K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.

Một hôm, người đi săn xách cung tên vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.

Người đi săn đứng im chờ kết quả…

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy chiếc nỏ, lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

(Theo Lep Tôn- xtôi, Tiếng Việt 3, Tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: (1,0 điểm) Văn bản trên có những nhân vật nào? Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 3: (0,5 điểm) Vượn mẹ đã làm những gì trước khi chết?

Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao người đi săn “không bao giờ đi săn nữa”?

Câu 5: (1,0 điểm) Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn: “Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.”

Câu 5: (1,0 điểm) Em nhận ra bài học gì từ văn bản trên?

1
21 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Tự sự,biểu cảm

Câu 2:Nhân vật:Người đi săn,vượn mẹ và vượn con 

Câu 3:Vượn mẹ đã:

+nắm bùi nhùi gối lên đầu con

+hái một cái lá to

+vắt sữa và đặt lên miệng con

câu 4:

Vì người đi săn đã rút ra cho mình được một bài học đáng giá là không nên săn bắn các con động vật hoang dã khác . Người đi săn thấy việc săn bắn đó là một điều "ác độc", nó khiến các con vật hoang dã khác không thể sống được như chúng ta mà phải chịu cái chết

Câu 6:

Em nhận ra được bài học:

Không nên săn bắn  các con động vật hoang dã.Việc đó thể hiện hành động "ác độc" của chúng ta đối với thiên nhiên .Các con vật hoang dã cũng có cuộc sống như chúng ta nên hãy bảo vệ môi trường và đừng làm hại chúng

22 tháng 4 2022

Chủ đề của văn bản là gì ạ

 

  Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 2Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con,...
Đọc tiếp

  Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 2

Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

2
22 tháng 7 2018

Truyện hay quá .Bạn nhanh ra các chap mới nhé !

22 tháng 7 2018

tôi đã theo dõi từ p1

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy mộtcon vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũngđen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không...
Đọc tiếp

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0
Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 3Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”Anh quản giáo lau nước...
Đọc tiếp

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 3

Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”

Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”

Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”

Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”

Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.

 

 

1
22 tháng 7 2018

hay đó

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 4 Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài....
Đọc tiếp

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 4

 

Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…

 

5
22 tháng 7 2018

hay wa,ra nhanh nha

22 tháng 7 2018

woa, hay thế

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚTBa Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚT

Ba Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba Bớt vẫn chưa làm thân với con nào. Từ bác bò đực cao niên đầu đàn có cặp sừng quặp xuống hai má như hai quả mướp hay chị bò cái óng ả, duyên dáng đến con bê con vô tư suốt ngày rúc vú mẹ … Có con nào tìm đến để thể hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác. Khi các con khác ăn theo đàn thì Ba Bớt lại tách ra một mình một chỗ. Cậy mình có sức khỏe, gặp con bò đực nào nó cũng nghênh sừng thách đấu. Thực ra trong đàn nhiều con chẳng thua kém gì Ba Bớt, song hay gì cái chuyện đánh lộn cơ chứ. Vậy nên khi Ba Bớt gây sự là chúng vội lảng đi. Nhưng nào Ba Bớt có biết, nó lại nghĩ tất cả đều sợ nó. Một hôm có con hổ vằn xuất hiện ở bìa rừng. Đàn bò cụm lại, những con bò đực đứng dàn hàng, hướng cặp sừng nhọn hoắt ý như mũi kiếm về phía con hổ, bảo vệ đàn bò cái, bê non. Phát hiện con Ba Bớt đứng một mình, hổ lao tới. Ba Bớt hoảng sợ tung vó chạy, nó chạy tới đâu, hổ vằn bám theo tới đó. Cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục. Cuối cùng Ba Bớt chạy thoát nhưng nó bị lạc đàn. Buổi chiều, khi đàn bò lục tục kéo nhau về chuồng thì Ba Bớt vẫn một mình bươn bả ngoài rừng. Chưa quen địa hình, mỗi lúc nó càng đi xa hơn. Đêm đầu tiên trong rừng, nó dừng chân bên con suối cạn. Đói, mệt và sợ hãi, Ba Bớt không sao ngủ được. Đầu lắc, đuôi đập liên hồi mà vẫn không xua được đám muỗi đói. Nhưng cái làm nó hoảng sợ nhất là những đốm sáng lân tinh, ẩn hiện như ma dưới đám lá mục. Ba Bớt thầm mong cho đêm chóng qua, nhưng càng mong càng thấy đêm rộng dài hơn. Rồi mặt trời cũng mọc, Ba Bớt mừng rơn khi ánh sáng trải khắp khu rừng. Nó vươn vai định bước đi, chợt một trận mưa trái cây trút xuống. Những con khỉ nghịch ngợm và lém lỉnh vừa ném trái cây vừa quát: “Này anh bò kia, đàn của anh đâu? Anh không có bạn bè hay sao mà đi một mình? …” Những trái chín to bằng hạt ngô, đập vào đầu vào lưng, không đau nhưng Ba Bớt thấy sao mà hổ thẹn. Đã bao giờ nó bị xua đuổi như một tên ăn cắp thế này đâu. Nuốt nhục, nó lặng lẽ bước đi, đói thì ăn lá rừng, khát uống nước suối, buồn ngủ đứng tựa vào gốc cây và gà gật. Có đêm thiêm thiếp, thấy động, nó choàng tỉnh. Ôi chao! Một con trăn đất to như cây chuối, da cóc cáy, loang lổ đang trườn qua lưng nó. Hoảng sợ, nó chồm lên, lao bừa vào bụi cây, thật hú vía. Cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ đưa Ba Bớt đến những nơi cảnh sắc nổi tiếng như giếng Tiên, hang Đầu Voi, cây chò ba nghìn tuổi, … Nhưng nó chẳng còn tâm trí nào mà thưởng ngoạn. Một mình lủi thủi, lại phải thường xuyên đề phòng chuyện bất trắc, Ba Bớt cảm thấy cô đơn và nhớ đàn. Một hôm vừa lách qua đám lau, nó gặp một con lợn rừng đang đào măng. Tưởng bò đến giành ăn, con lợn lao vào cắn xé. Ba Bớt bị những chiếc răng nanh lợn dài, sắc xé toạc cổ, máu phun như suối. Mang tấm thân rách nát bươn bả đi tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng, ngạo mạn của nó gây nên? Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn. Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò lao tới, xúm xít vây quanh. Chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cùng muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu lạc. Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt hõm sâu vì đói khát, mất ngủ của Ba Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những ngày qua sống ở đâu, ăn uống thế nào và làm sao bị thương; ở trong rừng Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không? … Nghe Ba Bớt kể lại nỗi vất vả, nguy hiểm trong chuyện lạc đàn, bác bò đực đầu đàn nhẹ nhàng nói: - Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn ngủ được vì nhớ thương. Ở đời, không có ai hiểu và thông cảm với ta bằng chúng ta với nhau đâu. Nhưng thật may cháu đã trở về. Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi nó trở về, sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh và những lời nhiếc móc, giễu cợt của đám bò. Nhưng không, tất cả đều yêu thương nó. Những lời hỏi han ân cần, trìu mến của các bạn đã xóa tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt. Nó cảm thấy vô cùng ân hận về lối sống trước đây của mình. Từ đôi mắt hõm sâu của Ba Bớt ứa ra hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc động nói: - Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn. Những con bò cất tiếng hò vang, chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đua vui với nhau vì chú Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.

Tìm các từ ngữ, chi tiết thể hiện đặc trưng của nhân vật trong truyện đồng thoại qua nhân vật chú bò Ba Bớt về: - Hình dáng - Hành động, lời nói - Suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc.

8
2 tháng 10 2021

đọc tến tết bạn ơi

2 tháng 10 2021

dài thế

   Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt -1Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng...
Đọc tiếp

   Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt -1

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

 

0
Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở....
Đọc tiếp

Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở. Giữa khi ấy, người chồng lâm bệnh rồi chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một đứa con trai.

Thằng bé khôn lớn thì người mẹ cũng theo chồng từ giã cõi trần. Nó sống côi cút trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Người ta gọi là Thạch Sanh. Giang sơn của Thạch Sanh chỉ có mỗi một lưỡi búa của cha để lại hàng ngày đưa lên rừng đốn củi. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa: có thiên thần được Ngọc hoàng phái xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ ở gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh vừa gánh về một gánh củi lớn tướng, nghĩ bụng: - "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu". Bèn lại lân la gạ chuyện rồi đòi kết làm anh em. Thấy có người lạ tự nhiên săn sóc đến mình. Thạch sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và sau đó chàng từ giã gốc đa đến sống chung dưới mái nhà họ Lý.

