Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nếu trái đất ko quay quanh trục thì vẫn có ngày và đêm, khi đó, độ dài một ngày - đêm ở bề mặt trái đất sẽ dài bằng 1 năm
Câu 2: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng Tây sang Đông
Câu 3: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.
Câu 4: Nước ta là 19 giờ
Câu 5: Vì Trái Đất đang tự quay từ Tây sang Đông , nên ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao di chuyển động ngược lại , mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.
Câu 6: Ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải.
Chúc bạn học giỏi Địa Lí
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
Câu 1
Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2
Câu 2
a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác dữ
+ Tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ
- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo
+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng
+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.
- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ
+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn
+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay
b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc
+ Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh từ, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ
c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:
+ Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật
+ Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ
+ Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật
II.Luyện tập
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các chi tiết tiêu biểu :
Tả em bé 4-5 tuổi | Tả cụ già cao tuổi | Tả cô giáo giảng bài |
---|---|---|
Thân hình, làn da mịn, đôi mắt trong, môi đỏ, lời nói bập bẹ, ... | Tóc trắng, da nhăn sạm, dáng vẻ đi đứng, mắt kém, nói năng,... | Giọng nói, cử chỉ, ánh nhìn, dáng đứng, ngồi, cách viết, hướng dẫn,... |
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Mở bài : Giới thiệu chung về đối tượng.
Thân bài : Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng như trong bảng
Kết bài : Cảm nghĩ của em về người em tả.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị bước vào sàn keo vật.
(1) tôm luộc
(2) ông tượng
K MÌNH NHA!!!!
I. 1. Đọc các đoạn văn 2. Trả lời các câu hỏi. - Đoạn 1: Hình ảnh dượng Hương Thư. + Như pho tượng đồng đúc. + Các bắp thịt cuồn cuộn. + Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ. - > mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. - Đoạn 2: Hình ảnh Cai Tứ + Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50. + Mặt vuông nhưng hai má hóp lại. + Cặp lõng mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng. + Mũi gồ sống mương. + Bộ ria mép… cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om. + Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của. - > Đỏ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam. - Đoạn 3: Ông Cản Ngữ a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật. b. Thân bài: Miêu tả nhân vật (cử chỉ, hành động) c. Kết bài: cảm nghĩ về nhân vật. Nhận xét: - Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. - Đoạn 3 và đoạn 1 miêu tả người gắn với công việc. II. Luyện tập. 1. 2. Có thể chọn lựa một số chi tiết miêu tả em bé 2 – 3 tuổi như sau: (1) Nó đi lẫm chẫm như một chú gấu non (2) Đôi mắt tròn xoe như hai hột nhãn loáng nước. (3) Cái miệng vừa toe toét cười đó lại vừa mếu máo phụng phịu để khóc. (4) Mái tóc lơ thơ vàng hoe bay phơ phất. (5) Đôi chân mập mạp, nặng nề từng bước. (6) Nước da trắng hồng, lâm tấm những bông sữa trắng mịn. 3. - Có thể thêm vào các từ. + đỏ như con tôm luộc. + không khác gì thần hộ vệ trong đền. - Ta có thể đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đọ sức với Quắm Đen.
Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.
- Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa
+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa
+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa
Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt
- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2
→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.
Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:
- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường
- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…
- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc
→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa
b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến
+ Ông trời mặc áo
+ Mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
+ Cỏ gà rung tai nghe
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+ Cây dừa sải tay bơi
...
→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.
Câu 4 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa
- Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất
- Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.
LUYỆN TẬPBài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng bài thơ từ đầu đến mù trắng nước.
Bài 2 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần... Lộp bộp... lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng...
vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5
em hỏi chị em lớp 12 ý mà
chị nhớ k cho em nha
mk cho bn cái links ùi dax
bn chỉ cần bấm vô đó
kéo xuống, thấy chữ trả lời câu hỏi là bn nhìn mấy câu ng` ta tl ùi dax
Aries Bạch dương kute
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
* Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Soạn bài: Danh từ
I. Đặc điểm của danh từ
Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:
Danh từ chỉ người như: vua.
Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.
Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó
Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
Làng em có mái đình cổ kính.
Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.
Con cóc là cậu ông trời.
Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.
Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Câu 2:
Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3:
Câu (1) đúng, câu (2) sai.
Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
III. Luyện tập
Câu 1:
Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...
Đặt câu:
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam
Sách là người bạn của con người.
Mẹ mua cho em một cây bút mới.
Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.
Câu 2:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)
Câu 3:
Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...
Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...
- Đặt câu:
Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.
Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.
Câu 5:
Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...
Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...
Soạn bài: Danh từ
I. Đặc điểm của danh từ
Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:
-Danh từ chỉ người như: vua.
-Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.
Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó
Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
-Làng em có mái đình cổ kính.
-Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.
- Con cóc là cậu ông trời.
- Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.
- Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Câu 2:
- Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
- Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểuthúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Câu 3:
- Câu (1) đúng, câu (2) sai.
- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
III. Luyện tập
Câu 1:
Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...
Đặt câu:
- Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam
- Sách là người bạn của con người.
- Mẹ mua cho em một cây bút mới.
- Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.
Câu 2:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,...( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)
Câu 3:
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...
- Đặt câu:
- Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.
- Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.
Câu 5:
- Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...
- Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...