K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

9 tháng 1 2018

Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt:

Đoạn trích là bài học về tính kiêu căng, xốc nổi của chàng Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, tự phụ. Vì bày trò trêu chọc Cốc mà dẫn đến cái chết oan của Dế Choắt. Từ đây Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.

a. Truyện kể bằng lời nhân vật Dế Mèn.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... sắp đứng đầu thiên hạ rồi) : Vẻ ngoài, tính tình của Dế Mèn.

   - Đoạn 2 (Còn lại) : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

- Ngoại hình :

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng (mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

- Hành động :

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

- Tính cách :

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

Luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Đoạn văn cần làm nổi bật nội dung : Tâm trạng thương cảm người bạn đã chết do lỗi của mình, ăn năn, hối hận về việc làm dại dột đã gây ra.

   Có thể tham khảo đoạn văn sau :

Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Học sinh tự chia nhóm phân vai đọc.

16 tháng 1 2018

Tôi rất may mắn khi được đầu thai vào gia đình ông bà. Tôi luôn xem ông bà là cha, là mẹ của tôi. Nhưng không quên rằng, sứ mệnh của tôi là giải cứu đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Và cái ngày định mệnh ấy, tôi lớn nhanh như thổi. Khoác trên mình bộ áo giáp, cầm trên tay roi sắt và ngồi trên yên ngựa sắt, Tôi hiện lên trước con mắt biết bao nhiêu người đang trố mắt ra ngạc nhiên. Bỗng, người mẹ bấy lâu của tôi đến bên ngựa và tôi. Mẹ đặt nhẹ bàn tay của mình lên vai tôi, mắt đã ươn ướt:" Con của mẹ, cố lên nhé, con luôn là con của mẹ." Tôi thật sự chẳng thể nói gì hơn là phải mạnh mẽ hơn nữa. Điều quan trọng bây giờ là đất nước đang lâm nguy, tôi phải đi. Đến bây giờ, tôi đã trở về thiên đình- nơi êm ấm và hạnh phúc, nhưng tôi vẫn không thể quên hình ảnh mẹ lúc đó, nước mắt chan chứa, những giọt lệ rơi dài trên đôi má đã gầy nhom. Chắc có lẽ, tôi thắng giặc Ân cũng chính là nhờ vào động lực mẹ dành cho,

16 tháng 1 2018

Mười mấy tuổi, tôi đã từng xem nhiều lễ hội trong làng. Hằng năm, cứ vào mùa xuân, bố tôi thường dẫn tôi đến chò sân đình, ở đố, đôi mắt trẻ thơ của tôi cứ ngây ra trước bao cảnh sắc. Nhưng suốt đời tôi vẫn không thể nào quên được cảnh làng tôi tiễn đưa cậu bé Gióng lên đường đi đánh giặc Ân, cứu nước.

Đó là vào một buổi sáng trời không mưa cũng không nắng. Có lẽ trời đất cũng rầu lòng trước cảnh vó ngựa kẻ thù đang giày xéo lên Tổ quốc mình.

Mới sớm tinh mơ, con đường làng hẹp đầy vết chân trâu đã lũ lượt người Người đâu mà lắm thế! Tôi có cảm tưởng cả nước Vàn Lang của Vua Hùng đang đổ dồn về đồng đất làng tôi. Không còn nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó đã trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Còn ngoài đình làng thì khỏi phải nói, chật như nêm cối. Ai cùng muốn chen vào giữa sân. Hơn hai chục anh trai làng lực lưỡng đang nắm tay nhau làm thành một vòng rào, cố giữ không cho mọi người tràn lên mảnh sân gạch giờ trở nên quá bé nhỏ so với cái vóc dáng khổng lồ của con ngựa sắt.

Các cụ bô lão đang sửa soạn lễ tế trời đất, cao lớn là thế, mà chỉ mới đứng ngang bụng ngựa. Nhờ nhanh nhẹn, tôi đã len lỏi vào sát bên trong, do vậy có thể nhìn kĩ được con ngựa thần kì này. Bờm ngựa dựng đứng lên như một hàng chông sắt. Thỉnh thoảng ngựa vẫy đuôi. Tôi hình dung cái đuôi ấy chi cần quệt vào thằng giặc nào là thằng ây đủ chết mất ngáp. Ngựa lại còn dậm chân, làm gạch sân đình vốn nung rất chín, cũng nát thành cám. 

Con ngựa sắt đã hùng vĩ, phi thường, chủ của nó càng hừng vĩ, phi thường hơn! Làm sao có thể tưởng tượng được một cậu bé kém tôi cả chục tuổi, cách đây mấy tháng còn nằm toong gióng treo, chưa biết đi, chưa biết nói, giờ đã trở nên một tráng sĩ oai phong lẫm liệt trong bộ giáp sắt, đầu đội mũ sắt, tay cầm roi cũng bằng sắt!

thanh-giong

Cả dân làng cũng tiễn Gióng ra trận

Đã đến giờ tế lễ. Mọi người im lặng. Không khí trang nghiêm hẳn. Hồn thiêng sông núi đang chứng giám giờ phút lịch sử này. Chỉ một lát nữa thôi, cậu bé Gióng làng tôi sẽ lên đường ra chiến trường. Gióng dắt ngựa đứng trước sân đình, sau lưng cụ già cao niên nhất làng và vị sứ giả của vua Hùng. Khi hai cụ mỗi người một bó hương rõ to, cháy rực, tiến thẳng đến bàn thờ Tổ quốc thì Gióng và ngựa sắt đều cúi đầu. Cả làng nín thở. Nhiều bà mẹ khóc. Gióng lại dắt ngựa hướng ra cổng làng.

