K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2017

- ví dụ về sinh sản vô tính

+ ở động vật: phân đôi ở trùng roi, nảy chồi ở thủy tức, phân mảnh ở giun dẹp, trinh sản ở ong đực....

+ ở thực vật: cây thuốc bỏng mọc ra từ lá, sinh sản bằng bào tử ở rêu, củ khoai lang nảy chồi ...

- con thằn lằn đút đuôi rồi tái sinh lại đuôi mới không phải là sinh sản. vì đó chỉ là hiện tượng tái tạo lại bộ phận cơ thể bị mất, chứ không phải là tạo ra một cơ thể mới hoàn chỉnh.

13 tháng 6 2019

- Một số động vật có sinh sản vô tính: trùng roi, trùng đế giày, thủy tức, hải quỳ, ong,…

- Đáp án đúng về khái niệm sinh sản vô tính ở động vật: A – Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Tham khảo!

 

Tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.

Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Cơ sở tế bào học

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Đặc điểm di truyền

Vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống cơ thể mẹ.

Vật chất di truyền của các cơ thể con được tái tổ hợp từ hai nguồn khác nhau nên có sự sai khác.

Điều hòa sinh sản

Được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào.

Được điều hòa bởi các hormone.

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện sống thay đổi.

Ví dụ

- Thực vật: Cây chuối, gừng, hành, thuốc bỏng, rau má,…

- Động vật: Hải quỳ, bọt biển, thủy tức, sao biển, giun dẹp,…

- Thực vật: Bí ngô, dưa chuột, chanh, bưởi,…

- Động vật: Chim, ếch, cá, trâu, bò, mèo, gà,…

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ví dụ về loài sinh vật có sinh sản hữu tính: người, gà, chó, mèo, trai sông, giun đất,...
- Ví dụ về sinh vật có sinh sản vô tính: các loại khoai, cây mía, dương xỉ.

20 tháng 5 2017

- Một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao:

    + Lai lợn Ỉ với lợn ngoại lai tạo ra giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng từ 40 kg (Ỉ thuần) lên 100 kg (Ỉ lai).

    + Bổ sung thêm một gen tăng trưởng từ cá hội Chinook vào hệ gen của cá hồi hoang dã tạo ra loại cá hồi có tốc độ lớn nhanh gấp 2 lần cá hồi hoang dã, chất lượng mùi vị, màu sắc không khác gì cá hồi hoang dã.

    + Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).

- Các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:

    + Áp dụng phương pháp lai giống kết hợp với kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

    + Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.

    + Cải tạo chuồng trại.

    + Sử dụng chất hoocmôn sinh trưởng hợp lí.

- Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh. - Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ? - Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:     + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể...
Đọc tiếp

- Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

- Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ?

- Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

    + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

    + Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.

    + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.

    + Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

Hãy chọn và ghi lại các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính.

1
20 tháng 6 2018

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

    • Giống nhau:

- Đều là hình thức sinh sản vô tính: từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.

    • Khác nhau:

    + Phân đôi: Có ở động vật đơn bào và giun dẹp, dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.

    + Nảy chồi: Có ở bọt biển và ruột khoang, dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

    + Phân mảnh: có ở bọt biển và giun dẹp., dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể ban đầu phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới.

    + Trinh sản: Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát. Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phân chia theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình phân bào nguyên phân.

- Các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính:

    * Ưu điểm:

    + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

    + Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

    * Hạn chế

    + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.

22 tháng 11 2018

Lời giải:

Phát biểu đúng là: 1, 5

2 sai. Rêu sinh sản bằng bào tử

3 sai, cỏ gấu sinh sản bằng thân rễ

4 sai, Khoai tây sinh sản bằng thân củ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1: Cho một số nhận định sau (1) Phần lớn tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, thường khởi đầu là một kích thích từ môi trường ngoài. (2) Mỗi loài có tập tính sinh sản riêng. (3) Công đực xòe chiếc đuôi đẹp và nhảy múa quanh công cái là một ví dụ về tập tính sinh sản. (4) Gồm các loại là tập tính thứ bậc và tập tính vị tha. Có bao nhiêu sai về tập tính sinh sản? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 2: Cho các nhận...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho một số nhận định sau (1) Phần lớn tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, thường khởi đầu là một kích thích từ môi trường ngoài. (2) Mỗi loài có tập tính sinh sản riêng. (3) Công đực xòe chiếc đuôi đẹp và nhảy múa quanh công cái là một ví dụ về tập tính sinh sản. (4) Gồm các loại là tập tính thứ bậc và tập tính vị tha. Có bao nhiêu sai về tập tính sinh sản? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 2: Cho các nhận định sau (1) Nét hoa văn trên cây thân gỗ có xuất xứ từ vòng năm. (2) Trong cấu tạo của thân cây gỗ, gỗ dác có đặc điểm gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp trẻ, có màu sáng làm nhiệm vụ vận chuyển nước và các ion khoáng (3) Vòng năm gồm một lớp vòng gỗ màu sáng xen giữa hai lớp vòng gỗ màu sẫm (4) Các vòng gỗ không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng trong các năm các mùa năm không giống nhau Nhận định đúng khi nói về cấu tạo cây thân gỗ là A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3),(4) D. (1), (2), (4) Câu 3: Chọn 1 cây mít có chiều cao 2m, đóng 1 cái đinh đóng vào thân cây ở vị trí xác định so với gốc cách mặt đất là 10cm. Giả sử trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây tăng trưởng về chiều cao trung bình 40cm. Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát mặt đất khoảng A. 50cm B. 130cm C. 10 cm D. 30cm

1

Câu 1: Cho một số nhận định sau

(1) Phần lớn tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, thường khởi đầu là một kích thích từ môi trường ngoài.

(2) Mỗi loài có tập tính sinh sản riêng.

(3) Công đực xòe chiếc đuôi đẹp và nhảy múa quanh công cái là một ví dụ về tập tính sinh sản.

(4) Gồm các loại là tập tính thứ bậc và tập tính vị tha.

Có bao nhiêu sai về tập tính sinh sản?

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 2: Cho các nhận định sau

(1) Nét hoa văn trên cây thân gỗ có xuất xứ từ vòng năm.

(2) Trong cấu tạo của thân cây gỗ, gỗ dác có đặc điểm gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp trẻ, có màu sáng làm nhiệm vụ vận chuyển nước và các ion khoáng

(3) Vòng năm gồm một lớp vòng gỗ màu sáng xen giữa hai lớp vòng gỗ màu sẫm

(4) Các vòng gỗ không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng trong các năm các mùa năm không giống nhau

Nhận định đúng khi nói về cấu tạo cây thân gỗ là

A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3),(4) D. (1), (2), (4)

Câu 3: Chọn 1 cây mít có chiều cao 2m, đóng 1 cái đinh đóng vào thân cây ở vị trí xác định so với gốc cách mặt đất là 10cm. Giả sử trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây tăng trưởng về chiều cao trung bình 40cm. Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát mặt đất khoảng

A. 50cm B. 130cm C. 10 cm D. 30cm

7 tháng 8 2023

- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái. 

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính. Vì xảy ra thông qua sự phân tách và tái sinh các bộ phận sinh dưỡng và tạo thành một cây mới có đặc tính giống như cây bố mẹ. Sinh sản sinh dưỡng chỉ xảy ra ở lá, rễ cây và thân của nó.