K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

Câu1:

Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

  • Tấm gương về tôn trọng lẽ phải:

    Ngay từ thuở còn ấu thơ tôi đã được nghe những lời ru ngọt ngào:

    “Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

    Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

    Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người sinh ra từ chân lí – Người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo.

    Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc đã được hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử, kế thừa những tinh hoa đạo đức của nhân loại để lại. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp đó chính là “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi. Bởi lẽ con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước không phải là một đại lộ thẳng tắp, nó đầy chông gai và gian khổ, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mọi người, mọi thế hệ. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, và toàn xã hội.

    Ngạn ngữ có câu. “Mọi việc bắt đầu từ lời nói”. Đại thi hào Gớt lại viết: “Khởi thủy là hành động”. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh lời nói luôn đi đôi với hành động, điều đó đã trở thành một nguyên tắc sống. Người không chỉ là nhà giáo dục đạo đức mà còn là biểu tượng cao đẹp của đạo đức. Gần nửa cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước, chịu bao đắng cay gian khổ, Người vẫn một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống giản dị, thanh bạch, gần gũi yêu thương con người. Cuộc đời của Người, tấm lòng của Người với quê hương đất nước là câu chuyện sinh động nhất về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

    Trong vô vàn những mẫu chuyện về Người, tôi thực sự tâm đắc và thấm thía trước bài học đạo đức lớn về tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa của Người qua câu chuyện: “Tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện được kể theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ”.

    Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.

    Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

    Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

    – Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.

    Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua.

  • Một số câu ca dao:

  • - Chí công vô tư.

  • - Luật pháp bất vị thân.
    - Tha kẻ gian, oan người ngay.
    - Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
    - Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
    - Cầm cân nảy mực.
    - Bênh lí, không bênh thân.
    - Vay thì trả, chạm thì đền.
    - Làm người trông rộng nghe xa
    Biết luật biết lí mới là người tinh.
    - Thương em anh để trong lòng
    Việc quan anh cứ phép công anh làm.
    - Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
    - Đất có lề, quê có thói.
    - Nước có vua, chùa có bụt.
    - Ở quen thói, nói quen sáo.
    - Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
    - Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
    - Bề trên ở chẳng kỉ cương
    Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
    - Dột từ nóc dột xuống.
    - Nhà dột tại nóc.
    - Đục từ đầu sông đục xuống.
    - Tôn ti trật tự.

  • Câu 2:So sánh pháp luật và kỉ luật:

  • Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  • Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động chặt chẽ của mọi người.
  • Một số biện pháp mà học sinh cần rèn luyện:
  • Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.
  • Tham gia phát biểu, xây dựng bài.
  • Góp ý xây dựng kế hoạch trong những giờ sinh hoạt của lớp.
  • Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
  • Câu 3:
  • Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của cá dân tộc, tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.
23 tháng 12 2016

1)Biểu hiện tôn trọng lẽ phải:-không coi cóp trong thi cử,bỏ dép ngoài cửa trước khi vào chùa, đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.

Biểu hiện không tôn trọng lẽ phải:-buôn bán hàng lậu trái phép, hút thuốc khi đnag ngồi trên xe công cộng, vứt rác thải bừa bãi.

2)Biểu hiện thể hiện sự tôn trọng người khác:Không nói chen câu khi người ta đang nói, trân trọng , dóng góp ý kiến để ý tưởng của họ được tốt hơn...

3)Hành vi tôn trọng pháp luật:

- đi xe lề đường bên phải.

- Không đi ngược chiều xe.

-Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Hành vi thiếu tôn trọng kỉ luật:

-coi cóp trong thi cử.

-Xúc phạm nhân phẩm thầy cô, bạn bè.

-Không mặc đồng phục khi đến trường.

Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải?Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác? Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác? Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác?Câu 3: Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín? Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện tôn trọng lẽ phải?

Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác? Bản thân em đã làm gì để thể hiện tôn trọng người khác? Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác?

Câu 3: Em hãy nêu cách rèn luyện để là người biết giữ chữ tín? Bản thân em đã là người biết giữ chữ tín chưa? (nêu một số biểu hiện).

Câu 4: Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? Nêu ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh?

Câu 5: Em hãy nêu ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Học sinh cần rèn luyện như thế nào trong học tập và cuộc sống về việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

0
Câu 1: Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì?Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác/ tôn trọng lẽ phải? Nêu một số biểu hiện tôn trọng người khác và một số biểu hiện không tôn trọng người khác.Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?Câu 5: Để giữ lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải...
Đọc tiếp

Câu 1: Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì?

Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác/ tôn trọng lẽ phải? Nêu một số biểu hiện tôn trọng người khác và một số biểu hiện không tôn trọng người khác.

Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?

Câu 5: Để giữ lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải làm gì?

Câu 6: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì? Hãy cho biết những việc em làm được để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.( ít nhất 4 việc làm).

Câu 7: Vì sao phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?

Câu 8: Em hiểu thế nào là tự lập? Biểu hiện tự lập? Để trở thành người có tính tự lập, học sinh phải rèn luyện như thế nào?

Câu 9: Giả sử người bạn thân em mắc khuyết điểm em sẽ làm gì?

Câu 10:  Quyền và nghĩa vụ của  con cháu trong gia đình?

Câu 11:  Em hiểu thế nào là tình bạn ? Tình bạn trong sáng lành mạnh  có những biểu hiện gì?Theo em, những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn ?

Câu 12: Lên lớp 8, Tân cho rằng đã lớn, có thể tự lập được nên nhiều việc cậu tự quyết định, không hỏi ý kiến bố mẹ. Có lần Tân đi chơi xa với nhóm bạn cả ngày mà không xin phép bố mẹ.

   Hỏi:  Theo em, việc làm của Tân có phải là thể hiện tính tự lập không? Vì sao?

Câu 13: Khi bàn về trách nhiệm của cha mẹ trong giáo dục và nuôi dưỡng con cháu người xưa có câu: “Con hư tại mẹ cháu hư tại bà”.Em có đồng tình với quan niệm đó không?vì sao?

Câu 14:Dịp cuối năm, nhà trường phát động phong trào Quyên góp, ủng hộ Tết vì người nghèo. Trong giờ sinh hoạt, khi cô giáo phát động trên lớp, Hùng quay sang nói với Nam: “ việc quyên góp, ủng hộ thì người lớn phải làm chứ, họ mới có tiền, học sinh như chúng mình đã làm ra tiền đâu mà ủng hộ”.

 a/ Em tán thành với quan niệm của Hùng không? Vì sao?

 b/ Nếu là Nam, trong tình huống ấy, em sẽ nói với Hùng điều gì?

Câu 15:     Ca dao có câu:

Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con.

         Lời ca dao là bài học thấm thía về bổn phận trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Hãy viết một văn bản ngắn  thể hiện  suy nghĩ của em về vấn đề trên.

 Câu 16: Huy rất ham mê chơi điện tử. Ngày nào đến lớp, Huy cũng bị thiếu bài tập, phải mượn vở của các bạn để chép. Có bạn góp ý thì Huy chỉ cười cho qua và hôm sau vẫn lặp lại như vậy. Huy luôn nghĩ rằng, không làm bài tập mà vẫn có bài tập mà vẫn có bài để chép thì chẳng tội gì mà không chơi điện tử.

   1/ Em có nhận xét gì về việc làm và suy nghĩ của Huy?

   2/ Nếu là bạn thân của Huy, em sẽ làm gì để giúp Huy có ý thức tự giác trong học tập

Câu 17. Ca dao Việt Nam có bài:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho trong chữ hiếu mới là đạo con

            a. Em hiểu thế nào về bài ca dao trên?

            b. Trình bày quy định về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?

            c. Đối với em gia đình quan trọng như thế nào?

Câu 18.Vì sao cần phải tự giác và sáng tạo trong lao động?

Câu 19:  Thế nào là tệ nạn xã hội? Tác hại?

Câu 20: Thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

Câu19: Tình huống: Giờ ra chơi, T kiểm tra túi không thấy tiền đâu, T nói với các bạn trong lớp rằng bạn H ngồi bên cạnh đã lấy trộm tiền của mình. Cuối buổi học, T phát hiện tiền vẫn đang trong cặp mình.

    Theo em, T xử sự như vậy có đúng không? Nếu là bạn  với T em sẽ khuyên bạn điều gì?

 Câu 20:

     Em sẽ làm gì trong  tình huống: Một người rủ em đi hít thử hê-rô-in.

Câu 21: Tình huống: Đã 11 giờ đêm, trời đã quá khuya, H vẫn bật nhạc to. Bác Tư chạy sang bảo: Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm ngủ.

