K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2016

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre 
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống 
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em: 
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre

Chúc bn hok tốt !  haha

  
18 tháng 10 2016

Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng và mối quan hệ giữa cây tre với người dân Việt Nam.

Thân bài:

1. Nguồn gốc.

- Tre có từ lâu đời, từ ngày dựng nước và giữ nước. Tre đã trải qua hàn nghìn năm lịch sự và đã gắn bó với đời sống nhân dân.

- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến miền núi.

2. Phân loại.

- Các loại tre: hiện nay tre Việt Nam khá phong phú và đa dạng, có những loại tre sau: tre Đồng Nai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn Điện Biên, nứa, mai hay những khóm tre đầu làng.

3. Đặc điểm tre.

- Tre dễ thích nghi với mọi môi trường sống: bờ ao, khô cằn, sỏi đá…

- Tre thường mọc từng bụi, từng khóm.

- Quá trình phát triển của tre: ban đầu tre là những mầm măng nhỏ nằm dưới gốc, được che phủ bởi những cây tre cao và lá cây. Từ từ tre phát triển cứng cáp và dẻo dai.

- Thân tre gầy guộc, được ghép lại từ nhiều mắt, bên trong thân tre ống rỗng. 

- Màu sắc của tre: có màu xanh lục, càng lên cao màu xanh của tre càng nhạt. 

- Thân tre mọc ra từng cành cây nhỏ, những cành cây này có gai nhọn và lá. Người ta dùng những cành gai nhọn này bó với nhau để làm hàng rào, làm nơi trú ẩn cho các loài cá…

- Lá tre mỏng và có hình thon có gân lá song song, độ dài của lá tre từ 10 – 15 cm. - Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.

- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”. 4. Công dụng của tre.

- Măng tre :  + Thường được làm thức ăn như : măng chua, măng luộc.  Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn đã có một cuộc sống dân dã : ’’Thu ăn măng trúc đông ăn giá’’ Thậm chí Bác Hồ lúc còn hoạt động tại Pắc Bó. ’’Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng’’ Chứng tỏ măng là một thức ăn thanh đạm luôn có mặt trong đời sống hằng ngày.

- Lá tre. + Thường là thức ăn cho gia súc như : trâu, bò, voi…

             + Có thể dùng để ủ hoa quả.

             + Có thể làm ổ cho gia cầm.

              + Là nguyên liệu đốt.

- Cành tre. + Có nhiều gai nhọn dùng để làm hàng rào hoặc làm nơi trú ẩn cho tôm, cua, cá.

 - Thân tre : Có rất nhiều công dụng.

 + Tre luôn có mặt trong đời sống hằng ngày, là cánh tay phải của người nông dân khi ra đồng.

 + Trong những ngày Tết cổ truyền : tre được dùng làm cây nêu (treo cờ), những chiếc đu được làm từ tre hay món bánh chưng cũng góp mặt của tre giúp món ăn thêm đậm đà bản sắc dân tộc.

 + Là công cụ sản xuất : cối xay tre nặng nề quay.

 + Khi đời sống người dân còn khó khăn, tre được dùng làm để đan nhà che mưa che nắng.

 + Tre còn được dùng để chế tạo ra những đôi đủa, rổ rá, cho đến giường tủ… Ngày nay tre là nguyên liệu để làm những vật trang trí trong ngành mây tre đan.

 + Tuổi thơ của trẻ em vùng quê gắn liền với con trâu và rặng tre. Những buổi trưa hè cùng bạn bè chơi đánh chuyền từ những que chắt bằng tre, hay những con diều sáo vi vu trên bầu trời..

 + Trong chiến đấu, tre là giúp nhân dân đánh bại quân thù bằng : gậy tre, chôn tre chống lại sắt thép của quân thù… tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

 + Tre hi sinh để bảo vệ cuộc sống con người.

