K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Không khí ngột ngạt, căng thẳng của mùa sưu thuế, bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và nỗi khốn cùng của người nông dân nghèo... tất cả đều hiển hiện rõ nét dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của nhà văn Ngô Tất Tố.

Sau khi đọc tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là: “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

Bối cảnh của câu chuyện là mùa sưu thuế diễn ra hàng năm ở nông thôn miền Bắc trước năm 1945. Chế độ thuộc địa của thực dân Pháp có thứ thuế rất dã man là thuế đánh vào đầu người. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên đều phải nộp.

Bọn cường hào lí dịch địa phương tranh thủ đục nước béo cò, dựa vào đó để đưa ra những quy định phi lí: người đã chết cũng vẫn phải đóng thuế. Dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến, người nông dân phải chịu đựng cảnh một cổ hai tròng nên đời sống hết sức khổ sở, cùng quẫn.

Nội dung tác phẩm Tắt đèn xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để kiểm tra, đôn đốc. Bọn lí dịch tay sai hung hãn xông vào từng nhà để đánh trói, bắt bớ và giải những người thiếu thuế ra đình, tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng. Phần thuế của anh Dậu đã đóng xong nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em trai đã chết từ năm ngoái. Thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn tưởng chết đêm qua, nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập.

 

Trong đoạn văn có ba nhân vật là tên cai lệ, tên người nhà lí trưởng và chị Dậu. Nhân vật cai lệ tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị phong kiến, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện của nhà nước và nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy pháp luật bất nhân ở làng xã lúc bấy giờ.

Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, nhẫn tâm không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phản. Rồi hắn sấn sổ bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ và tên người nhà lí trưởng được ngòi bút tả thực của tác giả khắc hoạ nổi bật, có giá trị khái quát cao. Hành động độc ác của bọn chúng trong lúc thúc thuế, thúc sưu đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chống trả.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu cho người em trai đã chết. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng, anh Dậu vẫn không thoát được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Giữa lúc anh Dậu vừa run run bưng bát cháo kề vào miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với lũ ác nhân.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình trong cơn quẫn bách, khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi, nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giờ đây, bọn ác ôn lại định đánh trói anh một lần nữa. Chắc lần này, anh Dậu chết mất!

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai hành hạ, hoặc vùng lên chống lại. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã chống trả quyết liệt. Chị Dậu đã đương đầu với bọn tay sai để bảo vệ chồng như thế nào?

Lúc đầu, khi bọn chúng ập vào vừa mỉa mai, đe doạ, vừa định lôi anh Dậu đi thì chị Dậu hoảng hốt van xin. Chúng nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có “tội” cho nên chị mới phải hạ mình. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên.

Bọn chúng chẳng thèm nghe, cứ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Không thèm van xin nữa, chị cảnh cáo tên cai lệ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi, gọi hắn bằng ông. Chị ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn, có lí có tình. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng trong con người chị Dậu bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng lao tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông - cháu, tôi - ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ tột cùng đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.

Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ tay sai bất nhân được tác giả miêu tả thật sinh động và thú vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?!

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thương và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu khiến cho nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

Hành động bùng nổ này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Hành động của chị Dậu mặc dầu là tự phát, song nó cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Ngô Tất Tố đã cảm nhận được sức mạnh khôn lường ấy bắt nguồn từ ý thức bảo vệ nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn đem lại sự sảng khoái, hả hê cho người đọc.

Con giun xéo lắm cũng quằn, người bị áp bức bóc lột bị dồn vào đường cùng tất phải vùng lên. Chị Dậu đã chống trả bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa kia một cách quyết liệt. Hành động của chị Dậu là tự phát nhưng nó là đốm lửa trong thảm cỏ khô, sẽ thổi bùng ngọn lửa phản kháng mãnh liệt để tự bảo vệ trước cường quyền. Vượt lên nỗi sợ cố hữu, mọi người sẽ hưởng ứng và làm theo chị Dậu.

Đoạn trích không những chứng minh hùng hồn cho quy luật có áp bức có đấu tranh, mà nó còn ngầm khẳng định chân lí: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng. Tuy tác giả khi sáng tác Tắt đèn chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nhận xét rằng: “Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn...”.

Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát, thay thế vào đó là chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

 
27 tháng 9 2021

sao dài thế

cho hỏi chị mất bao nhiêu giờ vậy

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.  Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).

Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.

b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Chia làm 3 chặng

+ 1945- 1954:

- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)

- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

-  Thể loại:

· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)

· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)

· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)

+ 1955 - 1964:

- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)

· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)

· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)

- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.

+ 1965 - 1975:

- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi:

· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)

· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)

· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.

o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận

o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…

· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.

c. Những đặc điểm cơ bản

c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.

+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.

c.2. Nền văn học hướng về đại chúng

+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.

+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…

+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng. 

c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.

+ Khuynh hướng sử thi:

- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

+ Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.

- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.

2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.

+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.

b. Những chuyển biến và một số thành tựu

+ Thơ:

- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)

- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)

+ Văn xuôi:

- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.

 

- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)

- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ,  Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)

Ø Nhận xét:

+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.

+ Đề tài: phong phú, đa dạng.

+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.

+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 4: Trình bày  khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

Gợi ý giải đề

Đề 1:

+ Phân tích đề:

-  Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.

+ Hướng dẫn:

- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)

· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.

· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.

- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)

· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.

- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)

· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.

· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)

Đề 2:

+ Phân tích đề:

- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.

- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.

- Cụ thể (trọng tâm)

· Chặng 1 (1945- 1954)

· Chặng 2 (1955 – 1964)

· Chặng 3 (1965- 1975)

- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)

· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí

· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).

Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.

Đề 3:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.

- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.

- Mỗi đặc điểm:

· Phân tích ngắn gọn

· Lấy dẫn chứng:

o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)

o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.

Đề 4:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

- Hình thức: trình bày khái quát.

+ Hướng dẫn:

Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản

- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.

- Những chuyển biến và một số thành tựu.

- Nhận xét.

7 tháng 12 2018

Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất ở chốn học đường. Tình bạn có 1 vai trò có thể nói là khá to lớn trong việc gây dựng những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt do học hỏi từ chính bạn bè của mình.Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, cảm động muốn khóc và gục đầu vào đứa bạn thân mà sụt sùi.Bạn bè còn là chỗ để ta trút bầu tâm sự khó nói nữa. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao...Vậy nên, ai có tình bạn tốt.tình bạn đẹp thì hẫy cố gắng giữ lấy, đừng để như 1 câu nói :
Có không giữ
Mất đừng tìm
Trợ Từ: " chính ": dùng để nhấn mạnh
Thán từ: " ôi" : dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc.

7 tháng 12 2018

Bạn tham khảo bài này:

Hiện nay rất nhiều học sinh lơ là việc học,bỏ bê bài vở,ham mê thú vui.Một số bạn chỉ vì không học bài nên bài kiểm tra 2 điểm trong khi các lần khác các bạn được những tám điểm,chím điểm.Chao ôi!Các bạn chỉ vì ham mê thú vui trước mắt mà lười học để lại hậu quả khó mà lường trước được.Chính vì thế các bạn học sinh hãy chăm chỉ học tập nhé để tránh tình trạng kết quả học hành giảm sút,kiến thức mất đi.Hơn thế nữa các bậc phụ huynh sẽ nói rằng:"Trời ơi!Con lười học quá!" hay người ngoài nhìn vào mà đánh giá :"Ô hay!Trẻ con thời nay lười học quá!"

20 tháng 9 2016

Trong cuộc sống,bất cứ ai trưởng thành cũng đều trải qua tuổi ấu thơ,tôi cũng không ngoại lệ. Ngày ấy tôi thật hạnh phúc, may mắn khi được sống trong một gia đình ấm êm, dược cha mẹ yêu thương, hạng phúc tràn đầy. Và bây giờ, cho đến năm nay, mười ba tuổi tôi đã có thể làm được nhiều việc. Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Hằng năm, mỗi khi đi học tôi thường được ba mẹ chở đến trường.nThế nhưng năm nay tôi đã tự đạp xe đến trường. Ngày ngày, tôi cùng “anh chàng” Martin do ba tặng nhân dịp sinh nhật tôi tròn mười ba tuổi đến trường.hai niên học trước, con đường từ nhà đến trường rất quen khi tôi ngồi trên chiếc xe máy để ba chở đi học. Ngược lại niên học này đối với tôi, cảnh vật hai bên đường thay đổi đến lạ thường. Một mình trên chiếc xe đạp đợi chờ một cơn gió nhẹ hôn thoáng qua đôi má và để lại cảm giác mát mẻ của ngày nắng. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Trước đây ba chở, xe lao nhanh về phía trước không có được giây phút ngắm nhìn cảnh vật. Thành phố nơi tôi ở, thành phố công nghiệp, nhịp sống rất nhộn nhịp mỗi khi học sinh tan học, hoặc công nhân ra về. Lúc đó con đường chíng dẫn vào thành phố, dòng người xe cộ nườm nượp, ngược xuôi. Từ trên cao nhìn xuống họ như lũ kiến vỡ tổ bò loạn xạ, không còn làm tôi e ngại như trước nữa. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở. Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi, tôi mạnh dạn từ chối, vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân. Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm. Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.

Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc. Ước mong giúp ích cho gia đình và xã hội. Hơn hết là được cống hiến cho đất nước.

22 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nha

24 tháng 11 2021

Em tham khảo:

 “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O.Hen-ri cho ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Đó chính là(Trợ từ) nhan vật cụ Bơ-men. Cụ vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng đấu tranh với bệnh tật và đang phó thác mình cho chiếc lá ngoài kia, phó mặc sự sống cho thien nhiên. Biết được điều đó cụ đã không quản gió rét mà vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó không chỉ là một kiệt tác về nghệ thuật mà là môttj kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi , mang lại niềm tin để cô mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng có lẽ đối với cụ đó vãn là điều tuyệt vời nhất mình làm. Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác. 

11 tháng 12 2018

Trong cuộc sống có rất nhiều đồ dùng, vật dụng khác nhau. Mỗi đồ dùng, vật dụng đem lại một công dụng khác nhau cho cuộc sống của conngười. Bút bi là một dồ dùng không thể thiếu, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Bút bi dùng để viết rachứ

Nó có xuất xứ từ Châu Âu do một nhà báo người Hungari sáng tạo ra. Ông phát hiện một loại mực in không bị nhòe, khô nhanh nên ông tìm cách
sáng chế ra chiếc bút bi vào khoảng những năm 1930 của thể kỉ XX. Đến khoảng năm 1980 của thế kỉ XX thì nó mới du nhập vào Việt Nam, người ta
biết đến và sử dụng chúng. Bút bi được ra đời trên cơ sở của chiếc bút lông

Bút bi có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đem lại sự tiện lợi, mẫu mã phù hợp với sở thích của từng người như: bút bấm, bút có nắp... nhưng thông dụng nhất là bút bi bấm. Có rất nhiều hãng sản xuất bút bi tiện lợi, giá thành phù hợp.

Bút bi bấm có 2 bộ phận: vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng, có nhiều màu sắc khác nhau, màu của vỏ bút tương ứng với màu
mực để người dùng dễ dàng nhận biết. Vỏ bút bi dài khoảng 15cm, đường kính khoảng 0,5cm. Ruột
bút làm bằng nhựa cứng, dài khoảng 12cm để nằm gọn trong vỏ, trong ruột bút chứa mực. Trong phần ruột bút gồm: lò xo và ngòi bút. Lò xo được
làm bằng thép không rỉ giúp bút bấm lên bấm xuống dễ dàng. Ngòi bút được làm bằng kim loại,nhọn, bên trong có một viên bi nhỏ để mực có thể ra đều. Cũng chính vì thế mà người ta gọi nó là bút bi.

Bút bi có thể viết ra chữ và rất quan trọng đối với học sinh, sinh viên vì thời nay học sinh đa số sử dụng bút bi. Cách sử dụng bút bi vô cùng đơn
giản.Những chiếc bút bi thường có cấu tạo bao gồm vỏ bút, ruột bút, lò xo và mực. Khi không được bảo quản đúng cách, mực của bút sẽ khô lại
đóng cứng xung quanh đầu bi, gây cản trở mực bi chảy ra khi viết. Nguyên nhân là do mực của nó là hợp chất do dầu mè và dầu thông, dầu khoáng sản, nhựa cứng khác tổng hợp thành.


