Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không cần làm những điều lớn lao, mỗi chúng ta chỉ cần thay đổi những thói quen rất nhỏ trong đời sống hàng ngày cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Tháng 3 này, có một hoạt động đáng chú ý mà những người yêu việc bảo vệ môi trường đều đang chờ đợi, đó chính là Giờ Trái Đất (Earth Hour).
Giờ Trái Đất là là sự kiện quốc tế hàng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) sáng lập. Chiến dịch kêu gọi cộng đồng tắt đèn điện và các thiết bị điện trong một giờ đồng hồ, từ 8h30 đến 9h30 tối ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Năm nay, Giờ Trái Đất sẽ diễn ra vào ngày 25/3.
Tại Việt Nam, chiến dịch mang thông điệp chính thức là “Tắt đèn bật tương lai”, khuyến khích mọi người cùng nhau thay đổi, không chỉ là tắt đèn mà còn hướng đến những hành động lớn hơn, xa hơn để góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giữ gìn tài nguyên.
Nhưng bạn biết không, bên cạnh tiết kiệm năng lượng, mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ của riêng mình, đơn giản thôi nhưng lại rất hiệu quả. Hãy để ELLE gợi ý cho bạn.
1. Thu gom pin hỏng
Pin là vật dụng thiết yếu của đời sống hiện đại. Chúng ta sử dụng pin cho hầu hết các vật dụng điện tử trong nhà, nhưng lại không biết rằng pin vô cùng độc hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.
Mọi người thường có thói quen vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác, điều đó thật nguy hiểm. Trong pin có các loại hóa chất cực độc như đồng, chỉ, thủy ngân… Khi pin bị lẫn trong rác thông thường, bị đốt, đập vỡ, chôn xuống đất hoặc đổ ra biển, những chất độc này sẽ rò rỉ, ngấm vào đất, nước hoặc phát tán vào không khí… Lượng thủy ngân trong 1 cục pin có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hay 1 mét khối đất trong 50 năm. Và khi con người hấp thụ, các độc tố này sẽ làm tổn thương não, tim mạch, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản…
Vậy nên, đừng vứt pin bừa bãi mà hãy thu gom lại, sau đó đem đến các điểm thu nhận và xử lý pin các bạn nhé. Chúng ta cũng có thể dễ dàng tra tìm các điểm thu nhận pin trên Google.
2. Hạn chế dùng túi nilon
Ước tính mỗi năm có khoảng 500 tỷ – 1000 tỷ túi nilon đang được con người sử dụng ở khắp mọi nơi trên trái đất. Túi nilon rất rẻ, và tiện dụng, vì thế mà chúng ta luôn “sẵn tay” lấy túi và cũng sẵn tay vứt túi không chút đắn đo. Túi nilon là những cái bẫy chết chóc đối với sinh vật biển, ảnh hưởng đến đất và cây trồng, phân hủy cực kỳ lâu và không hoàn toàn (chúng sẽ trở thành những mảnh vi nhựa được động vật tiêu thu, và theo chuỗi thức ăn, sẽ quay trở lại cơ thể của chúng ta), thậm chí, khi bị đốt, túi nilon cũng thải ra độc chất tương tự chất độc màu da cam.
Chúng ta có thể sử dụng túi vải, túi cói, túi giấy… hay bất kỳ loại túi nào dùng được nhiều lần và có thể phân hủy thay cho túi nilon. Đơn giản chỉ là gấp gọn vài chiếc túi mỏng, nhẹ và cho vào giỏ xách để phòng hờ những khi cần mua đồ gấp. Khi đi chợ, chúng ta nhớ mang theo hộp nhựa để đựng thực phẩm ướt, túi vải lớn để đựng rau, và kiên quyết không nhận túi nilon từ người bán hàng, như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rất nhiều rồi đấy.