Kết bài : Cây tre là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Dù đất nước có công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến dâu, cây tre vẫn gắn bó với đời sống nhân dân Việt Nam.  
Bn tham khảo nha hihi
 

MB: giới thiệu câu tục ngữ
nêu tính đúng đắn của câu tục ngư
TB:
1. giải thik:
2.cho góc nhìn thực tiễn
KB:
Qua những điều trên cho ta một cái nhìn sâu sắc về giá trị của con người trong mối tương quan giữa của cải với nhân cách, tính mạng. Từ đó giúp ta có nhận định, đánh giá đúng đắn hơn về giá trị của mỗi người mà chúng ta tiếp xúc. Chắc hẳn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả thế hệ bây giờ và mai sau.

4 tháng 10 2018

I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.

II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn

Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:

  • Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
  • Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
  • Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
  • Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây


+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá

  • Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
  • Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
  • Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
  • Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm


Chức năng của thân:

  • Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

Cách trồng lúa:

  • Hạt lúa ủ thành cây mạ
  • Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
  • Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
  • Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa


Vai trò của lúa: lúa cho hạt

  • Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
  • Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo


Thành tựu về lúa:

  • Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
  • Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
  • III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa

    Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.
  • k mk nha
  • đây là 1 dàn ý nhé
4 tháng 10 2018

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

k mk nhé

5 tháng 5 2019

bài 1

a,Mở bài:
*Yêu cầu:
-con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hóa.
-của cải tuy quý giá nhưng không thể sánh với con người.
-chứng minh cho điều này cha ông ta đúc kết nên câu tục ngữ:".............."
b,Thân bài: cần đảm bảo những ý sau:
*giải thích câu tục ngữ:thế nào là một mặt người bằng mười mặt của?
-vì con người mới là thứ quý giá nhất
-còn người thì còn của:do con người tạo nên của cải.........
-câu tục ngữ so sánh mặt người mặt của theo tỉ lệ :1/10
=>đề cao giá trị con người
* Đưa một vài đẫn chứng để làm sáng tỏ cho lời giải thích:
- muôn đời nay xã hội luôn coi trọng con người hơn là của cải
-người ta sẵn sàng bàn hết nhà cửa đất đai, dánh đổi nhiếu thứ quý giá đế có được sinh mạng
-> hậu quả của điều đó
-> Khẳng định giá trị của con người
* Nêu thêm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: người sống, đống vàng; người là vàng, của là ngãi...để làm nổi bật thêm giá trị của con người trong cuộc sống.
c,Kết luận: ý nghĩa câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ đề cao giá trị con người
- Nhắc nhở con người về giá trị của bãn thân mình và những người xung quanh.

                                                      
5 tháng 5 2019

bái 2

a. Mở bài:
- Con người là tài sản quý giá nhất. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã làm sáng tỏ tư tưởng trên.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều
- Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so vớui của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.


- Không phải nhân dân không coi trọng của cải, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào sánh dược
* Chứng minh:
- Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.
+ Trong lao động, sản xuất: Của cải quý giá nhưng của cải là do con người làm ra, không có con người không có của cải: Người làm ra của, người sống đống vảng.
+ Trong quan hệ giữa người với người: Nếu chỉ coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành người cô độc, không người thân, bạn bè:
Có vàng vàng chẳng hay phô,
Có con nó nói trầm trồ dễ nghe
- Câu tục ngữ còn có thể sử dụng trong nhiều văn cảnh khác:
+ Phê phán những trường hợp coi của hơn người
+ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “Của đi thay người”
+ Quan niệm về sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con (Rậm người hơn rậm cỏ)

bài 3 Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta rất đa dạng và phong phú. Nó không chỉ đem lại những bài học về kinh nghiệm, quy tắc ứng xử mà còn cho chúng ta thấy cả những giá trị của con người. Trong đó có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”.

