K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

 

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

 

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Mình ước mơ những trẻ em không còn phải bất hạnh do cha mẹ gây nên nữa.

1 tháng 12 2016

e ước mơ tất cả trẻ e trên thế giới này đc sống trong hạnh phúc gia đình và đc hưởng tất cả quyền của trẻ e

30 tháng 8 2017

qua văn bản, e có ước mơ rằng, sau này, số lượng các gia đình chia tay sẽ giảm đi, giúp cho các trẻ nhỏ có quyền được đi học, không phải chịu nỗi đau thiếu đi tình cảm của một người trong gia đình hay mất mát về giáo dục và đạo dức.( ngắn gọn nhé ^^)hihi

10 tháng 9 2021

*Truyện viết về ai?
- Truyện viết về hai anh em Thành - Thủy.
*Viết về việc gì?
- Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy xúc động giữa hai anh em Thành và Thủy vì bố mẹ ly hôn mà mỗi người một ngả : Thành ở lại thành phố với bố, Thủy về quê cùng mẹ.
*Vì sao hai anh em phải chia đồ chơi và búp bê?
- Vì hai anh em sắp phải chia tay nhau.
*Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của hai anh em khi mẹ nói: “…hai anh em liệu mà chia đồ chơi ra đi”. Từ đó, em có nhận xét gì về tâm trạng của hai anh em?
- Những chi tiết miêu tả tâm trạng của hai anh em khi mẹ nói: “…hai anh em liệu mà chia đồ chơi ra đi” là:
+ Vừa nghe thấy thế, em tôi... vì khóc nhiều.
+ Đêm qua, lúc chợt tỉnh... hai cách tay áo.
+ Sáng nay dậy sớm... lên vai tôi.
+ Cảnh vật... thế này.
⇒ Tâm trạng của 2 anh em lúc ấy rất đau lòng, buồn bã. Những việc như thế không phải những việc Thành và Thủy đáng phải chịu.
*Tình cảm của Thủy đối với anh Thành được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Các chi tiết thể hiện tình cảm hai anh em:
+ Chia sẻ giúp đỡ : Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh; Thành giúp em học bài, luôn đón em học về.
+ Gần gũi, yêu thương : Vừa đi vừa trò chuyện, nắm tay thân mật; Khi chia đồ chơi, muốn nhường hết cho người kia; Khi chia tay bật khóc.
(Note: Đây là bài mình viết tay, không hề chép mạng nên hơi lâu xíu. Mong bạn ủng hộ ^^)

12 tháng 9 2021

cảm ơn bạn nhiều :3

14 tháng 7 2016

NĂM NAY MIK LÊN LỚP 7 NHƯNG CHƯA CÓ HỌC

CHỪNG NÀO MIK HỌC MIK SẼ TRẢ LỜIokokok

14 tháng 7 2016

bạn nói vậy cũng bằng hk mình đang cần ngay bây h mà 

14 tháng 7 2016

Vâng lời bố mẹ. Hòa giải gia đình mỗi khi sảy ra chuyện giữa bố mẹ.

14 tháng 7 2016

cảm ơn bạn nhiều nha

15 tháng 7 2016

vâng lời bố mẹ.giải hòa gia đình khi sảy ra chuyện gì giữa bố mẹ

15 tháng 7 2016

các bạn giúp mình vs mình đang cần gấp

12 tháng 12 2018

Chúng ta giữ gìn gia đình hạn phúc bằng cách: Chúng ta sẽ gắn kết gia đình lại với nhau ,khi cha mẹ cãi vã thì chúng ta khuyên can, nếu có thể thì chúng ta sẽ nấu những bữa ăn ngon để cả nhà cùng ăn trong không khí ấm áp , chúng ta phải làm con ngoan phải cố gắng học và giúp việc nhà để ba mẹ vui, chúng ta phải nói với ba mẹ để ba mẹ hiểu là chung ta cần một gia đình hạnh phúc ấm áp có cả ba và mẹ ,nói lên những ý kiến mà bản thân cảm thấy có thể giúp cho gia đình đầm ấm hơn ,tạo khoảng thời gian dành riêng cho ba mẹ để họ hiểu nhau hơn và cùng nhau giữ gìn gia đình hạnh phúc,...

15 tháng 7 2016

các bạn giúp mình vs

 

11 tháng 11 2016

Đề 5 : Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ( mình làm lại nhé )

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

11 tháng 11 2016

Đề 1:

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắcBài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

29 tháng 2 2020

Các câu đặc biệt trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài:

- Một giấc mơ thôi 

- Cả lớp sững sờ .

- Sao vậy? 

- Trời ơi! 

- Anh ơi!