K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2022

CÔ VÀ CÁC BẠN THAM KHẢO CÁCH HỌC TỐT MÔN HÓA NÀY NHÉ :

 

Các cách học tốt môn hóa

Cách học tốt lý thuyết môn hóa

– Muốn học tốt môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.
– Xử lí thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình.
– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng).
– Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.

Cách làm tốt bài tập môn hóa1. Bài tập về các chất

– Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
– Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
– Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
– Hóa tính :
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.
Điều chế :
+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

2. Cách làm tốt bài tập hóa học

a. Các bài tập áp dụng :

Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

– Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?

– Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

– Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

– Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

b. Bí quyết làm bài thi môn hóa :

Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.

Mình cũng là một thành phần mất gốc Hóa, sau 7 7 49 lần thăm ngàn thì mình đã lấy lại gốc :). Mình thì mới 8 -> 9 nên lời khuyên của mình sẽ hợp lý nhất với các bạn cùng/sau lứa với mình nhaa.

Thứ nhất: Học lại phần hóa trị. Việc này theo mình đánh giá là vô cùng quan trọng, vì bất kỳ công thức hóa học nào cũng cần phải xét hóa trị. Học bảng tuần hoàn thì khó thật, mình không khuyến khích các bạn học lắm. Các bạn nhớ H hóa trị I, O hóa trị II, rồi các bạn sẽ tự biết các hóa trị khác thôi. Ví dụ hôm nay bạn học về CaO(Canxi oxit), thì bạn thấy O hóa trị II -> Ca phải hóa trị II. Một hôm khác các bạn lại học có liên quan tới CaSO4. Ca hóa trị II, thì SO4 cũng hóa trị II, cứ như vậy bạn sẽ học thuộc được hầu hết thôi. Và các cậu sẽ biết cách lập CTHH thôi.

Thứ hai là phần tính các số mol, khối lượng mol, .... Hãy nhớ m = n.M là quá đủ rồi, không cần thêm đâu.

Thứ ba là phần nồng độ phần trăm, nồng độ dung dịch. Những cái kiểu như thế này thì nên làm bài tập vận dụng là hay nhất nhé, khi làm nhớ viết công thức rồi mới thay số nhé. Phần này cơ bản thì không quá ngại đâu.

Đến đầu lớp 9 thì chúng mình có bài về các chất vô cơ, thì mình có cái bảng này cũng khá hay phết.

Phi kim -(+O2)-> Oxit axit -(+H2O)-> Axit

                 Muối

Kim Loại -(+O2)-> Oxit bazo -(+H2O)-> Bazo.

Nếu bạn cần tìm CTHH của axit thì bạn hãy xét với Kim Loại, oxit bazo, bazo và muối nhé, các chất ở hàng này hầu hết có thể phản ứng được các chất hàng kia và muối nhé.

Cuối cùng, các bạn hãy làm các bài tập vận dụng, luyện đi luyện lại cho chắc tay nha.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

- Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

   + Là nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong

   + Làm vật liệu xây dựng

   + Ngành y tế: thuốc phòng, chữa bệnh cho người, chỉ khâu tự tiêu dùng trong y khoa

   + Làm mĩ phẩm, phân bón cho cây trồng

   + Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cách hiệu quả

   + Phương pháp học tập: (1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết, (2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm, (3) Phương pháp luyện tập, ôn tập, (4) Phương pháp học tập trải nghiệm

   + Phương pháp nghiên cứu hóa học: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, (2) Nêu giả thuyết khoa học, (3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng), (4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề

17 tháng 1 2016

undefined

 

17 tháng 1 2016

Điều chế HCl:
NaCl(r)+H_2SO_4 (dac)-- NaHSO_4 (Na_2SO_4)+HCl(phản ứng trao đổi).


H_2+Cl_2-- 2HCl(phản ứng oxi hóa khử)

 

11 tháng 1 2019

Những ví dụ phương trình phản ứng hóa học của axit clohidric là không phải là phản ứng oxi hóa – khử:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

1 tháng 5 2016

Axit sunfuric đặc có tác dụng làm khô  những khí ẩm. Thí dụ làm khô khí CO2, không làm khô được khí H2S, H2 … (do có tính khử).

                         H2SO4   +  H2   ->   SO2  +   H2O.

                        H2SO4   +  H2S   ->  4S   +   4H2O.

b) Axit  sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất thành than :

                     C6H12O6   6C +   6H2O.

                     C12H22O11    12C  +  11H2O.

c) Sự làm khô :chất được làm khô không thay đổi.

   Sự hóa than : Chất tiếp xúc với H2SOđặc biến thành chất khác, trong đó có cacbon.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/bai-4-trang-143-sgk-hoa-hoc-10-c53a9288.html#ixzz47OK5jUHW

25 tháng 4 2020

a) khí clo

không dùng để làm khô H2S vì xảy ra p/ứ

\(2H_2SO_4+H_2S\rightarrow3SO_2+2H_2O\)

30 tháng 3 2017

a/ Dẫn khí ẩm vào H2SO4 đặc. H2SO4 đặc sẽ hút hết hơi nước ra ngoài còn lại khí khô. Ví dụ như CO2

Một số khí bị ẩm không thể làm khô bằng H2SO4 đặc đó là NH3, CO, H2S, Cl2... do H2SO4 đặc có thể tác dụng với các chất khí này.

\(H_2SO_4\left(đ\right)+2NH_3\rightarrow\left(NH_4\right)_2SO_4\)

b/ \(C_6H_{12}O_6\rightarrow6C+6H_2O\) (xúc tác H2SO4 đặc)

\(C_{12}H_{22}O_{11}\rightarrow12C+11H_2O\) (xúc tác H2SO4 đặc)

c/ Sự làm khô :chất được làm khô không thay đổi.

Sự hóa than : Chất tiếp xúc với H2SO4 đặc biến thành chất khác, trong đó có cacbon.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 11 2023

Môn hóa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Bên cạnh đó hóa học là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược, môi trường và địa chất học. Vì thế để việc học tập hóa học đạt hiệu quả cao nhất, em cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm, quá trình thực tiễn có liên quan.

Ví dụ: Liên hệ nội dung bài học về ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng hóa học với sự phân hủy tinh bột trong nước bọt nhờ enzyme trong môn sinh học để giải thích vì sao chúng ta cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt?

Giải thích: Enzyme amylase và lipase có trong nước bọt là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tinh bột và chất béo. Khi nhai kĩ thức ăn được chia nhỏ hơn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với các enzyme, khiến các phản ứng trong quá trình tiêu hóa chất béo và tinh bột xảy ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.