).

+ Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người về ý kiến của mình.

Kết thúc

Khẳng định lại ý kiến của em và đề nghị mọi người trao đổi, thảo luận.

 

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).

 

* Bài nói mẫu tham khảo:

Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ có sức sống lâu bền trong dân gian, vớ chèo trụ vững với thời gian là tác giả đã xây dựng thành công chân dung người phụ nữ với những tính cách trái ngược với xã hội phong kiến bấy giờ. Bởi vậy khi đọc hay xem vở chèo này: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách.

     Thị Mầu là một cô gái trẻ đẹp được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ Chèo rất đặc trưng, đa dạng, phong phú. Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của tình yêu đối với những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến khác với số đông nhân vật nữ chính khi ra trò đều mang những nét chung của tính cách được giáo dục trong nếp lễ giáo gia đình phong kiến với nền luân lý Nho gia. Nhân vật Mầu xuất hiện đã thu hút người nghe, người xem qua lời giới thiệu độc đáo. Thị Mầu là hình tượng khiến người tiếp nhận có ấn tượng đậm nét với vẻ ngoài của nhân vật. Vẻ đẹp ngoại hình của Mầu có sự cộng hưởng của cái yếm thắm trong đó thổn thức bộ ngực con gái thèm khát yêu đương, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, với con mắt sắc như dao cau, với nụ cười tươi nở ra trên đôi môi đỏ mọng, và với cái thân hình uốn éo luôn để lộ những đường cong khêu gợi…Thị Mầu từ kịch bản văn học bước ra sân khấu đã hút hồn người xem bởi chính ánh mắt đong đưa, lúng liếng, lời nói ngọt ngào, sóng sánh như mật, nụ cười môi thắm, răng trắng ngọc ngà mời mọc, năm ngón tay búp măng nõn nà xòe, phẩy quạt, váy áo bay tung, dải thắt lưng xanh phấp phới, quấn quyện ngay trên đầu chú tiểu trẻ đang ngồi gõ mõ, niệm kinh, chịu trận như hóa đá... những bước đi vòng rộng nhún nhẩy, dáng dấp phóng túng bay bướm đầy ắp sinh khí như muốn phá tung mọi ràng buộc của lễ nghi phong kiến. Rõ ràng vẻ bên ngoài của Thị Mầu đã toát lên tính cách, việc làm, tâm tư của Thị. Nguyên tắc đối lập trong xây dựng nhân vật chèo cổ đã làm nổi bật hai hình tượng. Thị Kính – áo nâu sồng, miệng tụng kinh, tay gõ mõ, ngồi bất động, Thị Mầu áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ, tay cầm quạt, thoắt gập, thoắt xòe…Thị Kính trần tư bao nhiêu thì Thị Mầu cuồng nhiệt bấy nhiêu. Thị Kính dịu dàng, kín đáo, đoan trang, Thị Mầu lại mạnh mẽ, lẳng lơ, táo bạo. Thị Kính càng né tránh thì Thị Mầu càng lăn xả để thỏa mãn dục tình. Không chỉ bộc lộ cảm thức về thân phận, tính cách bản năng. Họ khao khát được yêu – một tình yêu chân thành, và ở một chừng mực nhất định, chèo đã hé lộ những khát khao tính dục từ phía người phụ nữ - một dục vọng hết sức con người. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Sự thật có biết bao người con gái đau khổ, bất hạnh vì hôn nhân không tình yêu bởi hệ luật ép duyên. Nên lời Thị Mầu thể hiện sự phản kháng với lễ giáo vô lý trong xã hội mà quyền yêu và lấy người mình yêu không được ủng hộ, chấp thuận. Thị Mầu trong chèo cũng là một tấm gương điển hình về sự phá phách, chống lại những trói buộc của chế độ phong kiến hà khắc, khát khao hướng tới hạnh phúc của người phụ nữ thời bấy giờ. Người phụ nữ này dám bộc lộ hết mình, biết sống, biết khao khát tận hưởng với đời. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu.Thị cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Mầu ở đây thật mới. Cô chấp nhận, van lơn thứ tình “ở trọ”, “qua đường” và chính trong cái quyết liệt đó đã mai phục sẵn một tâm thế liều lĩnh: “mai sau dù có ra sao cũng đành” sẽ được bùng lên ở những chặng sau trong cuộc đời cô. Sự nổi loạn của Thị Mầu là thách thức xã hội:

“Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn

Chính chuyên chẳng để sơn son mà thờ”

     Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. Có bao nhiêu cô gái thời đại ấy đã dám làm thế như Thị Mầu. Đến ngay cả Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. Và nghệ thuật dân gian mang hơi thở của cuộc sống. Nên con người của nghệ thuật phải chăng chính là con người của cuộc đời. Và khát vọng của Thị Mầu là của bao cô gái trong xã hội phong kiến. Qua những phân tích trên thì mọi người có thể thấy rõ là em nghiêng về quan niệm thứ hai nhiều hơn.

     Tóm lại Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc. 

30 tháng 8 2023

Dàn ý bài nói

Nội dung trong văn bản nội quy sử dụng thư viện lớp học.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

- Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

 

Bài nói mẫu

Phòng GD & ĐT ….                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường ……                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Nội quy việc sử dụng thư viện ở lớp học

1. Bạn đọc của Thư viện

     Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp học đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

2. Trách nhiệm của bạn đọc

a) Khi vào thư viện: báo cáo với học sinh phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.

b) Trong thư viện

- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

c) Khi ra khỏi thư viện:

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.

1. Sử dụng tài liệu Thư viện

     Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

a) Đọc tại chỗ

- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;

- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;

- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.

b) Mượn về nhà

     Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

2. Xử lý vi phạm

     Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

3. Tổ chức thực hiện

     Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.

…, ngày … tháng … năm …

   Giáo viên chủ nhiệm                                                                        Cán bộ phụ trách thư viện

      (Ký tên, đóng dấu)                                                                           (Ký và ghi rõ họ tên)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.

20 tháng 1 2017

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

- Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li)- thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa)- dòng Trường Giang mênh mông, hun hút

   + Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn

   + Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn

- Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói

   + Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân

   + Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu- nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới

   + Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly

- Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau

→ Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

VD: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Gợi ý bài làm:

1. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói cần nghị luận, nêu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu nói: Vai trò của cuộc đời với thơ ca, giá trị của thơ ca là cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Thơ trước hết là cuộc đời.

  + Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn chương là gắn bó sâu sắc với cuộc sống và vì cuộc sống - giá trị nhân đạo.

  + Thơ được kết tinh bởi những rung động và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ với thế giới xung quanh nên chất liệu thơ chính là những chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là những sự vật hoặc từ chính cuộc đời nhà thơ.

  + Lấy dẫn chứng phân tích: Sang thu, Tây Tiến... phân tích chất liệu cuộc đời được sử dụng để sáng tạo bài thơ.

  + Đánh giá lại giá trị của thơ.

- Thơ là nghệ thuật:

  + Nếu cuộc đời bước vào trong thơ mà không được trau chuốt sẽ thô sơ và không có tính nghệ thuật.

  + Tất cả chất liệu cuộc sống được phát hiện và chọn lựa đều phải được mài giũa mới trở thành hình ảnh thơ.

  + Nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đưa cuộc sống bình thường vào những bài thơ dạt dào cảm xúc

  + Dẫn chứng: thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Huy Cận...

3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu nói và rút ra bài học tiếp nhận văn học.