K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2020

1. Miêu tả

2. Đoạn trích miêu tả theo trình tự từ xa đến gần.

c. Khung cảnh nhà Bác.

29 tháng 8 2021
Trả lời : 1, Miêu tả ; 2, Đoạn trích miêu tả theo trình tự từ xa đến gần. 3, Khung cảnh nhà Bác.
Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phongcảnh quê hương Bác như sau:« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìnxuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt củalúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanhbiếc và nhiều màu xanh khác nữa. »a. Đọc...
Đọc tiếp

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong
cảnh quê hương Bác như sau:
« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn
xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của
lúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanh
biếc và nhiều màu xanh khác nữa. »
a. Đọc đoạn văn trên , em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng
từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật quê Bác? (2đ)
b. Hãy kể tên tác phẩm, tác giả của một văn bản đã được học trong chương trình Tiếng
Việt tiểu học cũng sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc rất hay để miêu tả cảnh nông thôn
(0,5đ)
c. Học tập các nhà văn, em hãy sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc để miêu tả một bức
tranh phong cảnh đã in sâu trong tâm trí em (3đ)

các bạn giúp mình với 

0
Nội dung của đoạn văn bản sau là gì? "Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, những khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo vào cả trong giấc ngủ, hiện hữu trong...
Đọc tiếp

Nội dung của đoạn văn bản sau là gì? "Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, những khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo vào cả trong giấc ngủ, hiện hữu trong giấc mơ tôi suốt thời thơ ấu. Nhớ làm sao những buổi sáng tinh sương trở dậy, đón bát xôi nếp thơm phức, còn bốc hơi nghi ngút từ bàn tay mẹ, cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu thật ấm cúng biết bao. Phải chăng đó là những khoảnh khắc vô giá của mỗi con người khắc sâu vào miền kí ức để ta nhớ mãi không quên, cho dù cuộc sống đưa đẩy đến những chân trời góc bể nào...".
(Phố xinh, làng xinh – Nguyễn Thị Hồng Vân)
A. Cảnh vật làng quê vào mùa xuân và cảm xúc của tác giả.
B. Cảnh vật làng quê vào mùa hè và cảm xúc của tác giả.
C. Cảnh vật làng quê vào mùa đông và cảm xúc của tác giả.
D. Cảnh vật làng quê vào mùa thu và cảm xúc của tác giả.

1

Đáp án D

31 tháng 12 2021

Nhanh giúp mk nha

31 tháng 12 2021

cái câu cuối mình ko hiểu lắm bạn ơi

Câu 13:Tìm ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn sau:a. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………b. Sau...
Đọc tiếp

Câu 13:Tìm ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn sau:

a. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

c. Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa biển, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Câu 14: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.”

a.      Theo em, vì sao khi tả chim nhạn, Nguyễn Tuân không dùng từ “con” như tả hải âu mà lại dùng từ “chiếc”? Có thể dùng hình ảnh hoán dụ nào khác để tả chim nhạn không?

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b.     Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn.( Gạch chân, chú thích) .( Viết ra mặt sau)

c.      Tạo hóa cho đất nước ta một bờ biển dài với mỗi bãi biển là một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng, mang những nét đặc sắc riêng của các vùng miền. Ngoài vùng biển đảo Cô Tô đã được tác giả Nguyễn Tuân nhắc đến trong văn bản, em còn biết những vùng biển nào khác trên đất nước ta?

…………………………………………………………………………………………..

d.     Biển Việt Nam rất đẹp. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ mười bảy trên thế giới về xả chất rắn ra biển với 13 triệu tấn/năm (Theo báo Nhân dân cuối tuần  ngày 02/05/2020) Vậy là một công dân của nước Việt Nam, em sẽ làm gì để chung tay bảo vệ biển nói riêng và môi trường nói chung?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

e.      Chúng ta có thể viết những câu “slogan”( khẩu hiệu) và đăng trên facebook cá nhân để thể hiện phương châm sống hay truyền tải một giá trị tốt đẹp. Để kêu gọi mọi người hành động vì môi trường, em hãy sáng tác một khẩu hiệu và lan tỏa nó trên mạng xã hội. VD: Sự sống trong tay, dừng ngay xả rác.

…………………………………………………………………………………………..

1
30 tháng 7 2021

a.Cây trên núi lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa

-Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác

->Tác dụng: Làm cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần giông bão, khẳng định giông bão ko làm cho Cô Tô bị tàn phá mà lại làm cho nó tăng sức sống mới

b.Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

-Biện pháp tu từ so sánh

->Tác dụng: Cho ta thấy cảnh vật sau khi trời mưa thật long lanh, trong suốt như những tấm kính lau hết mây và bụi

Good luck!

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ). 

0