K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

Thông điệp: Phải biết quý trọng thành quả mà mình được hưởng vì để có được thành quả đó, mọi người phải vất vả và chịu nhiều khó khăn. 

  Ca dao dân ca về lao động sản xuất là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân lao động trong lúc lao động mệt nhọc. Trong những câu ca dao khuyên nhủ con người biết nhớ đến công lao người lao động tôi thích nhất câu ca dao:

       “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

    Quả thật, câu ca dao là bài học quý giá về lòng biết ơn của con người mà cha mẹ, ông bà vẫn luôn dạy bảo chúng ta. Vậy cần hiểu nghĩa câu ca dao là gì? Hạt cơm là thứ được làm chín bằng cách nấu từ hạt gạo của cây lúa. Hạt gạo, hạt cơm còn được ví như hạt vàng, hạt ngọc của con người. . Khi bưng bát cơm lên ăn, người ăn cần nhớ đến sự khó khăn, vất vả, cực nhọc của người nông dân mà trân trọng, nâng niu từng hạt cơm cũng như trân trọng sức lao động của con người khi làm ra hạt cơm đấy. Câu ca dao vừa ca ngợi đức tính cần cù của người dân Việt Nam vừa khẳng định, đề cao giá trị của bông lúa hạt gạo.

    Vậy tại sao cần trân trọng, nâng niu hạt cơm và sức lao động con người? Tại sao cần biết ơn họ? Hạt gạo nuôi sống tất cả chúng ta. Và ai là người có công làm ra hạt gạo ấy? Không ai khác đó là người nông dân lao động cần cù, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó. Để làm thành một bát cơm người nông dân mất bao công sức. Đầu tiên là cày bừa, làm đất, đắp bờ, cắt cỏ, tưới nước. Sau đó người noonh dân lại mất công gieo mạ, cấy, chăm bón cho cây lúa để nó trưởng thành và thu hoạch. Thu hoạch về lại mất thêm công phơi, giã, xay, giần, sàng… để cho ra hạt gạo. Từ hạt gạo đó mới có thể nấu thành cơm. Nếu thời tiết thuận lợi, cây lúa phát triển tốt người nông dân mới có thể an lòng. Gặp năm trời hạn hán hay mưa lụt là mất mùa, việc làm ra hạt gạo lại khó khăn gấp bội phần. Vì vậy việc biết ơn những người làm ra hạt gạo là cần thiết, trân trọng từng hạt cơm là điều đáng quý.

    Tuy nhiên, hiện nay có một số người còn có cách ăn uống lãng phí… Nấu cơm thừa nhiều thì đổ đi, ăn cơm bỏ bữa… Có người ăn cơm quán vì sĩ diện mà lúc nào cũng bớt lại một phần mà không ăn, cũng không bọc gói mang về. Đó là biểu hiện của việc không biết trân trọng lao động, không biết trân quý hạt cơm. Bản thân tôi cũng từng bỏ bữa hoặc đổ cơm thừa vào thúng rác. Tôi nhận ra đó là lãng phí, là vô ơn với những người lao động. Từ nay tôi sẽ khác, nếu có cơm thừa tôi dành phần đó cho con gà, con lợn trong nhà cũng là ý tưởng hay chứ sao. Có như vậy mỗi bông lúa, hạt gạo, hạt cơm được làm ra mới thực sự ý nghĩa.

    Bên cạnh đó cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác cũng đề cao giá trị của lòng biết ơn như” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

    Tóm lại, qua câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” mỗi chúng ta lại thêm thấm thía về ý nghĩa của lao động và sự sống. bài học về biết ơn lại càng được khắc sâu trong lòng mỗi người.

21 tháng 5 2019

Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.

Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.

Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.

Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.



 

24 tháng 4 2020

Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

7 tháng 11 2017

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

1
6 tháng 2 2018

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài thơ có bốn từ "Hát", cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi" ở khổ đầu bài thơ gần như được lặp lại ở khổ cuối bài thơ “Câu hút căng buồm với gió khơi" tạo nên một sự tương ứng đẹp, thể hiện một sự trọn vẹn của cuộc hành trình của đoàn thuyền đánh cá và sự vận hành của thời gian, không gian. Đây là khúc ca về lao động hào hùng, tràn đây sức sống mà tác giả đã thay lời cho những người lao động cất lên tiếng hát.

Giọng điệu bài thơ sôi nổi, khỏe khoắn, tràn đầy không khí hứng khởi. Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần linh hoạt tạo nên âm hưởng hào hùng cho bài thơ

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

'Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng"
"Ta hát bài ca gọi cá vào"
"Câu hát căng buồm với gió khơi''

"mặt trời xuống biển như hòn như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
- nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng
--> tác dụng:
>>đưa hình ảnh thiên nhiên gần gũi với con người và thiên nhiên rộng lớn cũng không còn đối lập, tất cả như mang lại một cái gì đó gần gũi , thân thiết, vũ trụ bao la là ngôi nhà lớn của con người
đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
câu hát căng buồm với gió khơi'
- nghệ thuật dùng từ "lại"
biện pháp tu từ ẩn dụ " câu hát căng buồm"

--Tác dụng: nhấn mạnh đoàn thuyền đánh thức biển đêm, và đây không phải là lần đầu tiên mà là những hoạt động thường xuyên của người đánh cá trên biển, hình ảnh thơ mộng , khỏe khoắn và đầy lãng mạng của người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản