K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2019

Đặc sắc trong truyện Tấm Cám khắc họa được hình tượng Tấm, kiểu nhân vật chức năng

   + Ban đầu, Tấm thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc, luôn bị hà hiếp, bắt nạt (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc, Tấm bị phụ thuộc vào thế lực bên ngoài.

- Giai đoạn sau, Tấm kiên quyết đấu tranh để giành lấy cuộc sống hạnh phúc (chim vàng anh, khung cửi…). Tấm biết tự mình đấu tranh

- Tấm dần ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn căng thẳng được giải quyết bằng đấu tranh. Như vậy có sự phát triển trong hành động, ý thức của nhân vật, điều này khẳng định sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch

Câu 1: Có ý kiến cho rằng đặc sắc nghệ thuật của truyện lac thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh dành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Các bạn hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Câu 2: Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật a hùng của sử thi qua đoạn trích" chiến thắng mtao mxay. Nhờ những đặc trưng đó, vẻ đẹp người a hùng sử thi đã...
Đọc tiếp

Câu 1: Có ý kiến cho rằng đặc sắc nghệ thuật của truyện lac thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh dành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Các bạn hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Câu 2: Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật a hùng của sử thi qua đoạn trích" chiến thắng mtao mxay. Nhờ những đặc trưng đó, vẻ đẹp người a hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào

Câu 3: Nêu đặc sắc và nghệ thuật củ truyền thuyết An Dương Vương và mị châu trọng thủy. Hãy kể tên những chi tiết hoang đường kì ảo. Em ấn tượng nhất chi tiết nào. Vì sao

Câu 4: Chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết bằng cách tim một số dẫn chứng từ các bài thơ của các nhà thơ trung đại hoặc hiện đại có sử dụng chát liệu văn học dân gian

2
1 tháng 11 2019

Câu 1.

1. Giải thích nhận định:

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám là thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

- Giải thích từ ngữ:

+ "Hình tượng nhân vật" là nhân vật trung tâm của tác phẩm, được tác giả dày công tạo dựng bằng ngôn từ, gửi gắm vào đó những tư tưởng, tình cảm riêng.

+ "Đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm văn học" là những bút pháp, điểm độc đáo của tác phẩm. Nghệ thuật là điểm tựa, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của tác phẩm.

+ Đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám là đã làm nổi bật được quá trình vận động của nhân vật, đấu tranh để tự giành lấy công bằng, hạnh phúc cho bản thân.

=> Khẳng định: nhận định trên là hoàn toàn đúng.

2. Chứng minh:

a. Chặng 1: Tấm yếu đuối thụ động.

b. Chặng 2: Tấm hóa thân, đấu tranh giành lại hạnh phúc.

c. Ý nghĩa:

- Sự chuyển biến của hình tượng Tấm không chỉ là sự chuyển biến của 1 con người mà còn là hiện thân của sự vận động không ngừng của cái thiện trong cuộc đấu tranh thiện ác.

- Sự chuyển biến của hình tượng Tấm được gửi gắm qua những lần Tấm hóa thân. Hóa thân là chi tiết kì ảo, không có thực nhưng lại là công cụ đắc lực để thấy được sức mạnh, ý chí, sự chuyển biến của nhân vật.

- Sự chuyển biến của hình tượng Tấm cũng góp phần tạo thành motif quen thuộc của văn học dân gian, cho thấy quá trình vận động từ bóng tối ra ánh sáng. (So sánh liên hệ với những truyện cổ tích khác có chung motif trên thế giới: Cô tro bếp, Cô bé Lọ Lem,...)

1 tháng 11 2019

Câu 3:

1. Đặc sắc nghệ thuật của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy:

- Xây dựng được những hình tượng nhân vật đặc sắc dựa trên những giai thoại có thật về nhân vật. (An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy)

- Giải thích được một cách hợp lí về quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước của An Dương Vương, đan xen khéo léo với câu chuyện tình yêu giữa Mị Châu, Trọng Thủy.

- Sử dụng yếu tố kì ảo khiến câu chuyện thêm hấp dẫn.

- Hóa giải được bi kịch tình yêu và tạo mối liên hệ với thời đại ngày nay bằng chi tiết ngọc trai - giếng nước.

- Có cốt truyện, mạch truyện thống nhất, logic hợp lí.

2. Những chi tiết kì ảo:

- An Dương Vương cứ xây thành lại đổ. Được báo mộng có Rùa Vàng tới giúp. Tắm gội chay sạch, khấn trời và tiếp đón xứ Thanh Giang, được giúp xây thành, cho mượn chiếc vuốt để giữ thành.

- Chiếc vuốt rùa được đặt làm nỏ -> vũ khí bảo vệ đất nước.