Nhà họ Lý vốn chuyên môn cất rượu. Thạch Sanh đến, mẹ con hắn quả được một tay đỡ đần rất tốt. Bấy giờ trong vùng có một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt. Quan quân nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng người ta đành phải lập cho nó một cái miếu, hàng năm khấn một mạng người để cho nó đỡ phá phách.

Không may năm ấy đến lượt Lý Thông nạp mình.

Nghe tin, mẹ con Lý thông hoảng hốt lo sợ, nhưng sau đó mẹ con hắn nghĩ ra được một mưu là lừa cho Thạch Sanh đi chết thay: - "Hắn không cha mẹ, lại vừa mới đến, lạ nước lạ cái chắc là việc sẽ trót lọt". Nghĩ vậy, chiều hôm đó Lý Thông chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì giở cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Thạch Sanh không ngờ vực gì cả thuận đi ngay.

Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.

Canh ba hôm ấy, mẹ con Lý Thông đang ngủ bỗng nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, ngỡ là oan hồn của hắn hiện về, hồn vía lên mây vội cúi đầu lạy lấy lạy để. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe câu chuyện giết Chằn tinh, mẹ con hắn mới thật hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra được một kế khác. Hắn nói:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!

Nghe nói, Thạch Sanh kinh hoảng, vội từ giã hai mẹ con họ Lý ra đi. Chàng lại trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi miệng. Còn Lý Thông thì đem thủ cấp của yêu quái trẩy kinh, tâu vua là mình đã hạ thủ được Chằn tinh. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.

Lại nói chuyện công chúa con vua hồi ấy đã đến tuổi lấy chồng. Nhưng nàng vẫn chưa chọn được người nào xứng đáng. Bọn hoàng tử các nước cũng có nhiều người sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không một ai vừa ý nàng. Cuối cùng, vua cha tổ chức một ngày hội lớn cho hoàng tử các nước láng giềng và con trai trong thiên hạ tới dự để công chúa từ trên lầu cao ném quả cầu may, hễ quả cầu rơi trúng vào người nào thì sẽ lấy người ấy làm chồng.

Nhưng khi công chúa sắp sửa ném quả cầu thì bỗng có Đại bàng đi qua trông thấy. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép thần dị. Thấy công chúa đẹp, liền sà xuống bất thình lình cắp đi.

Bấy giờ Thạch Sanh đang ngồi dưới gốc đa. Tình cờ thấy Đại bàng bay qua, chân có quắp một người, sẵn cung tên chàng bắn theo một phát. Mũi tên trúng cánh Đại bàng. Hắn đau quá phải hạ xuống cắn răng nhổ mũi tên đi rồi lại tha công chúa về hang. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của quái vật.

Thấy con bị mất tích, nhà vua xiết bao đau đớn, vội sai đô đốc Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lý Thông không biết tính thế nào. Cuối cùng hắn nghĩ, chỉ có người em kết nghĩa cũ họa may có thể gỡ bí cho mình, bèn một mặt cho quân lính đi khắp nơi dò hỏi, mặt khác truyền cho nhân dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Nhưng tám chín ngày trôi qua mà vẫn chưa có tin gì mới mẻ. Mãi đến ngày thứ mười, hắn mới tìm thấy Thạch Sanh trong đám người đi xem hội. Thấy Lý Thông nói đến việc tìm công chúa, Thạch Sanh liền thật thà kể chuyện mình bắn Đại bàng cho nghe. Lý Thông mừng quá, lập tức nhờ chàng dẫn đường cho quân sĩ trẩy đến sát hang đá. Cửa hang ăn thông xuống đất sâu thăm thẳm không một ai dám xuống. Thạch Sanh tình nguyện buộc dây ở lưng cho người dòng xuống hang thám thính.