Đây là câu tục ngữ được hình thành từ lối so sánh, ví von rất sinh động và gần gũi với nhân dân. Từ việc so sánh ngang bằng giữa “một mặt người” và “mười mặt của” để ta thấy được giá trị to lớn của con người. “Của” ở đây là của cải, là tài sản mang ý nghĩa tiền bạc, kinh tế. So sánh giữa “một” và” mười” để khẳng định sự ơn hẳn của giá trị con người so với tiền tài phù phiếm. Qua đó còn nhằm phê phán những người coi trọng đồng tiền, coi trọng những lợi ích trước mắt mà quên đi giá trị vốn có của con người.
Thực tế trong xã hội ngày nay, khi mà giá trị con người ngày càng bị rẻ rúng, nhiều người mờ mắt trước đồng tiền thậm chí là đánh mất phẩm chất đạo đức của mình. Có rất nhiều người chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà làm những việc trái với lương tâm, trái với luân thường, đạo lý hay thậm chí là làm những việc trái pháp luật. Đây quả là một điều đáng thất vọng, đáng báo động trong xã hội hiện tại. Chính những lúc như vậy câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” vang lên như một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trân trọng con người. Mỗi chúng ta cần phải luôn nhớ rằng con người mới làm nên của cải chứ của cải không thể tạo nen con người. Điều này có thể thấy ở ngay những người đanh đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết khi ấy người ta sẽ cảm nhận được ngay giá trị đích thực của con người nằm ở đâu. Khi mà bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua được sức khỏe, một thân thể khỏe mạnh khi đó ta mới biết rằng sinh mạng đáng quý như thế nào.
Bên cạnh đó không ít người có quan niệm sai trái rằng giá trị của mỗi con người nằm ở khối tài sản, của cải mà người đó nắm giữ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, của cải chỉ là thước đo sự giàu có về vật chất còn giá trị của con người còn được xem xét dựa trên trình độ, nhân cách. Khi một người giàu có về vật chế nhưng lại có nhân cách xấu xa thì sẽ không thể nhận được sự tôn trọng chân thành. Trái lại những người mặc dù nghèo khó nhưng họ lại là người biết đối nhân xử thế, biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ người khác đó mới là những người “giàu”. Họ giàu có về tình yêu thương, về phẩm chất đạo đức tốt đẹp và chắn hẳn sẽ được mọi người yêu quý. Trái lại có những người luôn quanh quẩn suy nghĩ làm sao cho nhanh chóng đổi đời, có thật nhiều tiền để nâng giá trị bản thân trước người khác. Khi ấy họ thậm chí còn bất chấp làm những việc phạm pháp như buôn bán ma túy chỉ mong nhanh chóng đổi đời. Tuy nhiên đời chưa kịp đổi thì phải đối mặt với bản án trước vành móng ngựa. Khi ấy có hối hận, có nuổi tiếc thì cũng muộn.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông cha ta thường hay nói “Của đi thay người” trước những hoạn nạn phải mất đi của cải, vật chất nào đó. Bởi người còn thì còn làm ra của cải, nếu của cải còn mà người mất thì của cũng đâu tự sinh sôi nảy nở được. Hay đặt trong bối cảnh phát triển của xã hội, hằng ngày những bậc cha mẹ đang phải chạy theo guồng quay của công việc, để kiếm tiền mà bỏ mặc không quan tâm đến con cái. Mặc dù chạy theo công việc để con cái có cuộc sống tốt hơn, để tích lũy của cải cho con cái mà lơ đãng việc dạy dỗ, quản lý con cái sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Dù giàu có, nhiều của cải đến mấy nhưng không chăm chút cho thế hệ sau thì “Miệng ăn núi lở” biết bao nhiêu cho vừa.
Qua những điều trên cho ta một cái nhìn sâu sắc về giá trị của con người trong mối tương quan giữa của cải với nhân cách, tính mạng. Từ đó giúp ta có nhận định, đánh giá đúng đắn hơn về giá trị của mỗi người mà chúng ta tiếp xúc. Chắc hẳn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả thế hệ bây giờ và mai sau.

