K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12, trong đó có 2 chiếc nhiễm sắc thể bị đột biến; nhiễm sắc thể số 1 bị đột biến mất đoạn, nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến đảo đoạn. Giả sử cơ chế đột biến này giảm phân bình thường tạo ra giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Loại giao tử mang nhiễm sắc thể...
Đọc tiếp

Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12, trong đó có 2 chiếc nhiễm sắc thể bị đột biến; nhiễm sắc thể số 1 bị đột biến mất đoạn, nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến đảo đoạn. Giả sử cơ chế đột biến này giảm phân bình thường tạo ra giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 75%.

II. Loại giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 50%.

III. Loại giao tử chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 12,5%.

IV. Có tối đa 192 loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.

A. 1                        

B. 2                       

C. 3                       

D. 4

1
23 tháng 6 2017

Giải chi tiết:

Phương pháp :

- Một cặp NST bị đột biến ở 1 trong 2 NST tạo ra 50% giao tử bình thường ; 50% giao tử đột biến

Cách giải :

I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến là 1 – 0,5×0,5 = 0,75

II đúng, tỷ lệ giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến là : 0,5×0,5 +0,5×0,5 =0,5

III sai, tỷ lệ chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 0,5×0,5 = 0,25

IV sai, 2n =12 → n= 6 ; số loại giao tử đột biến tối đa là 26 - 24×1 = 48 (lấy tổng số giao tử trừ đi giao tử bình thường)

Chọn B

25 tháng 10 2019

Đáp án B

I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến là 1 – 0,5×0,5 = 0,75

II đúng, tỷ lệ giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến là : 0,5×0,5 +0,5×0,5 =0,5

III sai, tỷ lệ chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 0,5×0,5 = 0,25

IV sai, 2n =12 → n= 6 ; số loại giao tử đột biến tối đa là 26 - 24×1 = 48 (lấy tổng số giao tử trừ đi giao tử bình thường)

(Sở GD – ĐT Cần Thơ – 2019): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Giả sử có 1 cá thể của loài này bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 1 và đột biến lặp đoạn nhỏ ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 3. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí...
Đọc tiếp

(Sở GD – ĐT Cần Thơ – 2019): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Giả sử có 1 cá thể của loài này bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 1 và đột biến lặp đoạn nhỏ ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 3. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Tổng số giao tử tạo ra có 75% số giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.

II. Các gen còn lại trên nhiễm sắc thể số 1 đều không có khả năng nhân đôi.

III. Mức độ biểu hiện của các gen trên nhiễm sắc thể số 3 luôn tăng lên.

IV. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 5 nhiễm sắc thể.

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

1
14 tháng 5 2017

Đáp án D

Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 1 là 0,5; 0,5 bình thường

Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 3 là 0,5; 0,5 bình thường

I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến = 1- 0,5×0,5 = 0,75

II sai, các gen đó vẫn có khả năng nhân đôi

III sai, mức độ biểu hiện bị thay đổi (có thể tăng hoặc giảm).

IV đúng, vì các đột biến này là đột biến cấu trúc không ảnh hưởng tới số lượng NST.

27 tháng 6 2019

Đáp án A

- Tỉ lệ giao tử bình thường = (1/2)4 = 1/16.

- Tỉ lệ giao tử đột biến = 1 – 1/16 = 15/16.

- Tỉ lệ giao tử mang ít nhất 3 NST đột biến = mang 4 NST đột biến + mang 3 NST đột biến = (1/2)4 + (1/2)3 x 1/2 x  = 5/16.

- Trong các giao tử đột biến, tỉ lệ giao tử mang ít nhất 3 NST đột biến =  5 / 16 15 / 16 = 1 3

Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Có 2 thể đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. Trong đó, thể đột biến thứ nhất bị đột biến cấu trúc ở 2 nhiễm sắc thể của 2 cặp 1 và 2; Thể đột biến thứ hai bị đột biến cấu trúc ở 3 nhiễm sắc thể của 3 cặp số 5, 6 và 8. Giả sử rằng các thể đột biến này có khả năng giảm phân bình thường và các loại giao tử đều có...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Có 2 thể đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. Trong đó, thể đột biến thứ nhất bị đột biến cấu trúc ở 2 nhiễm sắc thể của 2 cặp 1 và 2; Thể đột biến thứ hai bị đột biến cấu trúc ở 3 nhiễm sắc thể của 3 cặp số 5, 6 và 8. Giả sử rằng các thể đột biến này có khả năng giảm phân bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho hai thể đột biến này giao phấn với nhau, thu được F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Loại hợp tử đột biến ở 4 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là 5/32.