Chính vì thế, khi không sử dụng chúng, bạn cần phải đậy nắp hoặc vặn nắp lại cẩn thận, miễn sao đừng để đầu bút tiếp xúc với các vật dụng khác làm hỏng đầu bi hoặc tiếp xúc với không khí quá lâu sẽ làm mực ở đầu bi bị khô lại. Vào những ngày trời lạnh, mực trong bút có thể sẽ bị đông lại nên nếu viết không ra mực, bạn nên ngâm bút vào bát nước ấm là sẽ có thể viết lại bình thường

Khi sử dụng, bạn cũng cần tránh để viết rơi xuống đất, nhất là khi đầu bút chạm với mặt đất theo góc 90 độ, vì sẽ xảy ra hiện tượng rò mực hoặc mực bị tắc nghẽn. Nếu xảy ra trường hợp này (bị tắc mực), cách đơn giản nhất là... bạn viết vào một tờ giấy
trắng những nét nguệch ngoạc vì đây là điều kiện có thể làm bút trở lại bình thường. Lưu ý, đừng bao giờ viết chữ nhé. Hoặc cách thứ hai, bạn hãy
thổi hoặc hút hay dùng bật lửa hơ lên ở đầu bút, vì hơi nóng có thể giúp cho mực của bạn bớt bị tắc và vận hành một cách trơn tru.

So với bút kim loại, bút chì, rõ ràng viết bi có một bất lợi nhất định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự tiện lợi của dòng sản phẩm này, và một tiện lợi quan trọng nhất đối với con người. Đó chính là giá rẻ!

Đây là một vật thân tín nhưng đồng thời cũng là một trong những vật dụng "khó chiều" nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, biết cách bảo quản bút bi của mình và thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn giữ được chúng lâu hơn và tránh được lãng phí nữa

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thì có rất nhiều máy móc thay thế chữ viết như: máy in, máy phôt... nhưng bút bi vẫn rất quan trọng đối
với đời sống con người.

Nguồn : Xuân Sáng ( bài này Xuân Sáng tự làm )

11 tháng 12 2018

có phải lấy trên mạng hay chép văn mẫu ko bạn

12 tháng 3 2023

Cua phải lột xác để lớn lên. Dù quá trình lột xác rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà không lột xác.

- Liên hệ đến con người:

+ Sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời.

+ Mỗi cá nhân đều cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.

+ Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời.

7 tháng 10 2018

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

Hk tốt

7 tháng 10 2018

lưu ý : ko chép mạng nha 

ai ko lm đc thân bài thì lm kết bài hoặc mở bài thui cx dc 

19 tháng 4 2022

tk:

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề quê hương, nổi bật trong bài thơ chính là nỗi nhớ về quê hương của tác giả. Cô đọng trong bốn câu thơ cuối chính là nỗi nhớ thương da diết, trong xa cách nhưng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về quê hương.

    Là một người con phải xa quê hương, Tế Hanh là một người yêu quê hương, ngôi làng chài của mình và trong lòng luôn canh cánh một nỗi nhớ về quê hương. Quê hương ở trong ông là hình ảnh mái làng chài ven biển “cách biển nửa ngày sông”, là những con người mặn mòi vị biển cả, là hình ảnh con thuyền và cánh buồm rẽ sóng chạy ra khơi. Nhưng tất cả những hình ảnh đó chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ của tác giả, mà tác giả đã buộc phải thổ lộ trong khổ cuối bài thơ:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ…

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

    Ngay câu đầu tiên tác giả đã khẳng định nỗi nhớ của mình khi ở một nơi xa hướng về quê hương. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả. Đó là màu của thiên nhiên, màu nước xanh, màu cá bạc và màu trắng vôi của cánh buồm. Tất cả đã được in sâu trong trí nhớ và tâm hồn của tác giả. Thấp thoáng đâu đó ta vẫn thấy hình ảnh người dân chài, bởi không thể thiếu con người trong hình ảnh “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan. Dù ở một nơi xa, không tham gia vào hoạt động của dân làng chài nhưng tác giả vẫn cảm nhận rất rõ sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Cuối cùng, nỗi nhớ của tác giả đã trào dâng niềm xúc động bằng câu thốt lên “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền. Tác giả nhớ tất cả những thứ đó chính là đang thốt lên nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương.

    Qua đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

19 tháng 4 2022

lần sau bn viết rõ Tham khảo ra nhé