K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vấn đề: An ninh lương thực

Quan niệm: Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực.

Biểu hiện: 2,3 tỉ người bị đói, thiếu dinh dưỡng

Giải pháp: Khẩn cấp cung cấp lương thực cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ, tăng sản xuất lương thực, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ An ninh lương thực:

An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.

- Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu. Năm 2021, thế giới có khoảng 2.3 tỉ người (chiếm 29.3% dân số thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó: Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.

- Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như: các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… làm gián đoạn nguồn cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.

- Khủng hoảng an ninh lương thực làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân, làm phức tạp của các vấn đề về xung đột, khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực:

+ Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những người ở vùng có nguy cơ cao nhất.

+ Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp bền vững.

+ Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế…

+ Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp, như: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,…

♦ An ninh nguồn nước:

- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự đảm bảo trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.

- Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:

+ Nguồn nước trên hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt do hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong sản xuất.

+ Trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.

+ Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội.

+ Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn.

- Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần có sự chung tay của các tổ chức quốc tế và mỗi quốc gia. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:

+ Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động để giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.

+ Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.

+ Mỗi quốc gia đồng thời chủ động và bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đầu tư hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước… để đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia.

20 tháng 7 2023

An ninh nguồn nước:

`- `An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.

`-` An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

`-` An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,… Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.

#Tham_khảo

6 tháng 8 2023

Sưu tầm:

loading...

- Trao đổi:

 - Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thách thức: trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

6 tháng 8 2023

- Một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay như: an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng, mạng,..

- Cần thiết phải bảo vệ để đảm bảo tình trang yên ổn, để phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia.

26 tháng 8 2023

Tham khảo

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênĐặc điểmẢnh hưởng đến phát triển kinh tế
Địa hình, đất đaiĐịa hình bằng phẳng với đất phù sa do sông Hồng bồi đắp.Phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng
Khí hậuKhí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnhThuận lợi thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
Thủy văn

Chế độ thủy văn hài hòa

Thuận lợi cho hoạt động sản xuất 
Khoáng sảnKhoáng sản: có nhiều loại có giá trị cao (đá xây dựng, sét, cao lanh,…)Phát triển các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản
Biển

Có nhiều bãi biển đẹp

Có các vũng vịnh, đầm lầy

Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Phát triển du lịch biển

20 tháng 7 2023

Tham khảo: 

Mối liên hệ giữa an ninh mạng với việc cần phải bảo vệ hòa bình thế giới

- Bên cạnh những lợi ích to lớn, không thể phủ nhận, cách mạng số, không gian mạng kết nối toàn cầu với đặc tính không biên giới cũng đặt ra nhiều thách thức, trở thành mối đe dọa đối với an ninh của các quốc gia.

- Các đối tượng tội phạm lợi dụng sơ hở trong không gian mạng để tấn công, nhằm phá hủy thông tin nội bộ, tuyên truyền thông tin sai lệch với chủ trương chính trị của các quốc gia… Ví dụ: tại Việt Nam, các tổ chức chống phá đảng và nhà nước liên tục có những bài viết xuyên tạc đường lối chính trị của Đảng trên các trang mạng xã hội như: Việt Nam canh tân cách mạng đảng, Triều Đại Việt…đe dọa đến an ninh quốc gia

5 tháng 8 2023

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội

Khí hậu

Phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa.

- Khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam:

+ Phía bắc có khí hậu ôn đới;

+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.

- Khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao.

- Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch.

- Thường xảy ra thiên tai, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.