- An Dương Vương vì chủ quan nên bị mất thành. Bỏ chạy thì được cầm sừng tê bảy tấc rẽ xuống nước.

- Máu Mị Châu chảy xuống, loài trai ăn phải, hóa thành ngọc thạch.

- Trọng Thủy thương nhớ Mị Châu, tự tử ở giếng. Lấy nước giếng mà rửa ngọc trai thì ngọc càng sáng càng trong. Người ta gọi đó là sự hòa giải của bi kịch tình yêu.

* Chi tiết gây ấn tượng nhất là chi tiết về nỏ thần. Bởi nỏ được làm từ chiếc vuốt rùa mà có thể bắn ra hàng vạn mũi tên, thay cho sức của hàng vạn quân lính. Đây chính là ước muốn của nhân dân muôn thế hệ cũng như của vị vua cai trị đất nước: Mong ước có thể tạo ra thứ vũ khí tối tân để bảo vệ đất nước.

17 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tôi là Tấm- một cô gái hiền lành và may mắn khi được làm vự của vua. Trở thành hoàng hậu là điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Sau khi được làm hoàng hậu thì ngày giỗ cha là lần đầu tiên tôi về thăm nhà. Lần này về tôi không mang theo tùy tùng. Về đến nhà thì Cám và dì ra đón tiếp rất nồng nhiệt. Đến lúc chuẩn bị làm giỗ, dì có nói với tôi là trèo lên cây cau, hái một buồng cau. Vì từ nhỏ tôi đã làm những việc này, không ngần ngại tôi đã trèo lên ngọn cây. Lúc này đang hái thì thấy cây rung lắc rất mạnh. Tôi liền hỏi dì rằng " dì làm gì vậy?". Dì liền bảo là " dì đang đuổi kiến cho con.". Tôi cũng không biết chuyện gì nữa chỉ thấy cây nghiêng và đổ xuống. Lúc tôi tỉnh dậy đã thấy mình hóa thành chim vàng anh. Con chim vàng anh mà được vua yêu thích nhất, luôn mang lồng chim bên mình. Vì vậy mà tôi biết được là sau khi tôi chết dì đã cho Cám vào cung thay tôi. Mỗi lần thấy Cám giặt quần áo là tôi lại hót " phơi áo chồng ta, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rà, rách áo chồng tao". Nghe vậy Cám rất hoảng hồn, ngày hôm sau nghe lời mẹ Cam đã đem giết chết tôi mà chôn xác ở vườn. Từ đó lại được sống lại một lần nữa trong thân xác của cây xoan đào. Xoa đào lớn và tán cây rộng có nhiều bóng mát, vậy nên nhà vua hàng đêm ra đó mắc võng hóng mát. Vì ghen tị nên Cám lại một lần nữa cho người chặt cây xoan đào để làm thành cái khung cửi. Mỗi lần dệt vãi bằng khung cửi có thì tôi lại kêu lên tiếng kêu ai oán " Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra." Cám sợ quá liền đem khung cửi đi đốt xa hoàng cung. Chỗ đó mọc lên một cây thị. Tôi lại được sống một lần nữa trong quả thị. May mắn có một bà lão bán nước gần đó đem quả thị về nhà. Mỗi ngày bà đi làm thì tôi giúp bà làm việc nhà, nấu nướng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Rồi một hôm tôi đang làm thì bà cụ chạy lại ôm chầm lấy tôi vậy là tôi ở lại với bà. Tôi thường têm trầu cánh phượng cho bà mang đi bán. Và một ngày, lúc vua ghé vào quán nước của bà cụ đã nhận ra trầu tôi têm thế là chúng tôi gặp lại nhau và thế là chúng tôi sống hạnh phúc bên nhau.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
25 tháng 10 2016

Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"

25 tháng 10 2016

1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề

2/ Thân bài

a/ Giải thích nội dung của đề

- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.

- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.

- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.

Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động

b/ Phân tích và chứng minh

*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội

_ Phân tích :

+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.

+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.

_ Chứng minh :

+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)

+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)

+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)

*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .

_ Phân tích

+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.

+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.

+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm

_ Chứng minh :

+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na

+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu

+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).

Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.

3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...

2 tháng 5 2017

1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Lời kể là yếu tố biểu hiện rõ nhất nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam. Vì: cốt truyện được Thạch Lam sáng tác rất đơn giản, nhẹ nhàng. Truyện ngắn cũng chỉ có một vài nhân vật được giới thiệu về lai lịch, ngoại hình, hành động nhưng không có gì nổi bật. Xuyên suốt câu chuyện là lời kể của người kể chuyện toàn tri đậm chất trữ tình. Lời kể đảm nhiệm nhiều chức năng: giới thiệu, miêu tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, tạo giọng điệu riêng cho tác phẩm. 

9 tháng 10 2021

B