3 tháng 10 2016

1/ Mở bài:

 

-          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

-          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

-  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

-   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

-  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

-   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

-  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

-  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

-  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

-  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

-  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

-  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

-  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

-  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

-   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

-  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

-  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

-  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

-  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

-  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

-  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

-  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

-  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

-  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

-  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

4 tháng 10 2016

      Mở bài:

   Mỗi loài hoa đều mang trên mình vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh , hoa hồng bạch ngây thơ hay hoa Lài của tình bạn ngát hương. Riêng tôi loài hoa  mang trên mình vẻ đẹp tượng trưng cho đất trời không đâu khác đó là hoa sen lòng bộ lượng bác ái, từ bi.

   Kết bài:

  Sen thơm, hương lại ngan tỏa. Dù trong hoàn cảnh nào Sen cũng hàm chứa trong đó sự tinh túy, thuần khiết , cao đẹp. Nó là biểu tượng cho đất nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Chúc bạn học tốt!

 

 

5 tháng 10 2018

Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! 

Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thìlấy nhị phượng chơichọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu: 

Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió

k mk nhé

5 tháng 10 2018

a) Mở bài

Cây phượng - người bạn đồng hành của mỗi lứa tuổi học trò chúng ta.

- Cứ đến hè mỗi chúng ta lại thấy những sắc màu của hoa phượng đỏ rực, có đôi lúc ta chợt cảm thấy mình đang đứng giữa một rừng hoa bát ngát, thơ mộng và ngọt ngào làm sao.

- Để nói cảm nhận về cây phượng tôi không biết phải như thế nào? Với tôi, nó là người bạn, người thân, người tri kỉ và là người luôn dõi theo từng bước chân của mỗi học trò như tôi.

b) Thân bài

- Miêu tả về cây phượng: Thân cây? Lá cây? Hoa phượng? Rễ cây?....

- Phượng đẹp nhưng nhìn mỗi cánh hoa phượng, tôi cảm thấy chứa đựng một điều gì đó buồn.

+ Buồn khi xa những tiếng cười của học trò về nghỉ hè.

+ Buồn khi lại phải tiễn đưa một thế hệ học trò.

+ Buồn khi phượng lại phải cô đơn, buồn hiu, khi không ai ngắm mình.

+ Nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu:

“Những chiếc xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu?”

- Các hoạt động vui chơi, giải trí dưới góc cây phượng: Nhảy dây, đá cầu,…

=> phượng che chở, đùm bọc và bảo vệ để chúng ta được vui chơi thoải mái, đem lại cảm giác an toàn.

- Cảm nhận của bản thân:

+ Tôi yêu quý cây phượng vì nó không chỉ là người bạn, người tri kỉ, mà nó là người cất giữ những kỉ niệm về tuổi học trò của tôi, là người luôn dõi theo từng bước chân của tôi.

+ Tôi hi vọng tất cả các bạn phải biết quý trọng và nâng niu cây phượng, đừng làm hại đến cây phượng.

c) Kết bài:

- Tổng kết lại cảm nhận cây phượng như thế nào?

+ Có thể ngày hôm nay ta vô tư là vậy, nhưng sau này ta sẽ nhớ lại “cây phượng” chính là nơi ta cảm thấy an toàn, tuyệt vời và luôn cất giấu những kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò của chúng ta.

Dàn ý Biểu cảm về cây Phượng mẫu 2

1. Mở bài

– Cây phượng loài cây gắn liền với mùa hè và tuổi học trò.

– Em rất thích màu đỏ rực của hoa phượng vào những ngày hè.

2. Thân bài

– Mỗi thân cây to hơn một vòng tay. Từ thân cây tỏa ra nhiều cành trông như những cánh tay giang rộng, uy nghi và mạnh mẽ.

– Vỏ cây phượng sần sùi nhiều mấu.

– Lá phượng xanh mượt nhỏ hệt như lá me. Chiếc lá mọc song song hai bên cuống.

– Hoa phượng nở từng chùm, cánh hoa phượng mịn như nhung đỏ rực.

– Giữa những cánh hoa là nhị hoa màu vàng dài và cong cong.

– Tiếng ve hè râm ran hòa mình cùng hoa phượng đẹp rực rỡ trong ngày hè.

– Hoa phượng gợi nhớ hình ảnh mùa hè và thời khắc bạn bè chia xa mái trường.

– Hoa phượng mang lại kỉ niệm tuổi học trò, gợi nhớ những kỷ niệm bâng khuâng, xao xuyến.

3. Kết bài

– Em rất yêu những hàng phượng vĩ trường em.

– Dù sau này có đi đâu em vẫn mãi nhớ về hoa phượng trường em như kỷ niệm đẹp tuổi học trò.

Ôi tiếng ve gọi hè, ôi những vạt nắng gọi cây phượng thực dậy sau giấc ngủ đông. Hè đến rồi, em lại thỏa sức được ngắm cây phượng vĩ ở sân trường em.

Cây phượng ở sân trường được các bác bảo vệ trồng khá lâu rồi. Phượng có thân khá cao, thon vỏ cây nâu xám làm nổi bật màu xanh của lá. Vì là cây nhiệt đới, được trồng để lấy bóng mát nên các tán lá tỏa ra rộng, lá mọc kép thành tầng tràn đầy sức sống. Lá phượng xanh ngát khi xuân về, còn e ấp như những thiếu nữ ngại ngùng, dần dần chúng xòe ra chào đón những tia nắng hè rực rỡ. Cây phượng như muốn chạy kịp với trời hè, qua còn xanh màu lá mà giờ đã bừng đỏ thẫm những ngọn lửa cháy trên cành. Đó là hoa phượng, hoa phượng đỏ rực rỡ làm sao, nó không phải một đóa mà là hàng nghìn chùm. Mọc xen kẽ trên những tán cây xanh, hoa phượng hé những đôi mắt lửa, ngắm nghía không gian.

Nhìn từ xa , cây phượng như một chiếc ô đỏ sặc sỡ giữa nền trời xanh trong với những áng mây bồng bềnh. Dường như hoa phượng nở càng đỏ, lá phượng lại càng xanh, một niềm vui cháy khát và nỗi sầu mang mác có lẽ chính là nỗi niềm của phượng vĩ. Có lẽ vui vì hè đến, mang lại hơi thở tươi mới cho từng tế bào trong thân cây, còn buồn, buồn vì hè đến, Phượng lại nhìn những học sinh bước vào mùa thi, rồi kì nghỉ hè đến, phượng lại cô đơn một mình. Cây phượng, ôi thân thương, có người kể với em rằng phượng vĩ còn là nơi hò hẹn, nơi những thiếu nữ mân mê tà áo trắng ngượng ngùng cười lệ với người yêu, là nơi khởi nguồn của sự gặp gỡ cùng là nơi hẹn ngày tái ngộ. Chính vậy mà phượng vĩ mang cả niềm vui mà cũng chất chứa nhiều nỗi buồn.

