K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

Tham khảo

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

28 tháng 2 2022

Có chép mạng không bạn?

D
datcoder
CTVVIP
2 tháng 12 2023

Bài làm tham khảo

Trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” em đặc biệt ấn tượng với chi tiết gấu con kiêu hãnh vào khu vườn dạo chơi và hét thật to “ – Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo). Chi tiết này đã thể hiện sự tư tin và mãnh mẽ của bạn gấu. Sau khi bị bạn sáo và thỏ trêu chọc vì đôi chân vòng kiềng xấu xí, hậu đậu. Gấu con vô cùng tức giận, chú chạy về nhà khóc lóc, mách mẹ. Nhưng sau khi được mẹ giải thích rằng đôi chân vòng kiềng này không hề xấu, nó rất khỏe mạnh và mẹ rất tự hào vì nó. Mẹ còn lấy ra những ví dụ như đôi chân của bố của mẹ và đôi chân của ông nội đều vòng kiềng nhưng rất khỏe mạnh và giỏi. Gấu con đã hiểu ra và chú tự tin đi dạo quanh khu vườn rất vui vẻ với đôi chân của mình. Câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu đã mang đến cho em rất nhiều bài học, bài học về sự tự tin với cơ thể mình, đừng vì bất cứ điều gì mà buồn bã, chán nán vì không ai có quyền lựa chọn ngoại hình mà chúng ta mong muốn, hãy yêu thương và luôn tự hào về nó. Đồng thời qua câu chuyện còn nhắc nhở em không bao giờ được chê giễu, kì thị ngoại hình của người khác vì đó là một việc làm không tốt, sẽ gây ra những tổn thương cho người khác.

5 tháng 3 2022

Refer

“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng dũng cảm của nhân vật Lượm.

5 tháng 3 2022

có cop mạng ko bạn 

4 tháng 3 2022

coin bao nhiêu coin để tui làm cho

4 tháng 3 2022

Đòi hỏi ít thôi 

16 tháng 9 2023

Bài làm:

Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" của tác giả Tố Hữu là một tác phẩm thơ đầy sáng tạo và lôi cuốn. Em cảm nhận rằng bài thơ này tạo ra một bức tranh rất sinh động về cuộc sống quê hương, với hình ảnh gấu con đang luyện tập chân vòng kiềng. Tác giả đã diễn đạt tình cảm yêu quê hương một cách tinh tế và ngọt ngào qua những từ ngữ ẩn dụ và biểu đạt. Điều này khiến em cảm thấy tự hào về đất nước và con người Việt Nam.


Bài thơ cũng thể hiện sự khao khát và nỗ lực không ngừng của người dân Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Em thấy bài thơ này khá động viên và ý nghĩa, thúc đẩy chúng ta phấn đấu hơn nữa để giữ gìn và phát triển quê hương đẹp đến vậy. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất lôi cuốn và hấp dẫn, khiến cho bài thơ trở thành một tác phẩm văn học đáng để đọc và suy ngẫm.

5 tháng 5 2021

Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già luôn dành tình yêu thương với những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya nhưng Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" của Bác chính là hành động giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Bác là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ không những là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu mà còn là 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình.

5 tháng 5 2021

Sau khi học xong văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em càng hiểu được tình thương vô cùng giản dị mà sâu sắc của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Ôi! Sao Hình ảnh bác hiện lên thật cao cả đến thế! Hình tượng Bác trong bài được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả ấy làm cho hình tượng bác càng gần gũi, cao đẹp trong lòng nhân dân hơn. Nó còn thể hiện tấm lòng của anh bộ đội với bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của bác dành cho nhân dân. Bác ăn mặc giản dị, không giống như những tỉ phú nhà giàu khác. Ở bề ngoài là thế thôi nhưng sâu trong trái tim Bác luôn có một tình yêu thương vô bờ bến. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Không những thế, Bác như người cha già của dân tộc Việt Nam. Không lẽ Bác có nhiều người con đến thế sao?

28 tháng 4 2021

1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? Là ngôi kể thứ baLà thể thơ năm chữCó yếu tố tự sự, miêu tảLà bài thơ của nước Nga 2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? Kết cấu chặt chẽKết cấu đầu - cuối tương ứngKết cấu sóng đôi 4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái...
Đọc tiếp

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? 

Là ngôi kể thứ ba

Là thể thơ năm chữ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Là bài thơ của nước Nga
 

2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? 

Kết cấu chặt chẽ

Kết cấu đầu - cuối tương ứng

Kết cấu sóng đôi
 

4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái hiện qua các hành động nào của gấu con? 

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, nghe mẹ động viên, nấp sau tủ, khóc to, tự tin hát vui vẻnhặt quả thông, ngã chỏng quèo,

Đi dạo, hát líu lo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, tự tin hát vui vẻ, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên

5. Khổ thơ nào dưới đây thể hiện rõ hơn yếu tố miêu tả? 

Khổ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"

Khổ thứ mười: "Gấu con nghe mẹ nói/ Bình tâm trở lại ngay/ Ra rửa sạch chân tay/ Rồi ngồi ăn bánh mật"

6. Đây là bài thơ của nước Nga, vậy con thấy, ngoài bày tỏ cảm xúc, thơ ca của nước khác cũng có đặc trưng nào giống thơ ca Việt Nam? 

Có yếu tố kí

Thể hiện thông điệp của nhà thơ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Hàm chứa nhiều thông tin

7. Ở khổ thơ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"; các tiếng "nhỏ", "lo" được gieo vần thế nào?

Gieo vần lưng, liền

Gieo vần chân, cách

Gieo vần lưng, cách

Gieo vẫn chân, liền

8. Hình ảnh gấu chú gấu con trong bài thơ không được tái hiện qua những phương diện nào? 

Ngoại hình

Hành động

Cử chỉ

Lời nói

Tâm hồn

Diễn biến tâm trạng bên trong

9. Gấu con chân vòng kiềng là hình ảnh ẩn dụ của đối tượng nào trong xã hội chúng ta?

Những em bé đáng yêu

Những em bé không may bị tàn tật, khác người

Những người có sự khác biệt về ngoại hình với số đông, hay bị kì thị

Những người có số phận không được may mắn

10. Nếu coi bài thơ là một câu chuyện nhỏ, thì chi tiết nào được coi là tình huống bước ngoặt làm thay đổi cách nghĩ của chú gấu con theo hướng tích cực hơn? 

Bị các bạn trêu chọc

Được mẹ động viên, khích lệ

11. Câu thơ nào dưới đây không có cụm danh từ? 

Đi dạo trong rừng nhỏ

Có con sáo trên cành

- Chân của con rất đẹp

Giẫm phải đuôi à nhóc?

12. Tìm các danh từ trung tâm trong cụm danh từ ở câu sau: "Cả đàn năm con nhỏ" 

"con"

"con nhỏ"

"đàn", "con nhỏ"

"đàn", "con"

13. Sau khi đọc xong, em thấy phép tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

Nhân hóa

Nhân hóa, so sánh

Nhân hóa, ẩn dụ

14. Mượn hình ảnh chú gấu con, chân vòng kiêng bị bạn trêu, vì ngoại hình khác biệt; sau đó nhờ mẹ động viên mà bình tâm trở lại, đầy kiêu hãnh và yêu đời, tác giả người Nga muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? 

 

2
11 tháng 3 2022

tách ra đc ko bn?

11 tháng 3 2022