Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Tiết 2)
Tham khảo:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Đồi núi chiếm 3/4 S cả nc, đồng bằng chiếm 1/4 S cả nc.
- Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% S, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% S cả nước
- Sự phân hóa của địa hình nước ta là kết quả tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nội lực làm nâng địa hình chủ yếu thông qua các vận động kiến tạo. Trải qua các vận động tạo núi trong giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình miền núi nước ta đã có sự phân hóa thành nhiều khu vực:
+ Khu vực phát triển trên khối nền cổ hướng vòng cung thì địa hình có hướng vòng cung: Khu vực núi vòng cung (Đông Bắc - khối vòm sống Chảy, Trường Sơn Nam, khối núi cực Nam Trung Bộ).
+ Khu vực phát triển trên nền cổ hướng Tây Bắc - Đông Nam thì địa hình có hướng Tây Bắc - Đông Nam: khu vực núi Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc - khối núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc - khối Bạch Mã)
- Đến vận động Tân kiến tạo, do tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, đại hình nước ta được nâng lên với cường độ khác nhau.
+ Khu vực được nâng lên mạnh nhất hình thành núi cao (Tây Bắc).
+ Khu vực được nâng lên yếu hình thành núi có độ cao trung bình (Đông Bắc).
+ Các vùng bị sụt lún diễn ra quá trình bời lấp trầm tích lục địa hình thành các vùng đồng bằng.
- Ngoại lực tác động làm phá vỡ, san bằng địa hình do ngoại lực tạo nên đồng thời tạo nên nhiều dạng địa hình mới. Khí hậu nhiệt đới ẩm mùa nhiều thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh và bồi tụ diễn ra mạnh.
+ Ở vùng đồi núi: đị hình bị cắt xẻ, bào mòn, nhiều nơi trơ sỏi đá. Tại các vùng bị mất lớp phủ thực vật, mưa lớn còn gây hiện tượng trượt đất, lỡ đá. Vùng núi đá vôi hình thành dạng địa hình cax tơ.
+ Ở vùng đồng bằng: Quá trình bồi tụ diễn ra mạnh bồi lấp các chổ trũng tạo nên các địa hình đồng bằng dưới tác động của dòng chảy sông ngòi.
Giải thích: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao và lượng mưa lớn nên có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật). Biểu hiện rõ rệt nhất của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng đồng bằng, hạ lưu các con sông lớn.
Đáp án: A
HƯỚNG DẪN
a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng
- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
+ Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
• Có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam:
• Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).
• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.
• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).
• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.
• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc.
• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
+ Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.
+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
b) Nguyên nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta.
- Vùng núi Đông Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân kiến tạo.
- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.
- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi khác.
- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.
Đáp án A
Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng