K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

" Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về...
Đọc tiếp
" Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng. (...) Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng".

A) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

B) Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?

C) câu văn "sách đưa đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới mẻvề thế giới xung quanh ,về vũ trụ bao la, về những đất nước và dân tộc xa tôi.''là ý kiến của tác giả đứng hay sai?

0
Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen(2)ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngàyBÀI LÀM Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc...
Đọc tiếp

Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen

(2)
ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày
BÀI LÀM
Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc hành trình này.
Sách vở là những bạn sẽ mang lại cho ta muôn vàn kiến thức và những điều bổ ích của cuộc sống. Trong mỗi cuốn sách sẽ mang đến cho ta những điều bổ ích, những kĩ năng sống quý giá để ta ra đời, những bài học quý để rút kinh nghiệm cho những lần tới. Những quyển sách khoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ mang đến cho ta những điều mới mẻ, phong phú của các loài vật trong tự nhiên. Biết được những phong tục, cách sống sống của các dân tộc vùng miền đất nước khác nhau. Có ứng ụng những bài học đó vào đời thật. Sách tham khảo là những quyển sách giúp ra nâng cao hiểu biết. Dùng tham khảo để viết nên những bài thơ, bài văn của riêng mình. Sau những ngày học căng thẳng, chúng ta hãy tìm đến những cuốn truyện tranh đầy màu sắc, thích hợp với lứa tuổi của mình. Những cuốn truyện đó còn làm cho tâm hồn ta thêm phong phú, có ý nghĩa giáo dục giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách con người.
Những quyển vở cũng không thể thiếu được trong cuộc hành trình này. Không chỉ sách có ích mà mỗi quyển vở cũng có ích đối với chúng ta. Vở giúp ta ghi chép, lưu lại những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, làm ngắn gọn các ý trong sách mà ta vẫn dễ hiểu được nội dung và ý chính. Những cuốn vở còn là những phương tiện để ta bộc lộ những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc khi ta làm bài. Sách vở tuy chỉ là sự vật nhưng nó là nền tảng của một kho tàng kiến thức, là nơi dẫn bước đầu cho các bạn trẻ vươn xa bay cao với những ước mơ của mình.
Em rất thích quyển sách "Bí mật cơ thể người". Đó là một loại sách khoa học rất tốt cho các bạn học sinh như chúng em. Đây là quyển sách mà ba đã tặng cho em nhân ngày sinh nhật năm lớp bốn. Trong đó có nhiều điều mới mẻ, các loại bệnh phòng ngừa, các cách ăn uống đúng liều lượng, đúng chất, nói về các tế bào và cơ quan dễ tổn thương, các Phương pháp trị bệnh dễ dàng, an toàn...rất tốt cho con người chúng ta. Quyển sách này tuy không có hình ảnh cụ thể nhưng từ ngữ, phương pháp dùng từ của tác giả gửi đến người đọc rất dễ hiểu. Tuy đã ba năm rồi em vẫn giữ gìn nó rất cẩn thận vì em cảm nhận được đó là quyển sách quý giá nhất mà em từng nhận được.
Em mong trong tương lai sẽ có nhiều quyển sách có ích được sản xuất để các bạn trẻ có thể đọc được. Hầu có thể giúp chúng được đắm mình trong muôn vàn kiến thức mới mẻ của xã hội và vận dụng để giúp ích cho đời. Xây dựng nên một tương lai rộng lớn, sáng lạng và một đất nước vững mạnh.
Đặt tay trên mỗi trang sách, trang vở ta có thể thấy được một tương lai kì diệu, mới mẻ ở phía trước. Chỉ là một quyển sách vô tâm hồn nhưng vô vàn kiến thức và đã đưa biết bao thiên tài lên đỉnh cao của sự thành công, của trí thức. Đối với em một quyển sách dù ngoại hình không được đẹp, dù loại giấy không được tốt nhưng nó đã viết lên những tương lai đẹp hơn bề ngoài của nó. Chúng ta cần phải nâng niu, nhẹ nhàng với những người bạn đồng hành quý giá này.

4
Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất

      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.

         Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.                                                            

            (Ngữ văn 7- tập 2 )

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra hai lợi ích của việc đọc sách được đề cập đến trong đoạn trích.

Câu 3: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết câu văn đó đã được rút gọn thành phần nào? Tác dụng của việc rút gọn thành phần đó?

Câu 4: Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với sách?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách.

Câu 2: Hãy chứng minh ý kiến: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người.

 

 HELP MEEEEEEEEEEEEEEEEEEE!

 

0
1. Phần đọc – hiểu (4 điểu:)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“ Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏnhư thế giới của những hạt vật chất.…. Sách đem lại cho con người những giây phút thư giãn trong cuộc đời...
Đọc tiếp

1. Phần đọc – hiểu (4 điểu:)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ
như thế giới của những hạt vật chất.…. Sách đem lại cho con người những giây phút thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta được
thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn ngữ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và nâng niu những cuốn sách quý."
(Ngữ văn 7, tập 2, trang 23)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
2. Xét về cấu tạo, câu văn in đậm trên thuộc kiểu câu nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu ấy?
3 Xác định , phân loại và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn ngữ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với
mọi người xung quanh.
4. Chỉ ra những lợi ích của sách được nói đến trong đoạn trích trên.