Hỏi: a. Theo em H có thể có cách ứng xử như thế nào?( nêu ít nhất 2 cách)

b. Nếu là H em sẽ chọn cách nào? Vì sao?

Câu 22: Em sẽ làm gì trong  tình huống sau :

 Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền.

3
27 tháng 12 2021

THAM KHẢO 

1.

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở trong trường thì em sẽ cố gắng khuyên can,can ngăn mấy bạn nếu mà ko đc thì em sẽ báo với thầy cô để thầy cô ra ngăn.

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở bên ngoài trường thì em sẽ gọi những người lớn ở xung quanh khu vực đó ra ngăn mấy bạn ấy lại.

       

2.Tôn trọng người khác là gì? Đó  sự nhìn nhận, đánh giá đúng mực về ai đó;  luôn coi trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác như của chính mình… Sống trên đời ai cũng mong muốn có được thành công. ... Thái độ, ý thức tôn trọng người khác chính  biểu hiện của người hiểu biết, biết ứng xử có văn hóa.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cự

Thể hiện sự tử tế và nhã nhặn đối với người khác. Hãy cư xử với mọi người như những gì mà bạn muốn nhận lại được. ...Không phân biệt đối xử ...Tôn trọng thói quen và văn hóa của mọi người.

Biểu hiện của người không biết tôn trọng người khác là:

+ Vu khống cho người khác.

+ Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.

+ Cười nói to trong đám ma.............

3.Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ. 

5.Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mìnhgiữ đúng lời hứa.

6.Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường. Ví dụ: Lao động vệ sinh đường phố, các hoạt động tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao…

  – Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.

   – Tránh xa những tệ nạn xã hội.

   – Đấu tranh vì những hệ tư tưởng mê tín dị đoan.

   – Vệ sinh đường phố.

27 tháng 12 2021

TK:

7.Chúng ta cần tôn trọng, khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác vì:
+ Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá riêng .
+ Những giá trị văn hóa tư tưởng của dân tộc khác giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
+ Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hoá của dân tộc khác.
=> Giữa các dân tộc có sự học tập kinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp cả mỗi dân tộc sẽ làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại.

 

8.Hiểu một cách đơn giản, tự lập là bạn tự mình làm mọi thứ mà không dựa dẫm hay trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Tự lập chính là việc bạn tự bước đi trên đôi chân của mình cũng như thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra từ trước. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua cách suy nghĩ, hành động, sự quyết tâm

Biểu hiện tự lập: chủ động, đôc lập suy nghĩ, biết chủ động hợp tác để giải quyết vấn đề.

– Đọc nhiều sách, chủ động giải các bài tập.

– Học theo nhóm, sẵn sàng nghe ý kiến của bạn khác.

– Không quay cóp, tự chịu điểm kém về bài tập nếu không làm được.

9.Nếu mình giúp bạn nhận ra khuyết điểm của mình thì đó mới thực sự là những người bạn tốt. Có thể bạn mắc khuyết điểm nhưng chưa ai nhắc bạn thì mình nhỏ nhẹ góp ý nhắc cho bạn. Để bạn biết và cố gắng lần sau không bị mắc lại khuyết điểm đó thêm lần nào nữa. Mình chân thành góp ý cho bạn thì bạn sẽ tiếp thu và sửa chữa

10.- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập

11.Tình bạn là mối quan hệ tình cảm hai chiều giữa con người với nhau

Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

Tránh đối xử với nhau suồng xã , thiếu tế nhị , tránh vô tình hay cố ý gán ghép với nhau trong quan hệ bạn bè khác giới.

Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo lẫn nhau khi thấy bạn mình có thêm người bạn khác giới.

Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân nha.

Tránh thái độ lấp lửng mập mờ dễ gây cho bạn khác giới hiểu lầm là tình yêu đang đến.

12.Việc làm của Tân không thể hiện tính tự lập vì nếu đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép rất có thể Tân sẽ gặp nguy hiểm. Việc Tân lên lớp 8 chưa thể hiện Tân đã lớn và có thể tự lập.