3. Tái tạo rác hữu cơ thành phân xanh
Hẳn ai cũng sẽ có một vườn cây nho nhỏ ở nhà, ngoài ban công, trên sân thượng… Chúng ta có thể tận dụng các loại rác hữu cơ như vỏ củ quả, lá úa, lá sâu để ủ thành phân xanh cho khu vườn của mình.
Cách làm rất đơn giản. Mình dùng một cái thùng hoặc chậu cây trống, đổ một lớp đất mỏng, rồi cho rác hữu cơ lên, sau đó phủ lại bằng 1 lớp đất mỏng, cứ lần lượt như thế. Sau một thời gian, tất cả đều trở thành đất và bạn có thể dùng để trồng cây. Hoặc đơn giản hơn, mình rửa sơ các loại vỏ rau củ quả rồi cắt nhỏ, rải lên chậu cây, mỗi lần một ít. Khi lớp mới phủ lên, lớp dưới sẽ phân hủy, như vậy bạn không cần phải thay đất cho chậu cây nữa.
Sống ở thành phố, hầu hết mọi người đựng rác trong túi nilon, sau đó sẽ có công nhân vệ sinh đến gom rác, và số rác này sẽ chất đống hoặc được chôn ở đâu đó. Nếu chúng ta tận dụng rác hữu cơ làm phân xanh thì số lần vứt rác cũng như số túi nilon sẽ được giảm thiểu. Không những vậy, mình còn dễ dàng phân loại và thu gom các loại rác vô cơ nữa đấy.
4. Sử dụng bánh xà phòng từ nguyên liệu thiên nhiên
Cứ cho là một hộ gia đình 4 – 5 người cùng sử dụng 1 chai sữa tắm khiêm tốn, 2 tháng hết 1 chai. Vậy 1 năm mình thải ra khoảng 6 chai nhựa, chưa kể những chai nước rửa tay ở nhà bếp, chai nước rửa tay ở nhà vệ sinh, phòng tắm… Những chai nhựa này, theo thống kê chung, có thể mất đến 450 năm hoặc hơn để phân hủy hoàn toàn, đặc biệt là phần cổ chai. Vậy trong 1 năm, tổng số rác nhựa do một gia đình thải ra chỉ cho việc dùng sữa tắm có thể mất ít nhất 2700 năm để phân hủy. Thêm vào đó, sữa tắm cũng chứa nhiều hóa chất, hương tổng hợp, đặc biệt là những loại có hạt li ti, đó là những hạt vi nhựa, có ảnh hưởng rất lớn với môi trường.
Sử dụng bánh xà phòng, trước hết bạn sẽ sử dụng ít chai lọ nhựa hơn sữa tắm hay nước rửa tay. Bánh xà phòng thường chỉ được bọc trong hộp giấy bìa – có khả năng phân hủy cao hơn nhiều so với nhựa. Ngoài ra, xà phòng sử dụng nguyên liệu thiên nhiên sẽ tốt cho da, không gây hại cho sức khỏe và phân hủy nhanh hơn các loại chất hóa học.
5. Hạn chế chai nước dùng 1 lần
Ngày nay, những chai nước nhựa dùng 1 lần vừa tiện, vừa rẻ với đủ mọi mẫu mã, kiểu dáng xuất hiện khắp nơi. Người ta vì cái sự tiện ấy mà bỏ qua thói quen mang chai nước cá nhân bên mình vì “vướng víu”.
Cứ tính thế này, mỗi năm có khoảng 50 tỉ chai nước được tiêu thụ. Và mỗi chai nhựa này có thể mất khoảng 1000 năm để phân hủy hoàn toàn – đặc biệt là những chỗ nhựa đặc như cổ chai, nút chai… Ngay cả ở những nước phát triển có khả năng tái chế một lượng lớn rác nhựa, thì nhiều nơi vẫn chưa có khả năng tái chế nút chai.