Đại bàng từ hôm bị thương về nằm liệt một nơi, bắt công chúa phục dịch. Thạch Sanh xuống đến nơi ẩn vào một xó, chờ lúc công chúa một mình đi qua, mới ra hiệu cho nàng biết. Thấy người trai lạ kia liều chết cứu mình, công chúa vừa ngạc nhiên vừa hết sức cảm phục. Thạch Sanh lấy thuốc mê bảo nàng cho Đại bàng uống. Chờ lúc Đại bàng ngủ say, chàng buộc công chúa ở đầu dây ra hiệu cho quân của Lý Thông kéo lên. Chàng đang chờ đến lượt mình lên thì không ngờ Lý Thông đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh không ra được, tức mình vô hạn. Chàng đập phá khắp nơi để kiếm lối thoát. Giữa khi đó Đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa, hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép mầu chống lại rất kịch liệt. Đại bàng bị thương sẵn nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Sau khi giết chết con yêu tinh, Thạch Sanh đi lục lọi khắp mọi nơi. Thấy có một người con trai bị nhốt trong cũi sắt, chàng hỏi ra mới biết đó là thái tử con vua Thủy. Ngày đó cách đây hơn một năm thái tử di du ngoạn, tình cờ bị Đại bàng bắt đem về nhốt lại ở đây. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi Thủy phủ. Vua Thủy sung sướng được gặp lại con, lòng rất biết ơn Thạch Sanh. Vua đãi chàng rất hậu và khi chàng về, vua tống tiễn thật nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin có mỗi một cây đàn. Thế rồi, chàng lại trở về gốc đa sinh nhai bằng nghề cũ.

Lại nói chuyện Chằn tinh và Đại bàng sau khi chết: hồn chúng nó không được ai cúng tế, đành đi lang thang để kiếm miếng ăn. Một hôm chúng tình cờ gặp nhau và mỗi bên kể cho nhau biết vì đâu gặp phải số phận long đong. Hai bên bàn nhau tìm cách báo thù Thạch Sanh cho bõ ghét. Chúng bèn lẻn vào kho vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ. Quả nhiên sau đó bọn nội thị cứ theo dấu đi tìm, đến gốc đa thì bắt được tang vật. Thạch Sanh liền bị hạ ngục.

*

Lại nói chuyện công chúa từ khi được Lý Thông đưa về cung thì tự nhiên hóa câm. Suốt ngày mặt hoa rầu rĩ không nói không cười. Vua đành hoãn việc cưới xin và bảo Lý Thông lập đàn cầu nguyện cho nàng lành bệnh. Lý Thông bèn cho mời các pháp sư có đủ phép thuật cao cường về cúng cầu, nhưng cầu mãi vẫn không ăn thua. Công chúa ngày ngày ngồi im lặng làm cho hắn vô cùng sốt ruột. Giữa lúc đó thì Thạch Sanh bị bắt và thuộc quyền hắn xét xử. Lý Thông không ngờ người mà hắn cố ý hãm vào chỗ chết lại vẫn sống nhăn. Hắn nghĩ: - "Nếu để nó sống, nó sẽ tranh mất công ta và tố cáo ta". Vì thế Lý Thông quyết định khép Thạch Sanh vào tội chết.

Ngồi trong ngục, Thạch Sanh nhân buồn tình đem đàn của vua Thủy cho ra gảy, không ngờ đấy chính là cây đàn thần, tiếng văng vẳng phát ra lúc này như oán, như than, như tức, như bực. Càng gảy tiếng đàn càng trách sự hững hờ của công chúa và vạch tội ác của Lý Thông. Tiếng đàn thoát khỏi nhà ngục và truyền đi rất xa. Nó bay vào hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Bấy giờ công chúa đang ngồi trên lầu. Vừa nghe tiếng đàn, tự nhiên nàng đứng dậy cười nói huyên thuyên. Câu đầu tiên của nàng là xin vua cha cho gọi người gảy đàn vào cung.

Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi thân phận của mình từ lúc mồ côi cha mẹ đến lúc kết bạn với Lý Thông: nào chém Chân tinh, bắn Đại bàng, nào cứu công chúa, bị lấp cửa hang, nào cứu con vua Thủy Tề và bị bắt đến đây, v.v... Vua và hoàng gia cùng nghe càng thương cảm. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng đi về được nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.

Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.

Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh

sau khi học câu chuyện Thạch Sanh , em có suy nghĩ như thế nào về tư tưởng yêu chuộng hòa bình của người

ai trả lời nhanh mình tick

 

0