Lúc ấy tôi bỗng thấy mẹ Gióng, với tà áo nâu và tấm lưng còng như mọi bà mẹ quê tôi, lao về phía Gióng. Gióng vội quỳ xuống và cúi gập người ôm lấy mẹ. Gióng hôn lên mái tóc mẹ giờ đã pha nhiều sợi bạc, rồi đặt cây roi sắt dưới đất, lấy tay lau nước mắt cho mẹ. Tôi ngước nhìn Gióng và thấy trên má Gióng ươn ướt vài giọt nước mắt. Con ngựa sắt ngoảnh cổ sang một bên, không nhìn cảnh chia tay của mẹ con Gióng. Dường như nó sợ xúc động…

Tiếng phèng la vang liên hồi. Gióng hôn mẹ lần cuối rồi cầm roi sắt đứng lên. Cụ già cao niên nhất làng và sứ giả Vua Hùng đi trước, về phía cổng làng. Đám đông dạt ra như sóng rẽ. Gióng dắt ngựa sắt đi tiếp sau. Các bà cụ đìu mẹ Gióng đi theo. Cả làng đi theo. Không nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó lại trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Cổng làng hiện rõ trong tầm mắt. Gióng bước lên lưng ngựa, quay lại chào cả làng rồi vung roi, giật cương, chân thúc vào mình ngựa, ngựa sắt hi vang trời, vẫy mạnh đuôi, phi nước đại, nhanh như một mùi tên bắn. 

Gióng và ngựa sắt đã mất hút ở phía chân trời mà mọi người vẫn còn sững sờ như tỉnh như say. Đến lúc ấy, cả làng mới thôi không theo người ra trận, cả làng bắt đầu hướng mắt về một người khác: mẹ Gióng. Hình như ai cũng nghĩ rằng giá không có người mẹ này thì làm sao có được người con anh hùng như Gióng kia.

Và bầu trời như cơ hồ hửng nắng.

                                                       ~ tth ~

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha

10 tháng 9 2016
Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp ..... rồi đó, đã là một cô học sinh chững trạc không như ngày này của ..... năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó. Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng … . Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!” Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp. Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2010 – 2011. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng. Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả. Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp. Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng. Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ. Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương! Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
9 tháng 4 2018

Em thấy thực vật thật phong phú và đa dạng. Thực vật có rất nhiều loài, mỗi loài có một cách sinh hoạt khác nhau.Nhờ có chương trình học lớp 6, em đã mở mang được nhiều thứ: tảo là thực vật, dương xỉ sinh sản bằng bào tử,.......Qua đây, chúng ta cũng phải biết bảo vệ rừng vì thực vật giúp chúng ta rất nhiều việc: chống hạn hán, lũ lụt.... Nếu ko có thực vật, chúng ta sẽ chết. Vậy nên chúng ta phải tìm mọi cách để bảo vệ thực vật

29 tháng 10 2021

mà tk là j v mn

17 tháng 5 2018

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai.Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp sách vở chuẩn bị cho bài học mới . Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. Ổn định lớp xong,cô hỏi :“Các em đã chuẩn bị bài học chưa ? ” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng , rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ  ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều ...

Các em ạ ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh  ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì ? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đenláy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng . Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mongđược cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước.Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga :

– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏnhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xao . Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.

 



 

17 tháng 5 2018

ôi những kỉ niệm thân quen đã qua rui 

2 tháng 2 2018

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?

Trả lời:

Bài thơ kế lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ờ lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.

Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Trả lời:

Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao đẹp vì đó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Câu 3: Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.

*  Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?

Trả lời:

*  Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.

-   Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng. Bác lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

-  Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lén những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.

*   Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi đinh ninh - Chòm râu phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ vàng nằng nặc mời Bác đi nghỉ "Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mình Bác ngủ!"

-  Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thìa tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Bài thơ không kẻ vẻ lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thay bằng dấu... để người đọc biết lần ấy. Vả lại chỉ kể hai lần thì mới nổi bật được sự thay đổi khác nhau trong diễn biến tâm trạng anh chiến sĩ.

Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và nhân dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.

Càu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Trả lời:

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? The thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?

Trả lời:

*  Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:

-  Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng

-  Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng

-  Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - bạc; Bác - Bác).

*  Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.

Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Trả lời:

*  Những từ láy trong bài thơ:

Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.

*   Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.

2 tháng 2 2018

Ủa!Không chép thế google sinh ra để làm gì?

28 tháng 8 2018

soạn bài lá tóm tắt bài và làm phần đọc hiểu văn bản

chúc hok giỏi

28 tháng 8 2018

soạn bài cs nghĩa là tl tất cả các câu hỏi trong sách theo mk là thế

mk soạn văn 1 năm mk toàn lm thế thoy

# chikute #