Hơn nữa, để làm ra những chai nhựa thế này, cần tiêu tốn lượng nước gấp 3 lần lượng nước được bán trong mỗi chai, chưa kể đến khoảng 17 triệu thùng dầu được sử dụng để làm ra chai nhựa đựng nước, và khoảng 50 triệu thùng dầu được sử dụng để chuyên chở và vận chuyển nước đến người tiêu dùng. Một cách ví von đơn giản, mỗi một chai nước bạn mua có 1/4 trong đó là dầu hỏa – lượng nhiên liệu hóa thạch để tạo ra 1 chai nước dùng 1 lần rồi vứt.
Cách đơn giản mà ai cũng có thể làm là hãy mua những loại chai sử dụng được nhiều lần, và tập cho mình thói quen tự mang những chai nước này khi hoạt động ngoài trời, khi đi du lịch hay đi chơi.
6. Không dùng mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa
Các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân như sữa rửa mặt, sữa tẩy tế bào da chết, kem đánh răng thường chứa những hạt vi nhựa. Đó là những hạt lấp lánh, li ti, được quảng cáo là giúp massage, tẩy tế bào hay cuốn trôi mảng bám. Nhưng bạn có biết đa phần trong số chúng là những mảnh cực nhỏ của nhựa?
Hạt vi nhựa – microbeads – là những hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 1mm. Khi bạn sử dụng những sản phẩm có hạt vi nhựa, chúng được rửa trôi thẳng xuống cống và chảy ra sông hồ, ao biển…ngay cả ở những nước tiên tiến các loại máy lọc nước thải cũng bỏ qua những hạt vi nhựa này vì chúng quá nhỏ. Những hạt vi nhựa trôi nổi trên đại dương có thể hấp thụ và tập trung những chất thải độc hại từ biển. Vì vậy mà chúng được ví như những viên thuốc độc nhỏ xíu trôi nổi trên biển và đầu độc những loài động vật ăn phải chúng. Khi theo chuỗi thức ăn vào cơ thể con người, chúng làm ảnh hưởng đến hệ nội tiết, phổi, hệ miễn dịch và có khả năng gây ra ung thư. Vậy nên, hãy chắc chắn bạn không sử dụng sản phẩm có những hạt vi nhựa này nhé.
7. Dùng xơ mướp thay cho bông tắm
Xơ mướp là vật dụng rất dễ tìm và phổ biến ở làng quê Việt Nam. Thế nhưng, từ khi có bông tắm nhựa, dường như người ta đã quên mất món đồ dân dã này. Xơ mướp có thể dùng để kỳ cọ, tẩy da chết hay tạo bọt khi tắm không thua kém bông tắm nhựa, lại thân thiện với môi trường vì có xuất xứ thiên nhiên và dễ phân hủy.
Xơ mướp có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ hay siêu thị, giá thành cũng rất rẻ. Thậm chí có thể xin từ người thân ở quê. Tất cả là do thói quen của chúng ta mà thôi.
8. Không thả bóng bay
Thả bóng bay, một việc nghe tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra lại gây hại nhiều cho môi trường hơn bạn nghĩ. Có bao bạn giờ tự hỏi, bóng bay khi được thả lên trời thì nó sẽ rơi xuống đâu không? 70% trong số chúng sẽ theo gió, rơi xuống biển, đại dương hoặc theo hồ, ao, sông suối trôi ra đại dương.
Và ở đây, chúng trở thành những cái bẫy chết chóc cho các loài sinh vật biển. Theo thống kê của Hội Nghiên cứu Sinh vật biển bị mắc cạn ở Mỹ (Marine Mammal Stranding Center), hơn 100.000 sinh vật biển bị chết mỗi năm vì ăn nhầm phải nhựa. 5% trong số này, tức là khoảng 5000 sinh vật biển bị chết do ăn nhầm phải bóng bay. Ngoài ra, sợi dây buộc vào bóng bay cũng trở thành những cái bẫy mà một khi vướng vào, các loài chim không thể nào thoát ra được. Không chỉ có chim biển, chúng có thể mắc vào vây của các loài cá và rùa biển… Chúng có thể gây nhiễm trùng – khi các loài sinh vật vẫy vùng để cố thoát ra, thậm chí làm mất vây bơi, hay chết đuối.