Phượng vĩ vốn là cây nhiệt đới, ưa cái nóng và ghét cái lạnh. Mỗi lần ông già mùa đông khắc nghiệt ghé qua, là lúc cây phượng phải chịu những thử thách khắc nghiệt. Phượng trơ cành khẳng khiu không một chiếc lá, thân phượng đen già. Bầu trời âm u, quạt từng cơn gió lớn, lay lắt những chấm hoa nhỏ còn sót lại trên cành. Em nhìn cây phượng mà xót thương vì giờ đây nó không còn sức sống mà nó vốn có. Những rực rỡ, những nồng nhiệt bị thay thế bởi từng đợt run rẩy của cành cây và sự u buồn vì vắng bóng những tầng lá xanh. Và rồi đông qua, mùa xuân vẫy gọi những cành lá, mùa hè ồ ạt tiếng ve như tiếng chuông báo đánh thức những bông hoa phượng. Những cơn gió hè mơn man trên cành lá đung đưa những chùm hoa phượng vĩ chào đọn bầu trời thay áo mới xanh tươi không một gợn mây âm u. Mùa hoa phượng nở rồi rụng đỏ quanh gốc, đó cũng là lúc chúng em bắt đầu những trò chơi quen thuộc. Nhặt những bông hoa, ngắt từng nhị hoa chơi đấu gà, những bạn nữ như em thường cài những bông hoa phượng lên mái tóc chơi. Hoặc tìm những cành lá nhỏ rơi rụng đan thành vòng nguyệt quế xanh tươi đội lên đầu , đeo vào cổ. Lúc ấy thì hãnh diện lắm, vì mình có một chiếc vòng nguyệt quế, làm từ những cành lá của cây phượng thân yêu. Tuổi học trò cứ thế trôi đi êm đềm, cùng bạn cùng bè cùng cây phượng vĩ lưu giữ bao thương nhớ thuở mộng mơ. Không biết mai sau trưởng thành, quay về mái trường thân yêu, thì thầm vào tai phượng , hỏi phượng xem có nhớ ta, hỏi phượng về kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Em mỉm cười thích thú, có lẽ khi lớn ta sẽ chẳng còn cơ hội ngắm phượng vĩ, ngắm được vẻ đẹp chân thực của nó như khi còn cắp sách đến trường.

Phượng vĩ đẹp mà thơ. Loài cây che bóng mát cho bao thế hệ học sinh. Em còn nhớ mãi, yêu mãi thôi cây hoa học trò.

5 tháng 10 2016

1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này 

2. Thân bài: 

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống … 

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra) 

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước 

- Tình cảm của mọi người dành cho tre 

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật 

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN. 

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre 

3. Kết bài 

Khái quát tình cảm của em với cây tre. 

7 tháng 10 2016


I.Mở bài

Giới thiệu cây bàng sẽ kể(cây bàng cổ thụ ở sân trường em,hoặc cây bàng ở một nơi nào đó).
II.Thân bài

1.Tả bao quát
Dáng vẻ của cây :cao lớn,tán lá to rộng.
2.Tả chi tiết từng bộ phận
-Gốc lớn,rễ bò lan trên mặt đất,gồ lên như con trăn.
-Thân bàng to ước chừng một người ôm không xuể, vỏ cây xù x ì.
-Lá bàng hơi tròn, to, dày mượt.
-Cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
-Những chùm quả rủ xuống lòng thòng, trông như chùm trứng của một loài chim lớn.
Chú ý: Có thể tả sự thay đổi của cây bàng qua các mùa trong năm, kết hợp với tả hoạt động của con người, môi trường xung quanh.
Ví dụ:
+Những ngày nắng to, bóng bàng che mát, học sinh ngồi chơi. Trò chuyện dưới cây bàng.
+Mùa hè, quả bàng chín vàng màu mật ong.
+Mùa thu, lá bàng đỏ dần, rụng theo gió.
+Mùa đông, cây bàng trơ trọi.
+Mùa xuân, bàng thay áo mới: búp ra nhiều, lá xanh mơn mởn.
III.Kết bài

Cảm nghĩ của em về cây bàng.
Ví dụ: Cây bàng gắn bó với môi trường. Đi xa, nhớ trường là nhớ ngay đến cây bàng

12 tháng 10 2016

/ Mở bài:

 

-          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

-          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

-  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

-   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

-  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

-   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

-  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

-  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

-  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

-  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

-  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

-  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

-  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

-  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

-   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

-  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

-  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

-  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

-  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

-  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

-  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

-  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

-  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

-  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

-  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

12 tháng 10 2016

1/ Mở bài:

 

-          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

-          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

-  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

-   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

-  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

-   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

-  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

-  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

-  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

-  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

-  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

-  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

-  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

-   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

-  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

-  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

-  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

-  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

-  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

-  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

-  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

-  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

-  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

-  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

17 tháng 9 2021

Văn nghị luận phải không bạn ?

17 tháng 9 2021

Văn tự sự nhé!