Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm tham khảo:
Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.
Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” - đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
Hay như:
“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”
Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.
Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.
* Yêu cầu
- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.
- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.
- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.
- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
Tên văn bản | Nội dung chính | Ý nghĩa nhân văn |
Lão Hạc | Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước CM tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người. | Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng. |
Trong mắt trẻ | Câu chuyện "Trong mắt trẻ" bao gồm chương một, hai và hai mươi bảy của tác phẩm nổi bật với thông điệp về sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. | Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương. |
Người thầy đầu tiên | Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng. | 'Người thầy đầu tiên' gieo niềm tin về nhân cách |
Câu | Thành phần phụ chú | Dấu hiệu nhận biết | Tác dụng |
a | tiếng suối | trước nó có dấu "-" | giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu
|
b | tiếng suối và tiếng hát | được đánh dấu bằng dấu hai chấm | |
c | hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa | được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn |
- Tác giả sử dụng các yêu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.
- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:
+ Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.
=> Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.
- Tác giả sử dụng các yêu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.
- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:
+ Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.
=> Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.
Tham Khảo !
Khó có thể hình dung lịch sử Việt Nam sẽ ra sao, triều đại nhà Trần sẽ ra sao nếu không có nhân vật vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Hiếm có con người nào có nhân cách cao cả trọn vẹn như ông. Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một cách chân xác chân dung tuyệt đẹp của con người toàn đức toàn tài này.
Trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chúng ta được biết đến một Trần Quốc Tuấn với bao phẩm chất cao đẹp, mà trước hết có thể nhận thấy đó là lòng trung quân ái quốc. Tấm lòng với dân với nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh, bất cứ ai cũng nhận thấy tinh thần hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân của Quốc Tuấn. Suốt cuộc đời, Trần Quốc Tuấn đã thờ trọn chữ “trung”. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách đặc biệt. Trần Quốc Tuấn không quên môi hiềm khích giữa cha ông (An Sinh Vương) và Trần Thái Tông. Ông cũng không quên lời dặn dò của cha mình trước khi lâm chung. Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”.
Nhưng khi được nắm binh quyền trong tay, Trần Qưốc Tuấn đã đặt “trung” lên trước “hiếu”, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói cách khác, ông đã không hiểu chữ “hiếu” một cách cứng nhắc. “Trung” và “hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đốì với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuân đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người), đối với Hưng Vũ Vương (ngầm cho là phải) và đối với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (rút gươm kể tội) khi nghe câu trả lời của họ càng tốn thêm tấm lòng trung nghĩa của ông.
Lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn lại đi cùng với tài năng mưu lược. Với tài năng ấy, ông đã phò giúp hai vị nhà Trần chống giặc ngoại xâm, trấn an nhân dân. Tài đức của ông khiến quân giặc phương Bắc còn phải kính cẩn, nể sợ: Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là Án Nam Vương Vương Trần. Quốc Tuấn mà không dám gọi tên. ông để lại câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị (Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư). Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan ta – địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng đoàn kết sức mạnh toàn dân, có thể thấy rõ tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của vị tướng tài ba.
Không chỉ trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Dù được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông chủ trương khoan thư sức dân, vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Giã Tượng, Yết Kiêu, là gia thần của ông, có dự công dẹp ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Ông cẩn thận tính toán phòng xa việc hậu sự của mình. Tròng tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phù trợ dân chống lại tai nạn, dịch bệnh. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
Những câu chuyện ngắn của tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa chân dung nhân cách tuyệt đẹp một con người. Thái độ ngợi ca, kính trọng công đức, tài trí của Ngô Sĩ Liên đối với Trần Quốc Tuấn cũng chính là thái độ của mọi thế hệ sau này. Dân tộc, nhân dân Việt Nam không thể không tự hào bởi có những người con đã làm rạng danh tổ tông, đất nước như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Tham khảo:
Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của thưở “BÌnh Nguyên”,văn võ song toàn,tên tuổi của ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử.Trong Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên,Trần quốc Tuấn hiện lên với những khắc họa sắc nét của tác giả, cùng với đó là những câu truyện sinh động để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc họạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau:
Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm “thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Dại Vương ốm. Hưng Dạo Dại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Dạo Dại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất thân, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có-nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục.
Phần đầu nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói đây là những lời vàng ngọc của vị thánh nhân Đại Việt khi vua Trần ngự tới thăm ông và hỏi ông: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Đại Vương đã nhắc lại những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử: Triệu Vũ dùng kế "thanh dã” và phục kích mà đánh tan quân nhà Hán; đời nhà Đinh, nhà Lê thì “dùng người tài giỏi”, “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”. Thời nhà Lí, nhờ "có thế” mà Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến trận Mai Lĩnh. Thời nhà Trần, khi Tọa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây”, nhưng “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”.
Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoàn binh để chế ngự, để tuỳ thời tạo thế, và phải có một đội quân "một lòng như cha con Thượng sách giữ nước là "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Mưu lược trong dụng binh, xây dựng quân đội (phụ tử chi binh), dùng đoản binh chế trường trận, bồi dưỡng sức dân, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc – là những bài học sâu sắc để giữ nước và dựng nước mà Trần Quốc Tuấn để lại cho dân tộc ta muôn đời sau.
Phần thứ hai, Ngô Sĩ Liên nói về tư chất và tính cách của Trần Quốc Tuấn. Ông là con Yên Sinh Vương Trần Liễu. Lúc mới sinh ra, có một ông thầy tướng xem cho và bảo: “người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô”, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ”. Tác giả kể lại mối hiềm khích giữa An Sinh Vương và Trần Thái Tông, lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn chí “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Chuyện Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với Dã Tượng, Yết Kiêu, với các con, và thái độ của ông, lúc thì "cảm phục đến khóc, khen ngợi… lúc thì “ngầm cho là phải ”, lúc thì nổi giận quát Quốc Tảng là “tên loạn thần…đứa con bất hiếu ”, rút gươm toan chém – tất cả đều thể hiện tấm lòng trung nghĩa của vị Quốc công, xoá hận thù riêng, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết.
Phần thứ ba nói về đức độ “kính cẩn giữ tiết làm tôi” của Trần Quốc Tuấn. Tuy chức trọng quyền cao, được nhà vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, nhưng "Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào”. Vì thế, mùa thu ngày 20 tháng 8 ta (năm 1300), ông mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, nhà vua và triều đình đã tặng ông là "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Vua Thánh Tông soạn bài văn bia, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Điều đó cho biết Trần Quốc Tuấn được trọng vọng như thế nào.
Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới.
Gợi ý:
- Bệnh thành tích khác hoàn toàn với ý thức phấn đấu để đạt thành tích bởi một bên chỉ chú trọng đến cái bên ngoài, một bên chú ý đầy đủ đến các mặt bên ngoài và bên trong; một bên chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân, một bên hướng tới khẳng định mình bằng những đóng góp thật sự có giá trị.
- Biểu hiện của háo danh, “bệnh thành tích”: vì thành tích, chạy theo thành tích mà bất chấp điều kiện và nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy tín cá nhân, để che mắt dư luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên...