Vì thế, chỉ cần một hành động đơn giản, như không dùng bóng bay trong những ngày kỷ niệm nữa, cũng đã giúp rất nhiều cho đại dương rồi đó.
9. Hạn chế sử dụng màng bọc thực phẩm
Màng bọc thực phẩm cũng xuất xứ từ nhựa, từ nilon, mà còn hại hơn túi nilon ở chỗ túi nilon bạn có thể giặt sạch và tái sử dụng, nhưng màng bọc thực phẩm thì chỉ có thể dùng 1 lần rồi vứt đi, không thể tái chế hay tái sử dụng.
Nhiều nhà bây giờ có thói quen dùng màng bọc thực phẩm bọc thức ăn mặc dù đôi khi không cần thiết. Chúng ta có thể thay đổi bằng cách sử dụng lồng bàn đan từ tre nứa, kim loại hoặc cất thức ăn vào hộp.
Ngoài ra, chúng ta cũng hạn chế mua các loại thực phẩm chế biến sẵn trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, vì hầu hết đều được đựng trong hộp nhựa không thể tái chế và sử dụng màng bọc thực phẩm.
10. Giảm tiêu thụ thịt và không phí phạm thức ăn
Một trong những nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là do ngành công nghiệp chăn nuôi. Vậy nên nếu bạn ăn chay, hay giảm bớt lượng thịt, cá và các loại động vật khác thì bạn đã giúp cho trái đất rất nhiều rồi đấy. Nếu tất cả mọi người cùng ăn chay, dù chỉ trong 1 ngày, sẽ có 5 triệu chú heo, 8 triệu chú bò, 33 triệu chú cừu và 480 triệu chú gà thoát khỏi cái chết.Đối với những ai chưa quen, có thể ăn chay 1 ngày trong tuần hoặc đơn giản chỉ là giảm lượng thịt bạn tiêu thụ trong 1 bữa ăn.
Ngoài ra, ăn vừa đủ, không phí phạm cũng là một cách thiết thực chúng ta có thể làm để giảm tải áp lực lên ngành công nghiệp thực phẩm. Hóa chất trồng trọt và chất thải chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng hiệu ứng nhà kính. Không những vậy, giảm tiêu thụ thực phẩm chính là cách hạn chế nạn phá rừng, chuyển đất lâm nghiệp thành đất nông nghiệp.
Còn rất rất nhiều việc nhỏ khác mà chúng ta có thể làm cho trái đất. Chỉ cần chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường và tìm hiểu những nguyên nhân cụ thể, chúng ta sẽ ngay lập tức tìm được giải pháp trong chính cuộc sống hàng ngày.
Việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào về mặt thể chất và tinh thần?
- Sức khỏe là vốn quý của con người
- Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
2:Hãy phân biệt tiết kiệm với hà tiện, tiết kiệm với xa hoa, lãng phí?
– Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.
– Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết
Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì?
- Tiết kiệm đem lại cuộc sông ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Tiết kiệm thì dân giàu nước mạnh.
Tk mk nha
Lòng dũng cảm chính là động lực giúp ta vượt qua những nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống, nó là một điều rất quan trọng mà mỗi người cần có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin.
những việc đc coi là lòng dũng cảm: cứu người, hi sinh bản thân vì người khác
trái với lòng dũng cảm là: yếu đuối và hèn nhát
Loi ich viec tiet kiem trang pjuc la neu ko tiet kiem trang phuc thi` den 1 nga`y chung ta se~ ko co quan ao mac
k nha mik viet hoi ngan^_^
- Bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của môi trường.
- Làm đẹp cơ thể trong mọi hoạt động.
hhhhhhhhhh