ÉT Ô ÉT mn

1
3 tháng 5 2022

C1 : nghị luận .

C2 : Em đưa lại câu văn in đậm cho cj phần bình luận nha.

C3 : BPTT : liệt kê

=> Tác dụng : Đưa ra lợi ích của việc đọc sách , sách giúp cho ta những gì , làm cho con người ta phát triển bản thân ra sao đồng thời t.g có thể làm rõ và chứng minh cho những gì mình nói .

C4 : Chỉ ra:

- Mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la.

- Đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ
như thế giới của những hạt vật chất.….

- Đem lại cho con người những giây phút thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải.

- Làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người.

- Cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn ngữ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. 

3 tháng 5 2022

Phải biết chọn sách mà đọc và nâng niu những cuốn sách quý."

đây ạ

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất

      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.

         Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.                                                            

            (Ngữ văn 7- tập 2 )

Câu 1: Chỉ ra PTBĐ chính của ngữ liệu trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra hai lợi ích của việc đọc sách được đề cập đến trong đoạn trích

Câu 3: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết câu văn đó đã được rút gọn thành phần nào? Tác dụng của việc rút gọn thành phần đó?

Câu 4: Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với sách?
đây bài đấy đây

1

cho hỏi câu 3, 4 ạ

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộccũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩmcung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡngdẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc
cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm
cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng
dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái
hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày
càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá
nhân sẽ càng giảm sút
b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất
nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của
cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa:
chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô
nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-
bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào
các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ
dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá
hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của
chúng ta.
-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?
- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?
Câu 2: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:
a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân
trọng, nâng niu những cuốn sách.
b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm,
thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam
Câu 3: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn
nghị luận sau:
Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình
riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như
thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền
Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm
thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến
thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người
Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.
Câu 4: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong
học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)

0
4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước

câu 1; tim những câu văn nêu luận điểm trong đoạn văn trên.chỉ rõ vị trí của câu văn đó trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sắp xếp vị trí những câu văn đó trong lập luận?

câu 2;ghi lại những dẫn chứng tác giả dùng để chứng minh cho luận điểm trên. cachs nêu dẫn chứng của tác giả có gì đặc biệt/ nêu tác dụng?

2
9 tháng 4 2020

Câu 1: Tác dụng:

- Tạo nhịp điệu cho đoạn văn

- Những biểu hiện, minh chứng cho luận điểm "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu 2:

- Em có đồng tình. 

- Vì: 

+ Luận điểm là "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

+ Các câu sau là luận cứ đã minh chứng, làm sáng tỏ luận điểm trên

Câu 3:

Từ văn bản trên, em thấy tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tinh thần ấy được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ thời xa xưa đến hiện tại. Nhân dân ta đã và đang nỗ lực hết sức mình để sao không hổ thẹn với tổ tiên ta ngày trước bằng việc thực hiện như lời căn dặn của Hồ Chủ tịch. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Nhà nước, Việt Nam đã đẩy lùi được bệnh dịch covid hết sức nguy hiểm nhưng chung sta vẫn không được chủ quan. Thật vậy. chúng ta - những công dân Việt Nam luôn trau dồi, rèn luyện cho mình một tinh thần yêu nước nồng nàn và luôn khắc ghi nó trong tim mình.

21 tháng 4 2020

Câu 1:

Những câu văn nêu luận điểm là:- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng vs tổ tiên ta ngày trước (ở đầu đoạn văn)

=> Nêu trực tiếp vấn đề (luận điểm) cần chứng minh trong đoạn văn nhằm góp phần làm cho bố cục của đoạn văn thêm phần mạch lạc, dễ hiểu

- Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (ở cuối đoạn văn)

=> Tóm gọn lại những lập luận trong 1 câu văn cuối nhằm mục đích "hợp" lại các lập luận trong ý chính giúp người đọc nắm được vấn đề 1 cách ngắn gọn, xúc tích và cô đọng nhất

Câu 2: (Cái này mk gộp cả dẫn chứng và cách nêu nha)

+Theo trình tự thời gian: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại, "Lịch sử ta đã có ... Lê Lợi, Quang Trung"

+Theo lứa tuổi: "Tù cụ già .. nhi đồng trẻ thơ"

+Theo không gian: Trong nước và ngoài nước "Từ những kiều bào...yêu nc, ghét giặc"

+Về con người: Từ những nam nữ công dân, bộ đội, phụ nữ...

+Việc lm cụ thể: Chịu đói, nhịn ăn, vận tải, sản xuất,...

=>Từ những lời văn có sức diễn đạt mạnh về lí lẽ, làm cho các luận điểm thêm xác đáng vs những lập luận chặt chẽ, đanh thép, sắc bén và thủ pháp liệt kê càng tiếp thêm sức mạnh, khích lệ, động viên tinh thần yêu nước của mọi người qua đó cho thấy lòng yêu nước của người dân Việt Nam ta vốn đã đc hình thành từ trong trứng nước và mãi cho đến lúc già, lòng yêu nước ấy vẫn còn sáng, nguyện giữ mãi 1 chữ "Tín" vs lá cờ máu đỏ da vàng