- Nguyên nhân khách quan:
Cơ chế đánh giá, khen thưởng của Nhà nước chủ yếu dựa vào thành tích đạt được trong quá trình hoạt động của các tập thể, cá nhân.Khả năng quản lí của các cơ quan chủ quản chưa thật chặt chẽ nên khi đánh giá lại chủ yếu dựa vào những báo cáo hoặc thành tích bề nổi, chưa thực sự xem xét phân tích để đánh giá chính xác thực chất.Tâm lí xã hội vẫn chú trọng đến thành tích, kết quả mà chưa thực sự coi trọng phương pháp, quá trình.- Nguyên nhân chủ quan:
Do hạn chế về tư tưởng nên dễ bị cám dỗ, cuốn hút bởi những yếu tố bề nổi, bên ngoài.Do kém cỏi trong nhận thức nên không thấy được mối quan hệ cần thiết phải có giữa danh và thực, thành tích bề nổi và giá trị thực sự bên trong.Do thiếu ý thức trách nhiệm nên không chú ý đến việc xây dựng nền tảng, gốc rễ cho một sự phát triển bền vững mà chỉ chạy theo những kết quả giả tạo đế thỏa mãn nhu cầu cá nhân ích kỉ.- Hậu quả:
Với sự phát triển nhân cách con người: Sự tồn tại của bệnh thành tích sẽ làm hình thành cả một lớp người chạy theo thành tích, sống trong những điều giả tạo và góp phần tạo nên một thế giới giả tạo. Tất cả những thứ giả tạo sẽ hủy hoại hoặc chí ít cũng làm lệch lạc sự phát triển nhân cách của con người.Với môi trường xã hội và sự phát triển của đất nước:Môi trường xã hội: tạo thành một môi trường với những cạnh tranh không lành mạnh, những quan hệ không lành mạnh.Sự phát triển của đất nước: khi thành tích chỉ là giả hoặc không có giá trị thật, nó không những không tạo động lực cho sự phát triển của đất nước mà còn có thể đem đến những rạn nứt, suy thoái nghiêm trọng.*Tham khảo:
Không biết từ bao giờ bệnh thành tích đã trờ thành một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Học tập, lao động, chiến đấu. cá nhân nào cũng có ước muốn chính đáng là lập được nhiều thành tích tốt đẹp. Nhưng vì hám thành tích mà có hiện tượng làm láo báo cáo hay. Thành tích được vẽ ra, được thổi phồng lên làm theo cấp số nhân, cấp số cộng để nhận huy chương, để lấy bằng khen, liên hoan lu bù, báo công ầm ĩ.
Hầu như ngành nào cùng lắm bệnh thành tích Nhà máy thiếu nguyên liệu, công nhân thất nghiệp, nhưng năm nào cũng hoàn thành kế hoạch. Làm trường nọ trồng cây gây rừng, thành tích được thổi phồng lên, nào là phủ xanh đồi trọc, nào là trồng được hàng triệu cây có bóng mát, cây ăn quả, cây gỗ quý, thông và bạch đàn bao la. Nhưng câu chuyện xảy ra như một vở bi hài kịch khi đoàn kiểm tra “sở” đến. Những con số ấy, những cây cối ấy chỉ là số không. Rừng phòng vệ bị phá tan hoang. Diện tích hoang hóa, đồi trọc mênh mông. Rừng đầu nguồn bi chặt phá trơ trui.
Ngành giao thông vận tải thì đường sá mới làm xong đã xuống cấp, tai nạn giao thông xảy ra đến chóng mặt, mỗi năm có hàng trăm người chết vì tai nạn ô tô, chẹt tàu. Hiện tượng lún móng cầu, sập cầu đâu còn là sự cố hiếm thấy nữa!
Ngành giáo dục, bệnh thành tích trở nên trầm kha. Thi cử gian dối, trường nào, địa phương nào cũng lo chạy theo thành tích nên đã buông lỏng kỉ cương. Bằng giả, học giả. tiến sĩ rởm không còn là hiện tượng hi hữu nữa. Khẩu hiệu: “Nói không với tiêu cực" tuy đã giám bớt được một phần nào, nhưng bệnh tiêu cực không thể nào một sớm một chiều mà giảm bớt được, hạn chế được. Bệnh thành tích đã làm suy thoái đạo đức cán bộ, người lao động vì cái tệ làm láo báo cáo hay. Con số thống kê là con số ảo, không đúng với thực tế sản xuất của nước ta. Dịch cúm gà, cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh, có nơi, có lúc đã báo cáo sai. Do bệnh thành tích mà từng gây ra nhiều thảm họa! Phải thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, xử phạt thật nghiêm minh mới có thể chữa được căn bệnh “ung thư” này.
Có chữa được bệnh thành tích thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước mới phát triển và giành được nhiều thành tựu rực rờ. Có chữa được tận gốc bệnh thành tích mới chống các hiện tượng thi cử gian lận, mới xây dựng được con người mới, đạo đức mới xã hội văn minh.
a. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”, răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.
b. Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
- Cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng.
- Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách.
- Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.
6x2 - 20x + 6
= 2(3x2 - 10x + 3)
= 2(x - 3)(3x - 1)
\(=6x^2-2x-18x+6\)
\(=2x.\left(3x-1\right)-6\left(3x-1\right)\)
\(=\left(2x-6\right).\left(3x-1\right)\)