K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.
Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?

Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế giới phảng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế giới phảng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?
Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.

27 tháng 12 2017

TB: + Thực trạng hiện nay:


- Khối lượng sách đồ sộ, lượng kiến thức có trong quyển sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong quyển sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa bên ngoài làm cho người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp, nên họ chỉ còn cách duy nhất là mua tất cả và đọc tất cả chúng. Thời gian thì mất nhiều mà lượng kiến thức vẫn vậy.
- Trên thị trường hiện nay lại có sự xuất hiện của những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội.
+ Giải quyết vấn đề:
- Trước khi mua sách, người đọc(nhất là đối tượng học sinh, sinh viên) nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm (như chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ....) để có một sự lựa chọn chính xác nhất.
- Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn đối với việc xuất bản và lưu hành những sản phẩm văn hóa để tránh tình trạng những sản phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà ở dây là những độc giả.
- Nhà trường nên tổ chức những buổi giới thiệu sách cho học sinh để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thực cho mình.


KL:


+ Khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc lựa chọn sách đối với mỗi người để từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc sách lành mạnh cho toàn xã hội.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

27 tháng 7 2018

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm.

- Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp

Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp

Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ.

Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình.

Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”.

Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi.

- Tác hại

Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.

Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?

Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?

Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!

Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

- Nguyên nhân

các “mánh khoé” quay cóp của học sinh

Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.

Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.

- Giải pháp chống quay cóp

Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.

Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.

Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.

+ Mở bài:

-Trong xã hội mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của riêng mình, đối với học sinh, sinh viên thì việc học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang coi nhẹ việc học, xem thường nó và thường tìm cách học đối phó để chống chế lại cha mẹ và thấy cô. Thực trạng này đang trở nên báo động ở Việt Nam cũng nhưng trên thế giới.

+ Thân bài:

– Học đối phó là cách học như thế nào? Học đối phó là cách học nhiều bạn học sinh nhằm mục đích ứng phó tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định như: Kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT…

– Hậu quả của việc học đối phó? Việc học này khiến cho các bạn chịu nhiều hậu quả bởi việc không hiểu rõ kiến thức, không học ngọn nguồn của vấn đề mà chỉ học lướt qua bề mặt,.

-Việc học đối phó cũng vậy đến lúc cần thiết các bạn sẽ không thể nào áp dụng những kiến thức mà mình đã học để đạt hiệu quả cao.

– Việc học đối phó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi các bạn không nắm vững được kiến thức mình đã học, chỉ học máy móc công thức, rồi bỏ qua.

Học đối phó

Học đối phó

– Học đối phó như vậy sẽ gây những tổn thất về mặt kinh tế, công sức của chính các bạn và thầy cô gia đình, bởi học rồi mà sau một thời gian các bạn vẫn như chưa được học, vậy thì học để làm gì?

– Nguyên nhân gây ra việc học đối phó này là do chương trình học hiện nay quá nhiều, khiến các bạn học sinh bị quá tải, trong một thời gian mà phải tập trung vào quá nhiều môn khiến các bạn mệt mỏi và tìm cách đối phó với nó.

– Ngoài ra, còn do nhận thức của các bạn , nhiều bạn chỉ tập trung vào những môn mình thích hoặc những môn học quan trọng giúp các bạn thi vào đại học và ra trường tìm việc làm thuận lợi, nếu bỏ bê những môn không thích, không thi và tìm cách học đối phó.

– Phương pháp giải quyết việc học đối phó thì nhà trường và gia đình nên có định hướng cho con em mình một cách rõ ràng trong việc học tập. +Kết

– Học sinh, sinh viên là trụ cột của đất nước mai sau, việc học tập của các bạn hôm nay chính là tiền đề để xây dựng đất nước vững mạnh mai sau.

– Học đối phó sẽ khó có cơ hội phát triển mình, đóng góp sức lực của mình để xây dựng đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã dặn.

26 tháng 3 2018

Đặt Vấn Đề:

– Một xã hội chỉ phát triển khi giáo dục phát triển. Vì thế mà học tập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bàn về học tập có nhiều câu nói, trong đó UNESCO đã đề xuất về mục đích của học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Giải Quyết Vấn Đề:

Bước 1: Giải Thích

– Học tập là 1 quá trình quan trọng trong cuộc đời của con người. Đó là quá trình tích luỹ tri thức, tiếp thu kiến thức của nhân loại để tạo nên học vấn của bản thân. Học còn là việc rèn luyện những kỹ năng trong đời sống như giao tiếp, ứng xử,… Học tập góp phần tạo nên sự trưởng thành cho mỗi con người.

– Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Học để tiếp thu, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

– Học không chỉ để biết mà tiến đến cấp độ thứ hai là học để làm. Vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh thì việc học mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là lý thuyết suông. Bởi việc học phải đi đôi với hành.

– Học để chung sống là hệ quả từ việc học để biết và học để làm. Việc học sẽ giúp ta hoà nhập với cộng đồng. Khi chung sống trong cộng đồng, ta có thể hoàn thiện bản thân để đi đến mục đích cao nhất của việc học tập đó là hoàn thiện nhân cách và khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Đó chính là học để tự khẳng định mình.