II. Giả sử loại hợp tử chứa 4 NST đột biến bị chết thì tỉ lệ hợp tử bị chết là 3/16.

III. Ở F1, loại hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ 1/32.

IV. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 2 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ 5/16.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
2 tháng 4 2017

Đáp án D

Cả 4 phát biểu trên đều đúng. → Đáp án D.

I đúng. Vì hợp tử có 4 nhiễm sắc thể bị đột biến chiếm tỉ lệ C45 × (1/2)5 = 5/32.

II đúng. Tỉ lệ hợp tử bị chết là = 1/32 + 5/32 = 3/16.

(Tỉ lệ hợp tử có 5 NST bị đột biến là 1/32).

III đúng. Ở F1,tỉ lệ hợp tử không đột biến = 1 2 5 = 1 32 .

IV đúng. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 2 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ =  C 5 2 2 5 = 5 6

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X)...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X) có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tế bào lưỡng bội bình thường của loài nói trên có 16 nhiễm sắc thể.

(2) Tế bào (X) có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.

(3) Cây (Y) có thể thuộc thể một nhiễm.

(4) Kết thúc quá trình phân bào của tế bào (X) có thể tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
24 tháng 6 2019

Đáp án B

(1) Đúng. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

→ Có n cặp nhiễm sắc thể, trong đó:

+ (n-2) cặp nhiễm sắc thể giảm phân không xảy ra trao đổi chéo tạo ra 2n-2 loại giao tử.

+ 2 cặp nhiễm sắc thể giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất tạo ra 42 = 16 loại giao tử.

Cây trên tạo ra tối đa 1024 loại giao tử → 16 x 2 n - 2 = 1024 → n = 8 → 2 n = 16 .

(2) Sai. Tế bào X đang thực hiện quá trình phân bào có 14 nhiễm sắc thể đơn (2n-2) chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào.

→ sau khi kết thúc sẽ tạo ra 2 tế bào, mỗi tế bào chứa 7 nhiễm sắc thể (n-1).

→ Tế bào X đang ở kì sau của giảm phân II.

(3) Đúng. Tế bào X là tế bào thực hiện giảm phân II được sinh ra từ giảm phân I cùng một tế bào khác nữa (gọi là tế bào A).

Cây (Y) có thể mang bộ nhiễm sắc thể  2n = 15 (dạng một nhiễm); sau giảm phân I, tế bào A nhận được 8 nhiễm sắc thể kép và tế bào X nhận được 7 nhiễm sắc thể kép.

(4) Sai. Kết thúc quá trình giảm phân, tế bào X mang 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào → tạo ra 2 giao tử giống nhau, mỗi giao tử mang 7 nhiễm sắc thể.

7 tháng 6 2017

Đáp án C

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây: Cho một số nhận xét sau: (1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ. (2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2. (3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST...
Đọc tiếp

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:

Cho một số nhận xét sau:

(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.

(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.

(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.

(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.

Số kết luận đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
15 tháng 1 2017

Đáp án B

(1) sai, quan sát hình trước và sau đột biến  cho thấy hiện tượng này là mất đoạn và lặp đoạn.

(2) sai, hiện tượng này NST vẫn tồn tại thành cặp tương đồng nên xảy ra ở kỳ đầu giảm phân 1.

(3) sai, hện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) đúng, sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng vì đột biến xảy ra trong giảm phân nên chỉ đi vào giao tử.

(5) đúng, quan sát hình sau đột biến, 4 NST sẽ được phân chia cho 4 tế bào con, nên tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2 (gồm 2 bình thường, 1 mất đoạn, 1 lặp đoạn).

(6) đúng, mỗi giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể trong cặp này cho dù là đột biến hay bình thường.

4 tháng 4 2017

Đáp án D

Một NST bị đột biến mất đoạn là ở cặp NST số 2 là  Xác suất sinh giao tử đột biến ở cặp số 2 là 1/2.
Hai NST bị đột biến đảo đoạn là ở cặp NST số 3 là
Xác suất sinh giao tử đột biến ở cặp số 3 là 1/2. 
Cặp NST số 4 bị đột biến chuyển đoạn ở một chiếc 
 Xác suất sinh giao tử đột biến ở cặp số 4 là 1/2.  
Trong tổng số giao tử được sinh ra, giao tử chứa một đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ là: 1/2×1/2×1/2= 1/8