13.Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Điều này nói lên sự thương yêu con cháu của đa số những bà mẹ, những bà nội bà ngoại đối với con cháu bằng con tim và cảm xúc chứ không phải bằng lý trí. Dĩ nhiên là một đứa con bị hư không chỉ tại bà mẹ, bà nội hay bà ngoại của chúng, nhưng cũng có thể tại người cha, những anh chị em trong gia đình, những bạn bè, những lối giáo dục trong học đường, những hủ tục và những ảnh hưởng xấu của một nền văn hóa kém đạo đức và luân lý. Câu tục ngữ này nói lên sự liên hệ mất thiết của những đứa trẻ đối với những bà mẹ, bà nội bà ngoại của chúng, và chúng chịu ảnh hưởng nhiều từ những cách giáo dục và lối ứng xử của những người mà chúng thường xuyên tiếp cận

1 tháng 9 2018

- Thật vàng, không sợ lửa.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

Danh ngôn

“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"

Câu 1: Pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? Ý nghĩa?Câu 2: Thế nào là tình bạn trong sáng?Câu 3: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì? Ý nghĩa? Trách nhiệm của học sinh?Câu 4: Cộng đồng dân cư là gì? Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Ý nghĩa?Câu 5: Thế nào là tự lập?Câu 6:  Nêu những đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh Câu 7: Nêu những biểu hiện thể hiện tôn trọng người khác Câu 8: Thế...
Đọc tiếp

Câu 1: Pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? Ý nghĩa?

Câu 2: Thế nào là tình bạn trong sáng?

Câu 3: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì? Ý nghĩa? Trách nhiệm của học sinh?

Câu 4: Cộng đồng dân cư là gì? Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Ý nghĩa?

Câu 5: Thế nào là tự lập?

Câu 6:  Nêu những đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh

Câu 7: Nêu những biểu hiện thể hiện tôn trọng người khác

Câu 8: Thế nào là giữ chữ tín?

Câu 9: Nêu những biểu hiện tôn trọng người khác.

 

Câu 10: Nêu những việc làm thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh

 

Câu 11: Biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo là

 

Câu 12: Tìm hành vi không phù hợp với giữ chữ tín

 

Câu 13:  Ý nghĩa của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện như thế nào?

Câu 14: Kể việc làm không phù hợp với việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 15:  Vai trò của pháp luật và kỉ luật?

Câu 16:  Lao động tự giác, sáng tạo giúp ta điều gì?

Câu 17:  Ý nghĩa của tự lập là gì?

SOS

0
6 tháng 9 2021

THAM KHẢO!

- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

- Lời hơn lẽ thiệt

- Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời

- Lời hay lẽ phải

- Vàng thật không sợ lửa

- Nói phải củ cải cũng nghe

6 tháng 9 2021

Ăn ngay ở thẳng, chẳng sợ mất lòng

-Cây ngay không sợ chết đứng

-Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời

-Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật giàu sang mới bền

 

20 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

a. Tôn trọng lẽ phải là gì?

   Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái.

b, Hãy nêu 2 biểu hiện tôn trọng lẽ phải, 2 biểu hiện thiếu tôn trọng lẽ phải

- 2 biểu hiện tôn trọng lẽ phải:

 + Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài

 + Luôn tuân thủ những quy định, nội quy của trường, lớp

- 2 biểu hiện thiếu tôn trọng lẽ phải:

  + Quay cóp, giở tài liệu, gian lận trong khi kiểm tra

  + Bịa đặt những điều không đúng sự thật về người khác

c,Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như nào đối với mỗi con người?

 

Tôn trọng lẽ phải giúp đảm bảo công bằng cho mọi người, đảm bảo mọi quy định được chấp hành. Bên cạnh đó còn giúp mọi người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng đắn.

Khi một người biết tôn trọng lẽ phải thì người đó sẽ biết lên án những điều xấu trong cuộc sống, qua đó góp phần làm giảm bớt đi những điều không chuẩn mực.

 

 

3 tháng 4 2017

- Thật vàng, không sợ lửa.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

Danh ngôn

“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"

9 tháng 6 2017

Câu ca dao, tục ngữ:

-Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

-Khó mà biết lẽ biết trời

Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.

-Lời hơn lẽ thiệt.

-Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.

-Lời hơn lẽ phải.

-Làm người mà chẳng biết suy

Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.

16 tháng 10 2016

Nhận xét: Sự tôn trọng người khác của em với một số bạn trong lớp sẽ đánh giá một cách đúng đắn, coi trọng danh dự phẩm chất của người khác, thể hiện lối sống văn hóa với mọi người.

Là học sinh, em sẽ:

+ Tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Thể hiện sự tôn trọng người khác ở lời nói, việc làm với người đó...