=> Câu nói của UNESCO nhằm khái quát 4 mức độ của mục đích học tập. Học để tích luỹ kiến thức và vận dụng vào cuộc sống qua đó cống hiến cho cộng đồng và hoàn thiện bản thân mình.

Bước 2: Bình

– Đánh giá: Lời đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đã trình bày một quan điểm đúng đắn về mục đích của học tập bởi nó đã giúp ta nhận thức rõ ràng và thấu đáo hơn về việc học. “Học để biết” là bước đầu tiên để tích luỹ hành trang cho cuộc sống. “Học để làm” là biến lý thuyết thành thực tế để đóng góp cho cộng đồng và giúp con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

– Nhận xét: Bằng việc sử dụng hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để khẳng định, nhấn mạnh mục đích của việc học, câu nói đã tác động mạnh đến người nghe như một lời tuyên bố hùng hồn về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập trong cuộc sống. Việc học có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Do đó một khi hiểu được mục đích cao cả của việc học, con người sẽ có động lực và tình yêu đối với học tập.

Bước 3: Luận.

– Là một tổ chức uy tín, có vai trò tích cực đến sự phát triển của nhân loại, UNESCO đã nhận thấy việc đánh giá đúng mục đích việc học có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng nhận thức được mục đích học tập mà ỷ lại, dựa dẫm nên đã dẫn đến nhiều biểu hiện sai trái như tiêu cực trong thi cử, “đổi tình lấy điểm”,… Dó là một thực trạng đáng lo ngại cho giáo dục.

– Khi nhận thấy mục đích của việc học, bản thân cần tự thay đổi trước tiên. Tích cực tìm hiểu nội dung bài học, đào sâu nghiên cứu các vấn đề khó để tìm câu trả lời, tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng sống… Không thể trông chờ ai khác đem hoa thơm trái ngọt đến cho mình mà phải tự tay vun trồng.

Tham khảo

 

Học tập là điều không thể thiếu trên con đường thành công của mỗi con người. Khi thời đại ngày càng thay đổi, cách học con người cũng theo thế mà thay đổi để có thể mang về kết quả tốt nhất. Nhưng trong đó, luôn luôn không thể thiếu tinh thần tự giác trong học tập.

Ý thức tự giác trong học tập là nhìn nhận hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Ý thức tự giác học tập được thể hiện qua hành động, cách thức, mục đích chính của việc học.

  

So với các thế hệ trước thì theo ta thấy: tinh thần tự giác học tập của học sinh ngày càng kém hơn. Không phải do học sinh không hiểu bài mà do sự chủ quan và sự lơ là việc học và rèn luyện đạo đức. Khi chúng ta suy nghĩ bài thầy giao hôm nay dễ, mai sẽ làm. Chúng tạo cho ta thói quen lười biếng và từ từ dần quen thuộc.

Ở trường, ta thấy rõ là trong mỗi tiết học, học sinh có vẻ lơ là nói chuyện nhiều hơn là học, việc học trở nên chán nản. Đến lớp là chỉ cho vui, để không uổng công bố mẹ. Thực sự học sinh không thể hiểu rõ mục đích học tập. Thiếu nghiêm túc, không quan tâm thầy cô đang giảng gì, mỗi năm trôi qua, các hiện tượng ngày càng tăng.

Các năm 2010 trở lại đây, những vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng, vài trường hợp đã có em thôi học do chấn thương khá nặng. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn, xung đột cá nhân, yêu đương nhăng nhít.

Một nguyên nhân nữa khá thực tế là mạng xã hội và game điện tử. Chúng như “mực” vậy, khi ta tiếp xúc với chúng một thời gian sẽ từ từ gây nghiện và cuối cùng bỏ học và thời gian cho vào chúng. Các học sinh ngày càng đua đòi theo phong trào.

Một số bài báo ghi rằng Bill Gates bỏ học rồi trở thành tí phủ mà không ghi rõ thời gian ông đã luyện tập như thế nào để trở thành tỉ phú vào đó, học sinh không hiểu ý nghĩa rõ và mất niềm tin học tập. Một số gia đình không quan tâm việc học, ăn chơi cờ bạc rồi kéo con cái vào. Giáo viên còn có hiện tượng khó tính quá mức và “đì” một số học sinh, thiên vị học sinh khiến học sinh chán nản, trầm cảm. Và hậu quả của các việc trên là kết quả học sinh ngày càng kém, chất lượng giáo dục giảm, vi phạm tội trong học tập tăng.

Học sinh cần có suy nghĩ rõ mục đích học tập, giáo viên cần làm cho mỗi tiết học thêm vui nhộn như Thầy Dương Lê, học sinh giỏi khá hỗ trợ các bạn yếu kém, gia đình cần thật sự quan tâm đến việc học và tâm lí của con cái.

 

Học sinh ta thì cần rèn luyện ý thức học tập, phấn đấu trong học tập, không sợ thất bại, tránh sa vào tệ nạn xã hội, bỏ dần thói quen chơi game và lướt mạng xã hội. Cần tham gia các diễn đàn học tập, rèn luyện thêm bài tập thêm ở nhà và thời gian rảnh rỗi.

 

Học tập giúp ta trở thành người tốt và tạo cho ta sự nghiệp, làm đẹp nhân cách, khiến ta có sự tôn trọng với xã hội. Lênin đã nói: "Học, học nữa, học mãi”.

25 tháng 1 2022

ngủ đuy nèo , mụn ròi đoá

24 tháng 12 2023

Hiện tượng sử dụng chất gây nghiện trong học đường ngày nay là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm. Đây là một hiện tượng có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của các em học sinh.

Sự sử dụng chất gây nghiện trong học đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm áp lực học tập, cảm giác căng thẳng, muốn tăng cường khả năng tập trung và năng suất làm việc. Tuy nhiên, việc sử dụng chất gây nghiện không chỉ không giải quyết được vấn đề này mà còn tạo ra những hệ quả tiêu cực.

Việc sử dụng chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của học sinh. Chất gây nghiện có thể gây ra các vấn đề như mất ngủ, lo âu, trầm cảm, suy giảm khả năng tư duy và học tập. Ngoài ra, sử dụng chất gây nghiện cũng có thể gây ra các vấn đề về hành vi, như xâm phạm quyền riêng tư, vi phạm luật pháp và gây rối trật tự trong học đường.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ các bên liên quan, bao gồm gia đình, trường học và cộng đồng. Các biện pháp như tăng cường giáo dục về tác hại của chất gây nghiện, xây dựng môi trường học tập lành mạnh và hỗ trợ tâm lý cho học sinh có thể giúp ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng này.

Ngoài ra, cần tạo ra một môi trường học tập thoải mái và không gây áp lực quá lớn cho học sinh. Đồng thời, cần khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và thể dục để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý.

Tóm lại, hiện tượng sử dụng chất gây nghiện trong học đường ngày nay là một vấn đề nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ các bên liên quan và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và thoải mái cho học sinh.

 

9 tháng 12 2016

- Thực tại: Học sinh hiện nay đang có xu hướng tha hóa về đạo đức như đánh nhau, nghiện bia rượu hay thuốc lá. Điều đó rất đáng phê phán, nhất là việc hút thuốc lá, một hành động được nêu lên tác hại của nó trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, mà giới trẻ- học sinh- những người đang sống trong môi trường giáo dục và ngày ngày đang được giáo dục lại có hành động đáng chê trách đó.
- Nguyên nhân:
+ Do nhận thức không đúng đắn của học sinh, muốn tự khẳng định bản thân, thích nổi bật trong đám đông nhưng thực hiện nó theo hướng suy nghĩ tích cực, tức biết dùng thuốc lá, rượu, bia…. Mới là sành điệu là từng trải. Muốn khẳng định cái tôi của tuổi trẻ nhưng lại hành động theo hướng sai lệch.
+ Do không đc sự giáo dục quan tâm đầy đủ của gia đình, do người lớn ko làm gương, chắc hẳn mỗi ng` hút thuốc lá ai cũng biết tác hại của nó, ngay cả trong mỗi bao thuốc đều đó, và tất nhiên những học sinh lại càng rõ vấn đề đó nhưng họ vẫn hút vì thấy, bố mình, bác mình, chú mình, hay những người xung quanh, ngày ngày vẫn hút, họ có e ngại sức khỏe của mình đâu? Hút lộ liễu trước mặt trẻ con, khác với ở nước ngoài (nhất là những nước phương Tây) mỗi lần hút thuốc họ pải tới chổ nào thật kín và ít người mới dám hút, điều đó ít nhiều cũng tác động cho học sinh- giới trẻ có suy nghĩ hút thuốc cũng bình thường thôi!
+ Do đùa đòi, bị bạn bè rủ rê, khiêu khích, chơi với bạn bè xấu bị ảnh hưởng.
- Hậu quả: Trước tiên là hại đến sức khỏe ngoài ra làm tha hóa đạo đức và hình ảnh của học sinh, làm thay đổi suy nghĩ của những chủ nhân tương lai của đất nước theo hướng tiêu cực. Làm ô màu môi trường giáo dục….
- Cách khắc phục:
+ Gia đình cần quan tâm đến con em mình hơn, chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với con mình nhất là trong độ tuổi mới lớn.

+ Nhà trường nên có các buổi học ngoại khóa, để học sinh thoải mái nêu nên suy nghĩ về cách sống tốt mà họ nghĩ, và nhà trường nên rèn luyện kĩ năng mềm rất cần thiết hiện nay đó là “học cách suy nghĩ tích cực” cho mỗi học sinh.
+ Tránh tiếp xúc, chơi với những bạn koo tốt ko phù hợp với bản thân.
+Không nênn xe lánh những bạn cá biệt ở trường, nhà trường và mỗi học sinh hãy rộng tay đón chào bạn, để những học sinh lỡ bước còn biết mình có thể quay lại.
- Rút ra bài học cho bản thân.

9 tháng 12 2016

1. Mở bài:

- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).

- ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

- ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...

3. Kết bài:

- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

- Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.